Hướng dẫn 3097/GDĐT-CĐGD năm 2018 về tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập năm học 2018-2019 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh - Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 3097/GDĐT-CĐGD
Ngày ban hành 06/09/2018
Ngày có hiệu lực 06/09/2018
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh,Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Hồng Sơn,Nguyễn Thị Gái
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -
CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3097/GDĐT-CĐGD

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 9 năm 2018

 

HƯỚNG DẪN

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC; XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NĂM HỌC 2018 - 2019

Kính gửi:

- Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận/ Huyện;
- Thủ trưởng, Chủ tịch CĐCS trường THPT, TCCN, CĐ và đơn vị trực thuộc;
- Giám đốc, Chủ tịch CĐCS các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên

Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 17/12/2017 về ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ Công văn số 390/LĐLĐ-CSPL ngày 20/8/2018 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh về việc chỉ đạo tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2019;

Căn cứ Công văn số 198/CĐN-CSPL ngày 29/8/2018 của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc thực hiện dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, trường học năm học 2018 - 2019;

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất hướng dẫn về tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị năm học 2018 - 2019 trong ngành như sau:

I. Những Quy định chung

1. Tất cả các cơ quan, trường học và đơn vị (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) trong ngành đều phải tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là hội nghị) hàng năm để cán bộ công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi tắt là CB, CC, VC) trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến về quản lý và xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

2. Hội nghị được tổ chức dân chủ, thiết thực, bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

3. Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số CB, CC, VC (bao gồm cả đại biểu là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp) của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất 2/3 tng số đại biểu được triệu tập có mặt dự hội nghị. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật.

4. Hình thức hội nghị

* Hội ngh thường kỳ: Tổ chức mỗi năm học/năm một lần.

- Đối với trường học, hội nghị tổ chức vào đầu năm học mới (kết thúc trước 15/11).

- Đối với đơn vị hành chính, hội nghị tổ chức vào cuối năm cũ, đầu năm mới dương lịch (kết thúc vào cuối tháng 02).

* Hi ngh bất thường: Tổ chức khi có 1/3 CB, CC, VC của cơ quan, đơn vị hoặc Ban Chấp hành công đoàn cơ quan, đơn vị yêu cầu hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị (sau đây gọi là người đứng đầu) thấy cần thiết.

5. Thành phần tham dự hội nghị

- Hội nghị toàn thể: Đối với cơ quan, đơn vị có số CB, CC, VC từ 200 người trở xuống.

- Hội nghị đại biểu: Đối với cơ quan, đơn vị có số CB, CC, VC trên 200 người; hoặc có từ 200 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phn tham dự hội nghị là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức hoặc đại biểu cho phù hợp với đặc đim tình hình của cơ quan, đơn vị.

6. Đại biểu đương nhiên và bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu

- Đại biểu đương nhiên là đại diện của cấp tổ chức hội nghị, gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch công đoàn, Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh (nếu có), Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Trưởng ban nữ công hoặc cán bộ phụ trách ban nữ công.

- Việc bầu đại biểu tham dự hội nghị được tiến hành tại hội nghị của các đơn vị tổ, phòng, khoa thuộc cơ quan, đơn vị thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định theo đa số. Người trúng cử phải được trên 50% tng số người dự hội nghị bầu và ly theo nguyên tc từ cao xung thp cho đến khi đủ s đại biu được phân b.

- Người đứng đầu phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất, quyết định số lượng đại biểu tham dự hội nghị bảo đảm số lượng tối thiểu như sau:

+ Cơ quan, đơn vị có tng số CB, CC, VC trên 200 đến đủ 300 người; hoặc có từ 200 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc: Bầu ít nhất 1/3 số CB, CC, VC của cơ quan, đơn vị là đại biểu tham dự hội nghị.

+ Cơ quan, đơn vị có tổng số CB, CC, VC trên 300 người: Ngoài số đại biểu tối thiểu phải bầu như trên, cứ 10 người thì bầu thêm ít nhất 01 đại biểu (tính từ người thứ 301 trở đi).

Ví d: Trường Cao đẳng X có 450 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP). Số đại biểu tối thiểu được bầu dự Hội nghị CB,CC,VC được tính như sau:

[...]