Hướng dẫn 33/HD-VKSTC về tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 33/HD-VKSTC
Ngày ban hành 18/11/2020
Ngày có hiệu lực 18/11/2020
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Hải Trâm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/HD-VKSTC

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2020

 

HƯỚNG DẪN

TỔNG KẾT CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2020

Thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 17/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác năm 2020 của ngành KSND, VKSND tối cao hướng dẫn một số nội dung tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2020 như sau:

1. Xây dựng báo cáo tổng kết

Các đơn vị trong ngành KSND căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (viết tắt là Nghị định số 91), Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP (viết tắt là Thông tư số 12), Thông tư số 05/2020/TT-BNV ngày 09/11/2020 của Bộ Nội vụ bãi bỏ khoản 7 Điều 2 Thông tư số 12; Thông tư số 01/2019/TT-VKSTC ngày 14/5/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao quy định về công tác thi đua, khen thưởng của ngành KSND (viết tắt là Thông tư số 01), tiến hành tổng kết công tác thi đua, khen thưởng, xây dựng báo cáo theo đề cương (Phụ lục I của Hướng dẫn này).

2. Việc xét, khen thưởng năm 2020

Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng trong việc khen thưởng và đề nghị xét, khen thưởng; bảo đảm thực chất, hiệu quả, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, có thành tích cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực; tránh tràn lan, hình thức để lấy đủ chỉ tiêu, số lượng. Căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của từng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc xây dựng báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng rõ ràng, trung thực, chính xác những thành tích đã đạt được và chịu trách nhiệm về báo cáo thành tích. Trường hợp báo cáo thành tích không thể hiện đầy đủ, rõ ràng theo các tiêu chuẩn, điều kiện của danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thì không được xét khen thưởng. Trong việc xét, khen thưởng, lưu ý thực hiện quy định sau:

- Thực hiện Thông tư số 05/2020/TT-BNV ngày 09/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ bãi bỏ khoản 7 Điều 2 Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, việc khen thưởng đối với tập thể có tổ chức Đảng, đoàn thể không áp dụng điều kiện tổ chức Đảng, đoàn thể phải được đánh giá “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

- Đối với công chức trong thời gian biệt phái, việc xét khen thưởng do đơn vị cũ xem xét, quyết định theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Thông tư số 01.

3. Việc xét, đề nghị công nhận sáng kiến

Cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao, công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” phải có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, trong đó phải có sáng kiến được người đứng đầu cơ quan, đơn vị công nhận. Cụ thể:

3.1. Sáng kiến để được xét, công nhận “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, gồm một trong các hình thức sau:

- Giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp (vận dụng linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ), giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo Điều 3 Quy chế xét, đề nghị công nhận sáng kiến trong ngành KSND ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-VKSTC ngày 19/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao (viết tắt là Quy chế số 619), quy mô áp dụng trong phạm vi cơ quan, đơn vị, đã được Hội đồng xét, đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở thẩm định, đánh giá và Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh quyết định công nhận.

- Đề án, đề tài, chuyên đề đã được nghiệm thu, quy mô áp dụng trong phạm vi cơ quan, đơn vị, có chứng nhận của Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh.

- Thành tích xuất sắc đột xuất trong năm công tác đã được tặng bằng khen, giấy khen trong ngành KSND.

3.2. Sáng kiến để được xét, công nhận “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”, gồm một trong các hình thức sau:

- Giải pháp như nêu tại Tiểu mục 3.1 nêu trên nhưng quy mô áp dụng trong phạm vi toàn ngành KSND, đã được Hội đồng xét, đề nghị công nhận sáng kiến ngành KSND đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao quyết định công nhận;

- Đề tài, đề án, chuyên đề đã được nghiệm thu, có quy mô áp dụng trong phạm vi toàn ngành KSND, đã được Hội đồng xét, đề nghị công nhận sáng kiến ngành KSND đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao công nhận.

3.3. Sáng kiến để được xét, tặng Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao, gồm một trong các hình thức sau:

- Giải pháp như nêu tại Tiểu mục 3.1 nêu trên;

- Đề tài, đề án, chuyên đề như nêu tại Tiểu mục 3.1 nêu trên.

3.4. Việc ghi phiếu nhận xét, đánh giá, quyết định công nhận sáng kiến:

Theo quy định tại Quy chế số 619, từng thành viên Hội đồng xét, đề nghị công nhận sáng kiến ghi phiếu nhận xét, đánh giá (mẫu số 4) cho từng sáng kiến, được chấm điểm theo tiêu chí tại Điều 16 của Quy chế số 619. Dựa trên kết quả tổng hợp của các phiếu nhận xét, đánh giá của các thành viên; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có); Chủ tịch Hội đồng trình người có thẩm quyền quyết định công nhận sáng kiến. Quyết định công nhận sáng kiến có thể ghi riêng cho một tác giả hoặc ghi chung cho nhiều tác giả.

4. Thẩm quyền quyết định đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cuối năm

4.1. Viện trưởng VKSND tối cao trình cấp trên quyết định:

Cờ thi đua của Chính phủ: Đối tượng và tiêu chuẩn được quy định tại Điều 25 Luật Thi đua, khen thưởng; khoản 1 Điều 11 Nghị định số 91Điều 21 Thông tư số 01.

4.2. Viện trưởng VKSND tối cao quyết định:

* Đối với tập thể:

[...]