ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 08/KH-UBND
|
Cà Mau, ngày 10
tháng 01 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI
NGUYÊN NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg
ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ
bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Thực hiện Công văn số
1799/BTNMT-TNN ngày 19/4/2021 và Công văn số 6683/BTNMT-TNN ngày 03/11/2021 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể điều
tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm điều tra, đánh giá, thu thập
đầy đủ thông tin, dữ liệu thuộc tỉnh liên quan đến tài nguyên nước thông qua
các hoạt động thống kê, kiểm kê, điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên nước,
quan trắc, giám sát, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước thống nhất
từ Trung ương đến địa phương phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước, gắn
với việc khai thác hiệu quả, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước dưới
tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2. Yêu cầu
Hoạt động điều tra cơ bản tài
nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh phải phù hợp với quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên
nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật
về tài nguyên nước hiện hành, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài nguyên nước
của tỉnh.
II. NHIỆM VỤ
ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Đối với
hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước định kỳ, thường xuyên
a) Xây dựng mới và duy trì hệ
thống mạng quan trắc tài nguyên nước hiện có của tỉnh; hệ thống cảnh báo, dự
báo tài nguyên nước:
- Tiếp tục duy trì và vận hành
hệ thống trạm quan trắc hiện có của tỉnh (06 trạm quan trắc nước mặt tự động,
liên tục, bao gồm: Trạm xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước; Trạm xã Tân Hưng
Đông, huyện Cái Nước; Trạm xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi; Trạm xã Tân Đức, huyện Đầm
Dơi; Trạm xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời và Trạm thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện
Phú Tân; các giếng quan trắc nước dưới đất: Tại thị trấn U Minh, huyện U
Minh; xã Phú Hưng, xã Hưng Mỹ, xã Trần Thới và thị trấn Cái Nước, huyện
Cái Nước).
- Từng bước nâng cấp hoàn chỉnh
hệ thống mạng lưới quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo thứ tự ưu
tiên: Quan trắc nguồn cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp;
giám sát hoạt động xả nước thải vào nguồn nước từ các khu đô thị, khu công nghiệp,….
- Xây dựng nội dung quy hoạch mạng
lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Mục IV.1.a
khoản IV Điều 1 Quyết định số 432/QĐ- TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ
và phải được lồng ghép trong quy hoạch tỉnh.
b) Xây dựng, đưa vào vận hành hệ
thống theo dõi, giám sát tự động trực tuyến các hoạt động khai thác, sử dụng nước,
xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh, đảm bảo kết nối, chia sẻ thông
tin, dữ liệu giám sát tài nguyên nước liên tục, chính xác từ Trung ương và địa
phương, làm căn cứ để đánh giá sự tuân thủ theo giấy phép tài nguyên nước đã được
cấp và cung cấp thông tin kịp thời phục vụ việc xử lý các vấn đề phát sinh.
c) Xây dựng và duy trì hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; đảm bảo tích hợp với các cơ sở dữ liệu
các ngành, lĩnh vực khác cấp tỉnh và quốc gia; thường xuyên duy trì, cập nhật dữ
liệu vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh đã xây dựng.
d) Kiểm kê tài nguyên nước, xây
dựng báo cáo tài nguyên nước:
- Xây dựng kế hoạch kiểm kê, tổ
chức thực hiện kiểm kê tài nguyên nước của tỉnh theo quy định tại khoản 5 Điều
2 Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025.
- Thống kê, tổng hợp số liệu, lập
báo cáo tài nguyên nước quốc gia; lập báo cáo sử dụng nước hàng năm theo quy định.
2. Đối với
hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước không định kỳ
a) Điều tra, đánh giá tổng hợp
nước dưới đất và tìm kiếm, phát hiện nguồn nước dưới đất:
- Điều tra, đánh giá tổng hợp
tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 đến 1:25.000 đối với nguồn nước nội tỉnh
ở những khu vực nước dưới đất có tiềm năng lớn, là đối tượng khai thác chủ yếu
để cấp nước cho sinh hoạt, các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các đô thị,
khu dân cư tập trung, các đảo, khu vực khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt.
- Điều tra, tìm kiếm phát hiện
nguồn nước dưới đất gắn với công trình phục vụ cấp nước sinh hoạt cho các xã đặc
biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
b) Điều tra, đánh giá tài
nguyên nước mặt: Đánh giá, xác định, cập nhật định kỳ các đặc trưng cơ bản, lập
bản đồ đặc trưng tài nguyên nước mặt; đánh giá diễn biến tài nguyên nước mặt
theo từng giai đoạn trên các nguồn nước nội tỉnh.
c) Đánh giá khả năng tiếp nhận
nước thải của nguồn nước: thực hiện điều tra, đánh giá, xác định khả năng tiếp
nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông nội tỉnh và lập bản đồ phân
vùng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. Trong đó, ưu tiên thực hiện trên các
sông, đoạn sông có vai trò quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của
tỉnh.
d) Khoanh định vùng hạn chế
khai thác nước dưới đất: Trên cơ sở kết quả khoanh định các khu vực hạn chế
khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt và công bố; tiếp tục rà soát, bổ sung
khu vực hạn chế khai thác, xây dựng phương án thực hiện các biện pháp hạn chế
khai thác nước dưới đất theo quy định.
3. Đối với
hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước có tính chất đặc thù
a) Điều tra hiện trạng khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn
nước.
b) Đánh giá tình hình ô nhiễm,
suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước mặt, nước dưới đất, ô nhiễm nước biển;
phân loại nguồn nước theo mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.
c) Đánh giá, cảnh báo, dự báo
tác động của biến đổi khí hậu với tài nguyên nước, diễn biến bất thường về số
lượng, chất lượng các nguồn nước và các tác hại do nước gây ra.
d) Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu
để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn phục vụ công tác quản lý.
III. THỨ TỰ
THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN
1. Giai
đoạn đến năm 2025
a) Tiếp tục thực hiện các đề
án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước được phê duyệt.
b) Xây dựng mới, duy trì và
nâng cấp mạng lưới quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đảm bảo kết nối
giữa Trung ương và địa phương.
c) Xây dựng, đưa vào vận hành hệ
thống theo dõi, giám sát tự động trực tuyến các hoạt động khai thác, sử dụng nước,
xả nước thải vào nguồn nước thống nhất toàn quốc, bao gồm cả Trung ương và địa
phương.
d) Xây dựng và duy trì hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; đảm bảo tích hợp với các cơ sở dữ liệu
các ngành, lĩnh vực khác cấp tỉnh và quốc gia.
đ) Tham gia thực hiện tổng kiểm
kê tài nguyên nước quốc gia giai đoạn đến năm 2025; lập báo cáo tài nguyên nước
quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; lập báo cáo sử dụng tài nguyên nước của địa
phương hàng năm theo quy định.
e) Tổ chức thực hiện các biện
pháp hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số
2325/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt
Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh
Cà Mau.
g) Thực hiện điều tra, đánh giá
tổng hợp tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 đến 1:25.000 đối với nguồn nước
liên tỉnh, nguồn nước nội tỉnh; trong đó, ưu tiên ở những khu vực khan hiếm nước,
thiếu nước sinh hoạt, xâm nhập mặn; điều tra, tìm kiếm phát hiện nguồn nước dưới
đất gắn với công trình phục vụ cấp nước sinh hoạt cho các xã đặc biệt khó khăn,
vùng khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
h) Thực hiện đánh giá, cập nhật
định kỳ các đặc trưng cơ bản nguồn tài nguyên nước mặt liên tỉnh, nội tỉnh trên
địa bàn tỉnh; trong đó, ưu tiên các địa bàn có vai trò quan trọng thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội cấp vùng, khu vực và lưu vực.
2. Giai
đoạn 2026 - 2030
a) Tiếp tục thực hiện các nhiệm
vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước được phê duyệt trong giai đoạn đến năm 2025
chưa hoàn thành.
b) Tiếp tục xây dựng và duy trì
mạng lưới quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo lộ trình đến năm
2030.
c) Xây dựng và duy trì hệ thống
cảnh báo, dự báo lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại do
nước gây ra ở những vùng, khu vực đang chịu sự tác động của phát triển kinh tế
- xã hội, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
d) Tham gia thực hiện tổng kiểm
kê tài nguyên nước quốc gia giai đoạn đến năm 2030; lập báo cáo tài nguyên nước
quốc gia giai đoạn 2026 - 2030; lập báo cáo sử dụng tài nguyên nước của địa
phương hàng năm theo quy định.
đ) Thực hiện việc điều tra, đánh
giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 đến 1:25.000 đối với nguồn
nước liên tỉnh, nguồn nước nội tỉnh ở những vùng, khu vực nước dưới đất có tiềm
năng lớn, là đối tượng khai thác chủ yếu để cấp nước cho sinh hoạt, các nhu cầu
phát triển kinh tế, xã hội, các đô thị, khu dân cư tập trung.
e) Thực hiện điều tra, đánh
giá, xác định khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông nội
tỉnh và lập bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải đối với nguồn nước liên tỉnh
và nguồn nước nội tỉnh còn lại của tỉnh.
3. Trong quá trình thực hiện
các nhiệm vụ theo các giai đoạn, nếu phát sinh các yêu cầu cấp bách về thông
tin, số liệu để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, Ủy ban nhân
dân tỉnh sẽ xem xét, quyết định ưu tiên thực hiện các đề án, dự án điều tra cơ
bản tài nguyên nước có tính chất đặc thù giải quyết các yêu cầu cấp bách về
thông tin, số liệu và các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Kinh phí triển khai thực hiện
Kế hoạch được sử dụng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương
trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, nguồn kinh phí sự nghiệp hàng
năm và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định.
2. Trên cơ sở Kế hoạch được phê
duyệt, các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan lập dự toán kinh phí gửi
Sở Tài chính thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn kinh phí thực hiện
theo quy định. Việc lập dự toán, thực hiện và quyết toán hàng năm theo đúng quy
định của Luật Ngân sách Nhà nước.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và đơn vị có liên quan tham mưu tổ chức triển
khai thực hiện Kế hoạch này.
- Phối hợp cùng với Bộ Tài
nguyên và Môi trường khi có yêu cầu, để rà soát, xây dựng và phê duyệt kế hoạch
thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan, triển khai thực hiện các đề án, dự án điều tra cơ bản
tài nguyên nước tại Kế hoạch này (kể cả các đề án, dự án điều tra cơ bản tài
nguyên nước có tính chất đặc thù thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật).
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư tích hợp Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và khắc phục hậu
quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh vào quy hoạch tỉnh; xây dựng nội
dung quy hoạch mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh trong quy hoạch tỉnh theo
quy định tại khoản 11 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật
thông tin, số liệu các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước và đề xuất Ủy
ban nhân dân tỉnh việc triển khai thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước đối
với nguồn nước nội tỉnh.
- Theo dõi, đôn đốc, các đơn vị
tổ chức thực hiện Kế hoạch; Tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện
quy hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh về Ủy ban nhân dân
tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường theo yêu cầu.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường, các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, lồng ghép
các nhiệm vụ ưu tiên giai đoạn 2021 - 2030 nêu trên vào Phương án khai thác, sử
dụng, bảo vệ tài nguyên nước và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa
bàn tỉnh; xây dựng nội dung quy hoạch mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh
trong quy hoạch tỉnh theo quy định tại khoản 11 Điều 28 Nghị định số
37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Quy hoạch, để trình, phê duyệt theo quy định.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường; các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan xem xét,
thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch (đối
với nguồn vốn sự nghiệp) cho cơ quan, đơn vị có liên quan trên cơ sở lồng ghép
với các chương trình, dự án, các nhiệm vụ khác theo quy định phân cấp của Luật
Ngân sách nhà nước hiện hành.
4. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Cung cấp số liệu, dữ liệu liên
quan về khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong nông nghiệp, công trình thủy lợi,
hồ chứa, dự án có liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, dữ liệu nước
sạch nông thôn cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệu
tài nguyên nước của tỉnh, quốc gia theo quy định.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường thực hiện Phần III của Kế hoạch và đề xuất các đề án, dự án liên
quan đến hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước theo chức năng, nhiệm vụ được
giao.
5. Các Sở: Xây dựng, Công
Thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ,
Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường thực hiện đề xuất các đề án, dự án liên quan đến hoạt động điều tra
cơ bản tài nguyên nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh
Cà Mau
Phối hợp, cung cấp thông tin, dữ
liệu khí tượng thủy văn phục vụ cho mục đích điều tra cơ bản tài nguyên nước đối
với nguồn nước nội tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố Cà Mau
- Phối hợp thực hiện các Mục 1,
2, 3 Phần II và Mục 1, 2 Phần III của Kế hoạch này.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật
thông tin, số liệu hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước vào
hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên địa bàn quản lý; triển khai
có hiệu quả các đề án, dự án sau khi được phê duyệt góp phần quản lý nhà nước về
tài nguyên nước bền vững.
8. Chế độ báo cáo
Định kỳ hàng năm, các sở, ngành
và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, báo cáo tình hình và kết quả thực
hiện Quy hoạch trên địa bàn, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo
quy định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực
hiện nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Sử
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Kế hoạch số: 08/KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh)
Đơn
vị tính: Triệu đồng
STT
|
Tên đề án, dự án
|
Cơ quan chủ trì
|
Đến 2025
|
Đến 2030
|
Ghi chú
|
1
|
Xây dựng trạm quan trắc tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
2.000
|
5.000
|
|
2
|
Chương trình quan trắc môi
trường nước theo định kỳ hàng năm
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
1.500
|
2.500
|
Hàng năm
|
3
|
Xây dựng hệ thống Giám sát
tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
4.000
|
|
|
4
|
Lập phương án tổ chức thực hiện
việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
400
|
|
|
5
|
Kiểm kê tài nguyên nước tỉnh
Cà Mau giai đoạn 2021-2025
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
9.000
|
|
5 năm/lần
|
6
|
Rà soát, khoanh định bổ sung các
khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
1.000
|
|
|
7
|
Đánh giá, cảnh báo, dự báo
tác động của biến đổi khí hậu với tài nguyên nước dưới đất, diễn biến bất thường
về số lượng, chất lượng các nguồn nước và các tác hại do nước gây ra.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
|
3.000
|
|
8
|
Điều tra, đánh giá số lượng
(trữ lượng), chất lượng nước dưới đất; lập bản đồ địa chất thủy văn cho các tầng
chứa nước, các cấu trúc chứa nước và bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ
1:50.000 đến 1:25.000 đối với nguồn nước nội tỉnh
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
9.000
|
9.000
|
|
9
|
Điều tra, tìm kiếm nguồn nước
dưới đất
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
3.000
|
5.000
|
|
10
|
Điều tra, đánh giá tài nguyên
nước mặt tỷ lệ 1/50.000 đối với nguồn nước nội tỉnh
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
9.000
|
9.000
|
|
11
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
5.000
|
1.000
|
|
12
|
Điều tra hiện trạng khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn
nước
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
|
2.000
|
|
13
|
Đánh giá, phân loại mức độ ô
nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
|
2.000
|
|
14
|
Đánh giá, phân loại mức độ ô
nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nguồn nước mặt
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
|
2.000
|
|
15
|
Đánh giá, phân loại mức độ ô
nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nguồn nước biển
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
|
2.000
|
|
16
|
Xác định khả năng bổ sung
nhân tạo nước dưới đất
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
|
3.000
|
|
Tổng
|
|
44.900
|
45.500
|
|
|
Lưu ý: Đối với các đề
án, dự án, nội dung chưa có chủ trương của cấp thẩm quyền, Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm xin chủ trương của cấp thẩm quyền trước khi triển
khai thực hiện.