Kính
gửi: Tổng cục Hải quan
Trả lời công văn số 7110/TCHQ-CCHĐH
ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Tổng cục Hải quan về việc vướng
mắc liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc quản lý của
Bộ Công Thương, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
I. Vướng mắc về kiểm
tra chất lượng khăn giấy và giấy vệ sinh
Ngày 31 tháng 7 năm 2019, Bộ trưởng Bộ
Công Thương đã ký Quyết định số 2314/QĐ-BCT ban hành phương án giảm thủ tục,
danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra
chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương giai đoạn năm 2019 và
định hướng đến năm 2021. Theo đó, để tạo thuận lợi cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh và phù hợp với các quy định pháp luật đã được sửa đổi,
bổ sung, thay thế trong thời gian qua, Bộ Công Thương đang rà soát để thực hiện
việc cắt giảm thủ tục, danh mục các mặt hàng, trong đó có sản phẩm khăn giấy và
giấy vệ sinh theo phương án tại Quyết định trên.
II. Vướng mắc trong kiểm tra An
toàn thực phẩm
1. Kiểm tra ATTP đối với
hàng hóa chuyển phát nhanh của cá nhân thông qua giao dịch thương mại điện tử
Việc quản lý nhà nước đối với mặt
hàng thực phẩm chức năng do Bộ Y tế chịu trách nhiệm theo phân công tại Luật An
toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Cụ thể, theo phản ánh của Cục Hải
quan Thành phố Hồ Chí Minh tại Phụ lục kèm theo công văn số 7110/TCHQ-CCHĐH
ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Tổng cục Hải quan, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có các công văn số 2703/ATTP-VP ngày 20 tháng 8 năm 2019 và công
văn số 242/ATTP-PCTTR ngày 01 tháng 01 năm 2019 để trả lời về vấn đề này.
Ngoài việc tuân thủ các quy định pháp
luật chuyên ngành về an toàn thực phẩm, hàng hóa chuyển phát nhanh của cá nhân
thông qua giao dịch thương mại điện tử cần phải tuân thủ
các quy định pháp luật về hải quan, thuế và thương mại điện tử.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang trình
Chính phủ đề nghị xây dựng “Nghị định về quản lý hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử”.
Trong trường hợp Chính phủ đồng ý cho phép xây dựng Nghị định nêu trên, đề nghị
Bộ Tài chính nghiên cứu các ý kiến phản ánh của Cục Hải
quan Thành phố Hồ Chí Minh để hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật làm căn cứ triển khai trong thực tiễn.
2. Quy trình cấp
giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý
của Bộ Công Thương
Các thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ Công
Thương thực hiện; Thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm, kiểm
chứng về an toàn thực phẩm đã được triển khai thành dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3 và 4 tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn. Cổng dịch
vụ công Bộ Công Thương sẵn sàng kết nối với các hệ thống của
các đơn vị do Bộ Công Thương chỉ định và Cổng thông tin một
cửa quốc gia.
III. Chồng chéo trong
kiểm tra chất lượng nhà nước
1. Mặt hàng
nồi hơi
Đối với mặt hàng nồi hơi không lắp
trên các phương tiện giao thông vận tải, áp suất làm việc định mức của hơi trên
0,7 bar dùng trong công nghiệp (Mã HS 8402): Theo Thông tư số
22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 quy định danh
mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý
nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các nồi hơi có áp suất dưới
16 bar thì thuộc quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các nồi hơi
khác có áp suất lớn hơn 16 bar, nồi hơi nhà máy điện sẽ
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
2. Bình chịu
áp lực
Đối với mặt hàng bình chịu áp lực có
kết cấu không lắp trên các phương tiện giao thông vận tải, áp suất định mức cao
hơn 0.7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) dùng trong công
nghiệp (Mã HS 7309.00) thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất
lượng thuộc quản lý của Bộ Công Thương theo Thông tư số
33/2017/TT-BCT được hiểu là các thiết bị bình chịu áp lực được sử dụng trong
công nghiệp: Cơ khí, luyện kim; sản xuất, truyền tải, phân phối điện, năng lượng
mới, năng lượng tái tạo, khai thác, chế biến, vận chuyển, phân phối, tồn chứa dầu khí và sản phẩm dầu khí, hóa chất
nguy hiểm, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác
than như quy định tại Phụ lục Ib Nghị định số
44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016.
3. Mặt hàng
đèn LED
Căn cứ Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định danh mục
phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng
tối thiểu, lộ trình thực hiện, sản phẩm
đèn LED sẽ phải thực hiện thử nghiệm hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng
bắt buộc từ 01 tháng 01 năm 2020.
Căn cứ Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục lộ
trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát
điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới; Sản phẩm đèn LED không phải quản
lý mức hiện suất năng lượng tối thiểu khi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường.
Tại Phụ lục 4, Quyết định số
1352a/QĐ-BCT (trang 46) liệt kê mặt hàng và mã HS để tra cứu được kiểm tra hiệu
suất năng lượng theo cả hai Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg và Quyết định số
04/2017/QĐ-TTg.
Đề nghị cơ quan Hải quan thực hiện việc
kiểm tra lưu thông hàng hóa theo Danh mục hàng hóa và lộ trình tại Quyết định số 24/QĐ-TTg còn việc tra cứu mã hàng hóa HS tham khảo tại Quyết định số 1352a/QĐ-BCT.
Việc thực hiện thử nghiệm hiệu suất
năng lượng và dán nhãn năng lượng đối với sản phẩm đèn LED
được thực hiện sau thông quan nộp hồ sơ công bố tới Bộ
Công Thương.
4. Mặt hàng
đèn chiếu sáng phòng nổ
Đối với mặt hàng Đèn chiếu sáng phòng
nổ (chồng chéo với Bộ Giao thông vận tải): Đèn chiếu sáng phòng nổ là thiết bị
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền quản lý của
Bộ Công Thương theo quy định tại Phụ lục Ib Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15
tháng 05 năm 2016.
IV. Chuyển kiểm tra hiệu suất
năng lượng tối thiểu sang sau thông quan
Ngày 05 tháng 9 năm 2019, Văn phòng
Chính phủ đã có công văn số 7957/VPCP-KSTT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ đầu mối chủ trì, phối hợp với Bộ Công
Thương rà soát, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các
văn bản liên quan đến quy định việc kiểm tra chuyên ngành đối với thiết bị gia
dụng nhập khẩu. Bộ Khoa học và Công
nghệ đã có văn bản số 3215/BKHN-TDC ngày 14 tháng 10 năm
2019 trình Thủ tướng Chính phủ trong đó đề xuất cụ thể đối với việc kiểm tra hiệu
suất năng lượng tối thiểu.
Tổ chức thực hiện Nghị quyết số
99/NQ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2019, Chính phủ giao Bộ Tài chính nhiệm vụ xây dựng
và triển khai Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan Hải quan
là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên
quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch...), bộ quản lý
chuyên ngành thực hiện quản lý chuyên ngành theo phương thức hậu kiểm, trình
Chính phủ. Đồng thời Bộ Tài chính hiện đang chủ trì việc sửa đổi bổ sung sửa đổi
Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu đã được Bộ Tài chính soạn thảo
và trình Thủ tướng Chính phủ.
Do vậy, thứ nhất, về mặt pháp lý, các
yêu cầu về quản lý kiểm tra chuyên ngành nói chung và quản lý hiệu suất năng lượng
nói riêng, các thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng nhập khẩu hiện tại thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa; Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa và 02 Nghị định mới được ban hành sửa đổi, bổ sung tại Nghị định
số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09
tháng 11 năm 2018 phương pháp quản lý, kiểm tra hiệu suất năng lượng phù hợp với
yêu cầu quản lý của các văn bản mới nhất được ban hành.
Thứ hai, việc đề xuất sửa đổi cắt giảm
thủ tục kiểm tra chuyên ngành nên được thực hiện nhất
quán, đồng bộ với Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa để đảm bảo tính phù hợp, thống nhất trong hệ
thống văn bản pháp luật quốc gia.
Bộ Công Thương đề xuất việc quản lý
hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu vẫn thực hiện
theo Quyết định 24/2018/QĐ-TTg, trong khi chờ Chính phủ
quyết định và giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Bộ
Tài chính hướng dẫn cụ thể về kiểm tra chuyên ngành, để đảm bảo việc xây dựng, sửa đổi và áp dụng văn bản pháp lý đảm bảo đồng bộ, thống nhất.
Về phần Bộ Công
Thương, đối với các hàng hóa thuộc danh mục áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối
thiểu lưu thông trên thị trường, thực hiện các nội dung
yêu cầu về hướng dẫn kiểm tra sau thông quan tại Quyết định
số 1254/QĐ-TTg và 1258/QĐ-TTg, Vụ Tiết kiệm năng lượng đã trình Lãnh đạo Bộ
Công Thương thông qua Quyết định số 2539/QĐ-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2020 về
Hướng dẫn kiểm tra hiệu suất năng lượng cho các phương tiện, thiết
bị dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu lưu thông trên thị trường (hậu kiểm) để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
V. Nhập khẩu hóa
chất và tiền chất công nghiệp
1. Vướng mắc
thực hiện Nghị định 113/2017/NĐ-CP
Về nội dung vướng mắc liên quan đến
nhập khẩu bộ kít thử chuẩn dùng để vận hành máy sắc ký khí (GC) trong lĩnh vực
phân tích an toàn thực phẩm, môi trường chứa tiền chất Toluene độ tinh khiết
99% công nghiệp, Kít chuẩn có tên thương mại GC Multiresidue
Pesticide Standard #3 thành phần gồm các hóa chất và tiền chất trong hỗn hợp,
có độ tinh khiết cao như Toluene 99% và các hóa chất khác cũng có độ tinh khiết
cao > 99%. Chi tiết các hóa chất phụ lục đính kèm theo Công văn này. Kít chuẩn
GC Multiresidue Pesticide Standard #3 thành phần dung môi toluen 99% (độ tinh
khiết), trong 1ml hỗn hợp chất chuẩn thì Toluene 100μg = 0,0001000000 g dùng làm dung môi hòa tan.
Căn cứ Phụ lục số IV Nghị định số
73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và Nghị định số 60/2020/NĐ-CP ngày 29
tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất thì Toluene thuộc IVB. Tại khoản
1 Điều 13 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Hỗn hợp chất chứa tiền chất công
nghiệp IVA (nhóm 1) có hàm lượng nhỏ hơn 1% khối lượng; Hỗn hợp chất chứa tiền
chất công nghiệp IVB (nhóm 2) có hàm lượng nhỏ hơn 5% khối
lượng do đó hàm lượng Toluene 0,0001000000 g trong hỗn hợp
kít chất GC Multiresidue Pesticide Standard #3 không thuộc
đối tượng xin Giấy phép tiền chất khi nhập nhập khẩu.
2. Vướng mắc
thực hiện thủ tục thông quan Cơ chế một cửa quốc gia
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khi khai
báo điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia không tìm
hiểu kỹ các hướng dẫn nên khai sai thể thức và nội dung.
Nhiều trường hợp sau khi Chuyên viên duyệt hồ sơ trả lại để chỉnh sửa bổ sung,
doanh nghiệp không xem và không biết tình trạng hồ sơ để
chỉnh sửa bổ sung, khi nhập hàng mới tìm lại kết quả thì
chưa được duyệt do hồ sơ chưa sửa và chưa truyền lại dẫn đến có những bộ hồ sơ
có thể bị chậm 7 ngày làm việc.
Về quy định cụ thể về thời gian phản
hồi và thời gian trả kết quả cho doanh nghiệp Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu
trình Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 thánh 10
năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Hóa chất trong thời gian tới cho phù hợp với thực tế hiện nay.
VI. Về chứng nhận
xuất xứ
1. Về quy định
đối với Giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại
quan, sau đó đưa từ kho ngoại quan vào nội địa
Đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, sau đó đưa từ kho ngoại quan vào nội
địa thực hiện theo quy định tại Điều 23 (Trừ lùi Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa) Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 của
Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và
Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 sửa đổi,
bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BCT ngày 25 tháng 03 năm 2015 của
Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
2. Về thủ tục
cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Khoản i Điều 15 Nghị định
số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định
“Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp
Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại
khoản 1 Điều 28 Nghị định này; hoặc yêu cầu thương
nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp
bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương
nhân) như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra
hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu
trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc
hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường
hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);
giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần
thiết khác.”
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày
08/03/2018 của Chính phủ KHÔNG yêu cầu thương nhân xuất trình/nộp hợp đồng mua
bán có chữ ký tươi.
VII. Vướng mắc khác
1. Về gia hạn giấy phép nhập
khẩu thiết bị
Do nội dung vướng mắc về việc nhập khẩu
thiết bị không rõ trường hợp cụ thể nên Bộ Công Thương đề nghị VBF làm rõ hơn nội
dung này để có thể chuyển đến đúng đơn vị quản lý chuyên môn trả lời.
2. Quy trình
cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) thông qua hệ thống dịch vụ công của Bộ
Công Thương
Theo Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia,
Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020, Thủ tục
Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự
do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu sẽ được triển khai lên hệ thống Một cửa quốc gia vào năm 2020. Hiện cơ quan đầu mối trực
thuộc quý Tổng cục đang tiến hành kiểm
tra để vận hành chính thức.
3. Về chi
phí logistics
Theo quy định tại khoản
2 Điều 7 Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
quy định về giá bán điện, giá bán lẻ điện cho sản xuất áp
dụng đối với bên mua điện sử dụng điện thuộc ngành giao thông vận tải. Vì vậy,
giá bán lẻ điện cho các cảng thuộc đối tượng áp dụng giá bán lẻ điện cho sản xuất
theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 16/2014/TT-BCT.
Để thực hiện được mục tiêu “kép”, vừa
phòng chống dịch Covid-19, vừa giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tránh gây ảnh
hưởng gián đoạn quá mức đối với hoạt động xuất nhập khẩu,
giảm chi phí và khôi phục chuỗi cung ứng logistics, tạo điều kiện thông quan
hàng hóa đảm bảo lưu thông thương mại quốc tế, Bộ Công
Thương đã triển khai những nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất, khuyến nghị các Hiệp hội,
doanh nghiệp logistics có biện pháp hỗ trợ như: giảm chi phí lưu kho lưu bãi,
giảm phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa để các doanh nghiệp
phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị có thể tăng cường thu mua nông sản
cho nông dân.
Thứ hai, đề nghị
Cục Hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp cảng biển rà soát các loại phí dịch vụ
thu trực tiếp hoặc gián tiếp từ doanh nghiệp xuất nhập khẩu để có các biện pháp
hỗ trợ giảm các loại phí trong thời gian container lưu tại
cảng, cụ thể: (i) giảm 50% tiền phí cắm điện cho container
lạnh tại cảng; (ii) giảm các loại phí dịch vụ do cảng thu
trực tiếp. Đồng thời, đề nghị các hãng tàu xem xét giảm phí cho doanh nghiệp xuất
nhập khẩu với mức giảm tương ứng mức giảm mà các doanh
nghiệp cảng biển đã giảm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Thứ ba, thống nhất với nước có chung
biên giới về thời gian đóng, mở các cặp cửa khẩu biên giới
tăng cường năng lực thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu,
cụ thể: thời gian thông quan buổi sáng từ 09h00 đến 12h00, buổi chiều từ 13h00
đến 17h00 hoặc từ 07h00 đến 22h00 tùy từng cặp cửa khẩu biên giới; hoạt động
thông quan hàng hóa vào ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần cũng được nối lại. Đồng thời,
thống nhất với nước có chung biên giới thực hiện nghiêm
quy trình kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 đối với người và phương tiện vận
tải trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại biên giới tại các cửa
khẩu biên giới.
Thứ tư, thường xuyên cập nhật tình
hình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa và các vấn đề có
liên quan khác, qua đó kịp thời thông tin khuyến cáo tới các địa phương, Hiệp hội,
doanh nghiệp chủ động có phương án, giải pháp ứng phó, triển khai kịp thời đảm
bảo hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành, hạn chế tình trạng ùn ứ cục bộ tại các cửa khẩu, cụ thể các nội dung gồm:
(i) Thường xuyên cập nhật diễn biến
thông quan hàng hóa, phương tiện tại các cửa khẩu biên giới
để chủ động có kế hoạch sản xuất, logistics, xuất nhập khẩu phù hợp.
(ii) Triển khai thực hiện xuất nhập
khẩu theo thông lệ quốc tế, tuyệt đối không đưa hàng hóa lên biên giới chỉ để
bán tại các cặp chợ, không rõ đối tượng mua hàng, đối tượng nhận hàng, không
tuân thủ các tiêu chuẩn về kiểm dịch, bao bì, bao gói, ...
(iii) Tiếp tục thực hiện nghiêm các
quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn
hàng hóa, ... cũng như các yêu cầu khác có liên quan để đảm bảo chất lượng hàng
hóa đáp ứng quy định của nước có chung biên giới, tạo thuận lợi cho các hoạt động
logistics và thông quan tại cửa khẩu biên giới.
Thứ năm, đổi mới công tác xúc tiến
thương mại theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động có tác dụng lâu dài như đào tạo
kỹ năng, giảm tỷ trọng của các hoạt động chỉ có tác dụng nhất thời như hội chợ,
triển lãm; chú trọng các chương trình xúc tiến thương mại trung và dài hạn hướng
vào một mặt hàng cho tới khi đạt kết quả cụ thể; bên cạnh
đó tăng cường xúc tiến, kết nối giao thương theo hình thức trực tuyến. Đồng thời,
chuẩn bị các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giữa doanh
nghiệp Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế để
có thể triển khai thực hiện ngay khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Thứ sáu, khuyến khích, kêu gọi các
doanh nghiệp dịch vụ logistics hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nông, thủy sản
và trái cây thông qua việc ưu tiên bảo quản các loại trái cây, giảm chi phí lưu
kho, lưu bãi, giảm chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa.
4. Về quyền
nhập khẩu theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018
(1) Theo quy định tại Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018, Bộ
Công Thương không được Chính phủ giao nhiệm vụ ban hành văn bản pháp quy quy định/hướng
dẫn chi tiết Nghị định này, do vậy theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, Bộ Công Thương không có cơ sở để ban hành văn bản pháp quy (ví
dụ dưới hình thức Thông tư) quy định/ hướng dẫn chi tiết Nghị định.
(2) Về quyền xuất
khẩu và mối quan hệ với quyền nhập khẩu
Về nội dung này, Bộ Công Thương đã
có ý kiến gửi Tổng cục Hải quan tại Mục 3 phần I văn bản số
9123/BCT-PC ngày 09/11/2018 (xin gửi kèm theo).
Bộ Công Thương tiếp tục ghi nhận phản
ánh của Tổng cục Hải quan về nội dung này để rà soát, nghiên cứu, đánh giá và tổng
hợp báo cáo Chính phủ xem xét việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số
09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 trong trường hợp đủ điều kiện thực hiện việc sửa
đổi, bổ sung, thay thế, theo quy định pháp luật.
5. Thực hiện kết
nối với Hệ thống thông tin một cửa quốc gia
Năm 2019, Bộ Công Thương phối hợp với
Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (VTS) đã hoàn
thành việc khảo sát, phân tích, thống nhất nghiệp vụ, lập danh sách chức năng
và xây dựng cấu trúc cơ bản của hệ thống thông tin an toàn thực phẩm Quốc gia
lĩnh vực Công Thương, gồm:
- Kiến trúc ứng dụng được chia thành
3 phân hệ chính:
+) Phân hệ dành cho cơ quan quản lý: Tập
trung hỗ trợ nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, báo cáo thống kê cũng như việc tương tác trực tiếp với cơ sở doanh nghiệp và người dân.
Một số chức năng chính như: quản lý thông tin sản phẩm,
doanh nghiệp, hồ sơ hành chính công về an toàn thực phẩm;
Chỉ đạo điều hành (2 chiều), báo cáo thống kê trong ngành, liên ngành, từ trung
ương tới địa phương; Kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình an toàn thực phẩm
trên địa bàn và phạm vi quản lý; Thảo luận chia sẻ chủ đề, kiến thức trong
ngành, liên ngành; tiếp cận thông tin phản ánh về ngộ độc, mất vệ sinh an toàn
thực phẩm; Truyền thông phổ biến các văn bản quy phạm, kiến thức, hướng dẫn thực
hiện an toàn thực phẩm; Thông báo, trả lời, tương tác 2 chiều với doanh nghiệp
và người dân.
+) Phân hệ dành cho cơ sở/doanh nghiệp:
tập trung hỗ trợ doanh nghiệp công bố
thông tin chính xác về cơ sở, về sản phẩm tới người dân; Trao đổi 2 chiều với
người dân về sản phẩm về doanh nghiệp; nhận thông báo, kế hoạch và kết quả
thanh tra kiểm tra về an toàn thực phẩm; Tra cứu các văn bản
quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm của nhà nước, cũng như của
các thị trường xuất/nhập khẩu....
+) Phân hệ dành cho người dân: là cổng
thông tin tập trung, mở và tin cậy để người dân chủ động tra cứu, tìm hiểu các
thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp, chợ, siêu thị đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm; tiếp cận kịp thời các thông tin truyền thông, hướng
dẫn về thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm; Thông báo phản ánh kịp thời về ca
ngộ độc, trường hợp mất vệ sinh an toàn thực phẩm tới cơ quan quản lý, cũng như
các thắc mắc hỏi đáp với doanh nghiệp về sản phẩm tiêu dùng....
- Hệ thống tương tác liên quan: Bộ
Công Thương đề xuất phương án đồng bộ kết nối thông tin dữ liệu về sản phẩm,
doanh nghiệp, văn bản điện tử từ các hệ thống hành chính công an toàn thực phẩm
và hệ thống văn phòng điện tử trong từng ngành và từng đơn
vị.
Trên cơ sở dự thảo
hệ thống thông tin an toàn thực phẩm Quốc gia phân ngành Công Thương đã hoàn thành, trong năm 2020, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng Bộ Y tế - là cơ quan được giao chủ trì xây dựng hệ thống thông tin
an toàn thực phẩm triển khai các nội dung:
- Thống nhất liên Bộ về kế hoạch, các
bước cần triển khai tiếp theo để hoàn thiện hệ thống, tránh trường hợp các
ngành triển khai áp dụng không đồng thời, gây khó khăn cho chính quyền các cấp.
- Nghiên cứu, xem xét, thiết lập và
tích hợp hệ thống các báo cáo về an toàn thực phẩm vào hệ thống thông tin nêu
trên.
- Nghiên cứu, xem xét trình các cấp
có thẩm quyền ban hành các quy định, cơ sở pháp lý để bắt buộc chính quyền các
cấp, doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan áp dụng hệ thống sau khi hoàn
thiện đưa vào sử dụng.
Bộ Công Thương thông tin để quý Tổng
cục được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Vụ: KHCN, TKNL, KH, PC (để biết);
- Các Cục: TMĐT, HC, KTAT, ĐTĐL (để biết);
- Lưu: VT, XNK.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quốc Khánh
|
PHỤ
LỤC
(Kèm
theo Công văn số 9866
ngày 22 tháng 12 năm 2020)
Tên
kít chuẩn
|
Thành
phần gồm các hợp chất
|
Công
dụng
|
GC Multiresidue Pesticide
Standard#3 (Cone. in Solvent and Volume: 100 μg/mL each in toluene:acetonitrile (99:1), 1 mL/ampul)
|
Benfluralin
(1861-40-1)
Biphenyl (92-52-4)
Chlorothalonil (1897-45-6)
Dichlofluanid (1085-98-9)
Dichloran (99-30-9)
3,4-DichIoroaniline (95-76-1)
2,6-Dichlorobenzonitrile
(Dichlobenil) (1194-65-6)
Diphenylamine
(122-39-4)
Ethalfluralin (55283-68-6)
Fluchloralin (33245-39-5)
Isopropalin (33820-53-0)
Nitralin (4726-14-1)
Nitrofen (1836-75-5)
Oxyfluorfen
(42874-03-3)
Pendimethalin (40487-42-1)
Pentachloroaniline (527-20-8)
Pentachlorobenzonitrile
(20925-85-3)
Pentachloronitrobenzene
(Quintozene) (82-68-8)
Prodiamine (29091-21-2)
Profluralin (26399-36-0)
2,3,5,6-Tetrachloroaniline
(3481-20-7)
Tetrachloronitrobenzene (Tecnazene) (117-18-0)
THPI
(Tetrahydrophthalimide) (1469-48-3)
Tolylfluanid (731-27-1)
Trifluralin (1582-09-8)
|
Dùng để vận hành máy sắc ký khí
(GC) trong lĩnh vực phân tích an toàn thực phẩm, môi trường
|