Hiệp định nhằm tránh đánh thuế hai lần và ngăn cản việc trốn tránh nghĩa vụ tài chính đối với thuế thu nhập giữa Việt Nam - Malaysia

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 07/09/1995
Ngày có hiệu lực 13/08/1996
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Malaysia
Người ký ***
Lĩnh vực Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỦA MALAYSIA NHẰM TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN VÀ NGĂN CẢN TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC LOẠI THUẾ THU NHẬP

Chính phủ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ của Malaysia

Với mong muốn ký kết một Hiêp định nhằm tránh đánh thuế hai lần và ngăn cản việc trốn tránh nghĩa vụ tài chính đối với các loại thuế thu nhập.

Đã đồng ý như sau:

Điều 1. Phạm vi chủ thể

Hiêp định này áp dụng với những người là công dân của một hoặc cả hai nước ký kết

Điều 2. Các khoản thuế được kiểm soát

1. Hiêp định này sẽ áp dụng đối với các khoản thuế lên thu nhập bị đánh thuế bởi một nước ký kết, bất kể phương thức đánh thuế

2. Các loại thuế hiện có mà Hiêp định này sẽ áp dụng là:

a. Ở Malaysia:

(i) Thuế thu nhập; và

(ii) Thuế thu nhập từ dầu mỏ

(sau đây gọi tắt là Thuế của Malaysia).

b. Ở Việt Nam

(i) Thuế thu nhập; và

(ii) Thuế lợi tức; và

(iii) Thuế doanh thu

(sau đây gọi tắt là Thuế của Việt Nam)

3. Hiêp định sẽ áp dụng đối với bất kỳ khoản thuế tương tự đáng kể hay đồng nhất nào mà được đánh thuế bổ sung sau ngày ký của Hiêp định này; hoặc thay cho những loại thuế hiện có. Các cơ quan có thẩm quyền của các nước ký kết sẽ thông báo cho nhau những thay đổi quan trọng đã được thực hiện trong pháp luật thuế liên quan của mình.

Điều 3. Định nghĩa chung

1. Theo mục đích của Hiêp định này, trừ khi ngữ cảnh đòi hỏi hiểu theo cách khác:

a. Thuật ngữ “Malaysia” nghĩa là lãnh thổ của liên bang Malaysia, lãnh hải của Malaysia và đáy biển, tầng đất dưới bề mặt của lãnh hải, và bao gồm bất kỳ khu vực nào mở rộng phía trên giới hạn của lãnh hải của Malaysia, và phần đáy biển, tầng đất dưới bề mặt của khu vực nào như vậy, phần đã là hoặc có thể từ nay trở đi đã được chỉ định theo pháp luật của Malaysia phù hợp với luật quốc tế như là khu vực mà Malaysia có quyền lợi tối cao trên đó cho mục đích thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cho dù có sinh sống hay không sinh sống ở đó;

b. Thuật ngữ “Việt Nam” nghĩa là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khi được sử dụng trong khía cạnh địa lý, nó có nghĩa là tất cả lãnh thổ quốc gia, bao gồm lãnh hải và bấy kỳ khu vực nào ở phía trên và sát cạnh lãnh hải, phần đã là hoặc có thể từ nay trở đi đã được chỉ định theo pháp luật của Việt Nam phù hợp với luật quốc tế như là đã rơi vào quyền lời tối cao của Việt Nam cho việc thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên

c. Các thuật ngữ “một nước ký kết” và “nước ký kết khác” nghĩa là Việt Nam hoặc Malaysia theo như ngữ cảnh đòi hỏi;

d. Thuật ngữ “người” bao gồm cá nhân, công ty và một cơ quan bất kỳ của chủ thể được đối xử như là một chủ thể cho các mục đích thuế;

e. Thuật ngữ “Công ty” nghĩa là bất kỳ một cơ quan công ty nào hay một thực thể nào được đối xử như là một công ty cho các mục đích thuế;

f. Thuật ngữ “doanh nghiệp của nước ký kết” và “doanh nghiệp của nước ký kết khác” nghĩa là một doanh nghiệp được tiến hành bởi công dân của một nước ký kết và doanh nghiệp được tiến hành bởi công dân của một nước ký kết khác;

g. Thuật ngữ “công dân quốc gia” nghĩa là:

(i) bất kỳ cá nhân nào có quốc tịch hoặc tư cách công dân của nước ký kết;

[...]