Hướng dẫn 02/HDLN-YT-TC-LĐTB&XH-BHXH-BDT năm 2013 thực hiện khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Số hiệu 02/HDLN-YT-TC-LĐTB&XH-BHXH-BDT
Ngày ban hành 22/06/2013
Ngày có hiệu lực 22/06/2013
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Mã Én Hằng,Nguyễn Đức Lành,Nông Tiến Cương,Nông Văn Hưng,Trần Hồng Sơn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

UBND TỈNH LÀO CAI
SỞ Y TẾ - SỞ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - SỞ TÀI CHÍNH - BẢO HIỂM XÃ HỘI - BAN DÂN TỘC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/HDLN-YT-TC-LĐTB&XH-BHXH-BDT

Ngày 22 tháng 6 năm 2013

 

HƯỚNG DẪN

VỀ VIỆC THỰC HIỆN KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Nghị Quyết số 37/2011/ NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh Lào Cai về chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo tỉnh Lào Cai mắc bệnh phải điều trị nội trú và phụ nữ nghèo sinh con tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập; Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Liên ngành: Sở Y tế, Sở Lao động- Thương binh và xã hội, Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội, Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn thực hiện một số nội dung sau đây.

- Sinh con theo quy định của pháp luật được quy định tại Pháp lệnh Dân số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003, Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số 08/2008/UBTVQH12 ngày 27/12/2008 và Chính phủ quy định tại điều 2 của Nghị định 20/2010/NĐ-CP ngày 08/03/2010 quy định cụ thể như sau:

Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:

- Sinh một hoặc hai con.

- Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con:

+ Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết). Khi có thay đổi, căn cứ kết quả điều tra của Cục Thống kê tỉnh, Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình sẽ thông báo cụ thể các dân tộc thuộc diện này để làm căn cứ xác nhận cho các đối tượng được hưởng chính sách dinh dưỡng cho người nghèo theo quy định (danh sách dân tộc có số dân dưới 10.000 người, hiện tại thực hiện theo biểu số 08/HTKCBNN đính kèm Hướng dẫn này).

+ Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

+ Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

+ Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

+ Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

+ Cặp vợ chồng mà một hoặc hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện còn đang sống.

+ Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. 2. Phạm vi áp dụng: Quy định việc KCB cho người nghèo theo phương thức mua BHYT cho người nghèo, người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh nhân khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí, phụ nữ nghèo sinh con theo quy định của pháp lệnh Dân số đang cư trú, sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Ví dụ: Mức lương tối thiểu chung Chính phủ hiện nay quy định là 1.050.000 đồng/tháng thì mức hỗ trợ của chính sách này là 1.050.000 đồng x 3% = 31.500 đồng/người/ngày điều trị nội trú. Khi mức lương tối thiểu chung của Chính Phủ có sự điều chỉnh thì mức hỗ trợ tiền ăn cũng được điều chỉnh tương ứng kể từ ngày thực hiện mức lương tối thiểu chung mới được ban hành.

b) Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng tại điểm a, b khoản 1 mục I hướng dẫn này khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không thuộc trường hợp quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

- Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.

- Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân có trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh.

c ) Hỗ trợ 100% chi phí KCB bảo hiểm y tế đối các đối tượng qui định tại điểm a,b,c khoản 1 mục I hướng dẫn này phải đồng chi trả theo qui định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả 100.000 đồng trở lên.

Ví dụ 1: Bệnh nhân nghèo nằm điều trị tại bệnh viện, sau khi ra viện tổng chi phí KCB người bệnh phải trả cho cơ sở y tế là 1.980.000 đồng: Trong đó người bệnh được quỹ BHYT chi trả 95%= 1.881.000 đồng, phần bệnh nhân phải đồng chi trả 5% = 99.000 đồng. Trong trường hợp này người bệnh phải nộp số tiền đồng chi trả 99.000 đồng cho cơ sở KCB do có số tiền phải đồng chi trả < 100.000 đồng.

Ví dụ 2: Bệnh nhân nghèo nằm điều trị tại bệnh viện, sau khi ra viện tổng chi phí KCB bệnh nhân phải trả cho bệnh viện là 3.000.000 đồng: Trong đó bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả 95% = 2.850.000 đồng, bệnh nhân phải đồng chi trả 5% = 150.000 đồng. Trong trường hợp này bệnh nhân phải trả 99.000 đồng cho cơ sở KCB, phần còn lại 51.000 đồng (150.000 đồng- 99.000 đồng) được các cơ sở y tế thanh toán cho người bệnh từ quỹ khám chữa bệnh người nghèo.

d) Hỗ trợ thanh toán 30% chi phí KCB của các bệnh nhân mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh nhân khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không có đủ khả năng chi trả viện phí với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt KCB trong trường hợp không có BHYT; nếu người bệnh có thẻ BHYT thì hỗ trợ như điểm c khoản 1 mục II hướng dẫn này, cụ thể:

- Người bệnh không có thẻ BHYT khi mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim khi đi khám, chữa bệnh mà phải chi trả cho các cơ sở y tế của nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt KCB thì được hỗ trợ thanh toán 30% chi phí mà người bệnh phải trả cho cơ sở y tế.

Ví dụ 3 : Một bệnh nhân không có thẻ BHYT phải làm phẫu thuật mổ tim bẩm sinh và nằm điều trị tại bệnh viện với tổng chi phí của đợt điều trị là 80.000.000 đồng/ đợt. Bệnh nhân trên được hỗ trợ từ quỹ KCB người nghèo = 24.000.000 đồng (80.000.000 đồng x 30%) do bệnh nhân phải chi trả chi phí điều trị cho một đợt khám, chữa bệnh > 1.000.000 đồng.

- Người bệnh có thẻ BHYT khi mắc các bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim khi đi KCB tại các cơ sở y tế nhà nước thì người bệnh được hỗ trợ 100% chi phí KCB bảo hiểm y tế đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên từ quỹ khám chữa bệnh người nghèo.

+ Tại ví dụ 3: Nếu người bênh là đối tượng có thẻ BHYT thuộc diện phải đồng chi trả 5%, với tổng đợt điều trị phẫu thuật là 80.000.000 đồng; Trong đó người bệnh được quỹ BHYT chi trả: 39.900.000 đồng (95% x 40 tháng lương mức lương tối thiểu). Số tiền còn lại không thuộc quỹ BHYT chi trả là 40.100.000 đồng (80.000.000 đồng - 39.900.000 đồng) thì bệnh nhân phải trả tiền cho cơ sở y tế là 99.000 đồng; được quỹ KCB người nghèo chi trả: 40.001.000 đồng (40.100.000 đồng- 99.000 đồng)

+ Tại ví dụ 3: Nếu bệnh nhân là đối tượng có thẻ BHYT thuộc diện phải đồng chi trả 20%. Tổng chi phí cho đợt phẫu thuật là 80.000.000 đồng, trong đó người bệnh được quỹ BHYT chi trả 33.600.000 đồng (80% x 40 tháng lương tối thiểu). Số tiền còn lại không thuộc quỹ BHYT chi trả là 46.400.000 đồng thì bệnh nhân phải trả tiền cho cơ sở y tế 99.000 đồng; được quỹ khám chữa bệnh người nghèo chi trả 46.301.000 đồng (46.400.000 đồng- 99.000 đồng).

- Việc hỗ trợ cho người bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí (tạm thời chưa thực hiện chờ Thông tư liên tịch hướng dẫn).

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ