Chỉ thị 01/CT-VKSTC năm 2019 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 01/CT-VKSTC
Ngày ban hành 17/12/2019
Ngày có hiệu lực 17/12/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Lê Minh Trí
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/CT-VKSTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2019

 

CHỈ THỊ

CÔNG TÁC CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN NĂM 2020

Năm 2020, toàn ngành Kiểm sát “Chủ động phối hợp với các ngành, các cấp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Triển khai, thực hiện và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo yêu cầu Nghị Quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác tư pháp. Tiếp tục xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng chất đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu thực thi pháp luật trong tình hình mới. Tăng cường các nguồn lực bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng; tiến hành tổng kết và tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960-26/7/2020). Để hoàn thành mục tiêu trên, Viện trưởng VKSND tối cao chì thi toàn Ngành tiếp tục phương châm: “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Thực chất, hiệu quả” tập trung thực hiện những yêu cầu, nhiệm vụ sau:

1. Triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tích cực tham gia góp ý xây dựng văn kiện trình Đại hội; chủ động lựa chọn, giới thiệu lãnh đạo VKSND các cấp tham gia cấp ủy cùng cấp nhiệm k2020-2025. Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; giải quyết dứt điểm những khiếu kiện phức tạp, kéo dài, gây bức xúc trọng nhân dân, những vụ, việc tiềm ẩn nguy cơ trở thành “điểm nóng”, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm thành công Đại hội đảng các cấp,

Tiếp tục xác định công tác cán bộ là khâu đột phá để bảo đảm thực hiện tải chức năng, nhiệm vụ; tập trung kiện toàn, tinh gọn bộ máy và xây dựng đột ngũ lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trên tất cả các khâu, lĩnh vực công tác, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tổ chức cán bộ và công tác nghiệp vụ; thực hiện nghiêm việc tinh gin biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, gắn chặt với triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm, Đề án tổ chức biên chế của Ngành. Đa dạng hình thức đào tạo, bồi dưng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức.

Thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI, Khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học lập và làm theo tư tưng, đạo đc, phong cách Hồ Chí Minh”, gn công tác xây dựng Đng với xây dựng Ngành, nhằm xây dựng đội ngũ Kim sát viên vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bn lĩnh, kcương và trách nhiệm, đáp ng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và chuyên môn trong tình hình mới. Tăng cường kluật, kỷ cương; nâng cao chất lượng, liệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra của Viện kiểm sát các cấp; chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất và theo chuyên đề tại những đơn vị có du hiệu vi phạm; tiếp tục thực hiện việc kiểm tra chéo giữa các đơn vị trong cùng cấp kiểm sát.

2. Triển khai thực hiện hiệu quNghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng, chng tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của VKSND, của TAND và công tác thi hành án; tp trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu đạt, vượt 11 ch tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu của Quốc hội; tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; nâng cao trách nhiệm và vai trò, chất lượng, hiệu qutrong công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, khắc phục nhưng hạn chế, tồn tại của năm 2019. Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưng các VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tnh, cấp huyện tập trung chđạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về nghiệp vụ sau:

2.1. Đra các giải pháp thiết thực hơn na để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thc hành quyền công t, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát các cấp phải kiểm sát chặt chẽ các hoạt động; điều tra ngay từ khi thụ lý nguồn tin tội phạm; đng thời, tích cực tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định pháp luật, phấn đấu bo đảm các quyết định pchuẩn áp dụng các hiến pháp ngăn chặn đều có đcăn cứ, đúng pháp luật, hạn chế thấp nhất các trường hợp lạm dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam. Kiểm sát viên phải nm chc, thực hiện đầy đcác biện pháp nghiệp vụ, thể hiện rõ vai trò công ttrong hoạt động điều tra, gắn công tố vai hoạt động điều tra; Viện kiểm sát các cấp phải bảo đảm việc khởi t, thụ lý điều tra đúng thẩm quyền, nhất là ở cấp trung ương; hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp Tòa án trả hồ sơ yêu cầu khởi tố, nhất là các trường hợp do bỏ lọt tội phạm, người phạm tội và có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra tiến hành tổng rà soát, quản lý, kiểm sát chặt chẽ các vụ việc, vụ án hình sự tạm đình ch; hạn chế thấp nht việc bỏ lọt tội phạm, người phạm tội trong các vụ án tạm đình ch; từng bước gii quyết các vụ án tạm đình chỉ nhưng hết thời hiệu truy cu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật; không đề xảy ra việc đình chỉ bị can do không phạm tội. Viện kiểm sát các cấp phải th hiện vai trò, trách nhiệm trong công tác phát hiện, điều tra, xử lý có hiệu quả tội phạm về tham nhũng, kinh tế, nhất là việc xác định hành vi phạm tội, tội danh, hu quả tội phạm, đối tượng xử lý, đặc biệt là áp dụng các biện pháp thu hồi triệt để tài sn bị chiếm đoạt, bị thiệt hại. Triển khai thực hiện việc ghi âm, ghi hình theo đúng quy định pháp luật. Đy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao k năng, cht lượng các hoạt động xét hỏi tranh tụng của Kim sát viên tại phiên tòa hình sự; tiếp tục thực hiện việc công bố tài liệu, chứng c bng hình ảnh tại phiên tòa trong toàn Ngành, Hạn chế thp nhất các trường hợp Tòa án tuyên khác tội danh Viện kiểm sát đã truy t; không đxảy ra việc Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội.

2.2. Nâng cao cht lượng công tác kim sát hoạt động tư pháp; Kiểm sát viên phải nm chc, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật ttụng hành chính; chủ trọng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho Kiểm tra viên, Kiểm sát viên làm công tác này. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nhm nâng cao chất lượng phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, nhất là phiên tòa xét xcác vụ án tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, tranh chấp về kinh doanh, thương mại; yêu cầu kim sát chặt chẽ các thủ tục tố tụng dân sự, hành chính; quyết liệt trong thực hiện quyền yêu cầu; kiên quyết thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị đối với những vi phạm pháp luật,

2.3. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhm nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm, đặc biệt là nâng cao slượng, chất lượng kháng nghị phúc thm của Viện kiểm sát ngang cấp so với năm 2019; chđạo, hướng dẫn kiểm sát chặt ch các bn án, quyết định của TAND cấp huyện, chú trọng những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đkịp thời phát hiện vi phạm pháp luật, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

2.4. Thực hiện hiệu qu các nhiệm vụ, quyền hạn luật định để nâng cao vai trò của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, dân sự và hành chính, tạo sự chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong toàn Ngành, nhm bo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bi tạm gi, tạm giam, người được thi hành án bn án dân sự, hành chính; tập trung kim sát chặt chẽ việc hoãn thi hành án hình, sự; kiểm sát việc phong tỏa, cưỡng chế, kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá, thu hi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế cho Nhà nước. Có các biện pháp tác động, đẩy nhanh tiến độ thi hành án hành chính. Tăng cường đối thoại trong giải quyết khiếu nại, t cáo thuộc thẩm quyền, Kiểm sát chặt chẽ hơn việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật đề yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

2.5. Tập trung kiện toàn một bước, nâng cao chất lượng hoạt động của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra VKSND tối cao chủ động trong phát hiện, khi t, điều tra xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp và tham nhũng, chức vụ xy ra trong hoạt động tư pháp, trong đó cần tp trung phát hiện, điều tra, xử lý một số hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội, hành vi ban hành bản án trái pháp luật,...; phát huy vai trò phối hợp gia các khâu công tác nghiệp vụ, gia Viện kiểm sát các cấp trong thu thập, cung cấp, xử lý thông tin về tội phạm trong lĩnh vực tư pháp không chỉ dựa vào nguồn tin báo, tố giác hay đơn tố cáo; gắn trách nhiệm của lãnh đạo VKSND các cấp, các đơn vị thuộc VKSND tối cao với Cơ quan điều tra, đồng thời, tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo Cơ quan điều tra và các phòng nghiệp vụ của Cơ quan điều tra trong phát hiện, khởi tố, điều tra tội phạm trong lĩnh vực, địa bàn phụ trách; chú trọng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao tỷ lệ giải quyết, chất lượng xác minh, điều tra các vụ việc, vụ án thuộc thẩm quyền, p phần xây dựng cơ quan tư pháp trong sạch, vng mạnh. Triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực Cơ quan điều tra VKSND tối cao và hoạt động điều tra kỹ thuật s.

3. Tích cực tham gia xây dựng pháp luật; tng hợp những vướng mc, kiến nghị với cơ quan thẩm quyền hướng dẫn thi hành luật. Phối hợp chặt chvới liên ngành tư pháp Trung ương xây dựng, ban hành văn bn hướng dẫn thi hành các đạo luật về tư pháp. Thông qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, chđộng phát hiện và ban hành văn bản kiến nghị yêu cầu khắc phục các sơ h, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội làm phát sinh vi phạm, tội phạm pháp luật, Rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc đ sa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ bảo đảm cơ chế thực hiện thông sut trong các lĩnh vực công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Tăng cường trách nhiệm, nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời thnh thị của Thủ trưởng các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao, Viện trưng Viện kiểm sát cấp cao; chủ động phát hiện và định ktổng hợp những khó khăn, vướng mắc của Viện kiểm sát cấp dưới để kịp thời hướng dẫn thảo gỡ để toàn Ngành phấn đấu hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các chỉ tiêu, yêu cầu ca Quốc hội.

Tiếp tục đẩy mạnh hp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tnước ngoài và tội phạm s dng công nghệ cao; tăng cường việc đàm phán, đẩy nhanh việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự. Tổ chức thành công Hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát, Viện công tcác nước ASEAN - Trung Quốc lần th XIII.

4. Tập trung hoàn thành các để án tăng cường nguồn lực, bo đảm các điều kiện để toàn Ngành thực hiện và hoàn thành tốt hơn na chức năng, nhiệm vụ được giao; xây dựng, thực hiện hiệu qu các đề án “Đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho ngành Kiểm sát nhân n giai đoạn 2021-2025”, Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2020-2025”; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và tính liên thông, kết nối trong toàn Ngành với cơ quan Đng, Nhà nước qua Trục liên thông văn bản quốc gia,

5. Tăng cường các hoạt động nghiên cu, tổng kết kinh nghiệm qua 60 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Kiểm sát nhân dân; khẳng định vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ngành theo quy định của Hiến pháp và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức thành công L kniệm 60 năm thành lập ngành Kiểm sát nhân dân. Tiếp tục tuyên truyền hình ảnh người cán bộ Kiểm sát, về vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị, phục vụ Đại hội Đảng các cấp. Phát động các phong trào thi đua yêu nước, bảo đảm công tác thi đua, khen thưng thực chất và thực sự tạo động lực phấn đấu thc hiện tất nhiệm vụ của đơn vị, chức năng, nhiệm vụ của toàn Ngành; phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp và Đại hội thi đua yêu nước ngành Kiểm sát lần thứ VI tiến tới Đại hội thi đua yêu nước Toàn quốc lần th X.

Viện trưng Viện kiểm sát Quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tnh, cấp huyện chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hiệu quả Chỉ thị này. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra VKSND tối cao giúp Viện trưởng VKSND tối cao theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chthị./.

 


Nơi nhận:
- Tổng Bí thư, Chủ tch Nước; để báo cáo
- Ủy ban Thưng vụ Quốc hội; để báo cáo
- Ban Tổ chức TW, Ủy ban Kiểm tra TW; Ban Nội chính TW, Văn phòng TW Đảng;
- Ủy ban TWMTTQ Việt Nam;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- L
ãnh đạo VKSND tối cao;
- Thủ tr
ưởng đơn v thuộc VKSND tối cao;
- Viện kiểm s
át Quân sự Trung ương;
- Viện tởng VKSND cấp cao, cp tnh;
- Lưu: VT, PTMTH.

VIỆN TRƯỞNG




Lê Minh Trí

 

6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ