Công văn 9814/BGDĐT-VP quy định tiêu chuẩn đánh giá và cho điểm về các lĩnh vực công tác đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2009-2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 9814/BGDĐT-VP
Ngày ban hành 09/11/2009
Ngày có hiệu lực 09/11/2009
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Vũ Luận
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 9814/BGDĐT-VP
V/v: Quy định tiêu chuẩn đánh giá và cho điểm về các lĩnh vực công tác đối với các Sở GD&ĐT năm học 2009-2010

Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2009

 

Kính gửi:

- Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam

 

Để thực hiện tốt chủ đề năm học 2009- 2010 “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; tiếp tục triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ngành. Căn cứ Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 4 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010, Bộ GD&ĐT xem xét đánh giá, xếp loại và khen thưởng các sở giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ năm học theo các tiêu chuẩn và đơn vị chủ trì đánh giá 15 lĩnh vực công tác như sau:

1

Giáo dục Mầm non

Vụ GDMN

2

Giáo dục Tiểu học

Vụ GDTH

3

Giáo dục Trung học

Vụ GDTrH

4

Giáo dục Thường xuyên

Vụ GDTX

5

Giáo dục Chuyên nghiêp

Vụ GDCN

6

Giáo dục Dân tộc

Vụ GD Dân tộc

7

Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục

Cục KT&KĐCLGD

8

Công tác Thanh tra

Thanh tra

9

Công tác Pháp chế

Vụ Pháp chế

10

Ứng dụng Công nghệ Thông tin

Cục CNTT

11

Công tác Tổ chức, Cán bộ và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

Vụ TCCB,

Cục NG&CBQLCSGD

12

Công tác Kế hoạch, thống kê, đổi mới quản lý tài chính và Huy động các nguồn lực phát triển giáo dục (XHH)

Vụ KHTC

13

Phát triển mạng lưới trường lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục

Cục CSVCTBTH

14

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, công tác ngoại khóa, y tế trường học

Vụ CT HSSV

15

Thực hiện các cuộc vận động và sự chỉ đạo, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương

CĐGDVN và Ban chỉ đạo “Hai không”

Mỗi lĩnh vực công tác được cho điểm tối đa là 10 điểm. Việc đánh giá cho điểm mỗi lĩnh vực công tác dựa trên các biện pháp đã được các sở giáo dục và đào tạo (Sở GD&ĐT) và nhà trường ở các cấp học triển khai thực hiện trong năm học và dựa trên kết quả đạt được của mỗi lĩnh vực. Như vậy, với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) đánh giá 15 lĩnh vực công tác, tổng số điểm thi đua tối đa là 150 điểm. Các tỉnh đánh giá theo 14 lĩnh vực công tác (không có Giáo dục dân tộc), tổng số điểm tối đa đạt 140 điểm.

A. NỘI DUNG TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI TỪNG LĨNH VỰC CÔNG TÁC

I. GIÁO DỤC MẦM NON

1. Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT về giáo dục mầm non; có văn bản của tỉnh thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non và đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên mầm non. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành phát động; Gửi báo cáo về Bộ GD&ĐT đảm bảo đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn (2,0 điểm);

2. Tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô trường lớp mầm non phù hợp nhu cầu và thực tế địa phương; Phát triển cả loại hình công lập và ngoài công lập đáp ứng được yêu cầu thực hiện mục tiêu phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; Tỷ lệ trẻ đi học nhà trẻ, mẫu giáo tăng so với năm học trước, riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi huy động từ 95% trở lên; Có biện pháp tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục mầm non, phát triển số lượng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Trong năm học được công nhận ít nhất 2 trường chuẩn quốc gia (2,5 điểm);

3. Có biện pháp chỉ đạo tích cực chủ động trong việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới; Đổi mới phương pháp giáo dục mầm non trong đó tăng tỷ lệ giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, tăng tỉ lệ trường được kết nối Internet; Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, tỉ lệ trẻ được ăn bán trú tại các cơ sở giáo dục mầm non tăng so với năm học trước, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 1-2% so với đầu năm học; 100% trường lớp có công trình vệ sinh phù hợp cho trẻ sử dụng, có bếp ăn an toàn, hợp vệ sinh; Tỷ lệ trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ ngày tăng so với năm học trước, có biện pháp chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 (2,5 điểm);

4. Thực hiện công tác đổi mới quản lý giáo dục mầm non, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; Đảm bảo 100% các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được quản lý tốt và được cấp phép hoạt động theo Quyết định số 41/2008/QĐ/BGDĐT ngày 25/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, số giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn cao hơn năm trước, không có cán bộ quản lý và giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo (2 điểm);

5. Có nhiều hình thức sinh động sáng tạo trong công tác phổ biến kiến thức cho các bậc cha mẹ và tuyên truyền giáo dục mầm non trong cộng đồng; Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được sự tham gia của các bậc cha mẹ và cộng đồng, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non (1 điểm).

II. GIÁO DỤC TIỂU HỌC

1. Triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ giáo dục tiểu học và kế hoạch thời gian năm học (2,0 điểm);

2. Chỉ đạo dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình; đổi mới phương pháp dạy học; bước đầu thực hiện tích hợp trong dạy các môn học, chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Đảm bảo chất lượng giáo dục, không để xảy ra việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp, giảm số lượng học sinh lưu ban, bỏ học; có biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu; tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục (2,0 điểm);

3. Củng cố duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ và thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Trong năm học có thêm trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia; gắn việc xây dựng trường chuẩn quốc gia với xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trong năm học có ít nhất 5 trường tiểu học được công nhận trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong dạy học (2,0 điểm);

4. Có biện pháp tích cực nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh khuyết tật. Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại trường tiểu học; đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (2,0 điểm);

5. Có sáng kiến, chủ động triển khai, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội với công tác giáo dục trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động giao lưu học sinh giỏi cho học sinh. Chủ động tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho giáo viên và học sinh. Thực hiện báo cáo định kỳ đúng thời gian, đúng quy định (2,0 điểm).

III. GIÁO DỤC TRUNG HỌC

1. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, quy chế chuyên môn: Triển khai các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT; Thực hiện ch­ương trình, kế hoạch giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; Triển khai nội dung giáo dục địa phương, lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục; Thực hiện chương trình các môn ngoại ngữ, tin học và công tác ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy học; Chỉ đạo các trường Trung học phổ thông chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên biệt khác (nếu có); thực hiện tuyển sinh đầu cấp, tuyển sinh bổ sung, chuyển trường đúng quy định (2,0 điểm);

2. Thực hiện các hoạt động giáo dục: Thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp và nghề phổ thông; Đảm bảo nội dung sinh hoạt tập thể trong nhà trường (1,0 điểm);

3. Đổi mới phương pháp dạy học: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (chú ý bảo đảm yêu cầu thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong dạy học), xây dựng kế hoạch triển khai đổi mới phương pháp dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học; thực hiện rèn luyện kỹ năng thực hành, thí nghiệm, kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, khai thác phòng học bộ môn phục vụ cho giảng dạy. Đổi mới kiểm tra đánh giá; có biện pháp giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, giảm học sinh bỏ học; ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá đối với học sinh (1,5 điểm);

4. Phát triển mạng l­ưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng tr­ường chuẩn quốc gia: Hệ thống trư­ờng Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) đư­ợc củng cố và phát triển cả loại hình công lập và ngoài công lập đáp ứng được yêu cầu thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục THCS và phát triển giáo dục trung học; đảm bảo tỷ lệ học sinh/lớp đúng quy định. Bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; xây dựng phòng học bộ môn, th­ư viện và khai thác sử dụng có hiệu quả; đầu tư xây dựng công trình vệ sinh, cấp thoát nước, trồng cây xanh, bảo đảm môi trường xanh - sạch - đẹp. Lập và thực hiện kế hoạch xây dựng và công nhận trư­ờng THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch của Sở GD&ĐT. Hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; trong năm xây dựng được ít nhất 5 trường THCS, 3 trường THPT được công nhận trường học thân thiện, học sinh tích cực (1,5 điểm);

5. Xây dựng và nâng cao trình độ cán bộ quản lí, đội ngũ giáo viên: Đảm bảo đồng bộ cơ cấu giáo viên các môn học và bố trí tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định, số giáo viên đạt trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo tăng hơn so với năm trư­ớc. Không có giáo viên vi phạm pháp luật; không có giáo viên có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân cách hoặc xâm phạm thân thể học sinh. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý học sinh, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; đảm bảo mỗi giáo viên trung học có một đổi mới về một trong các lĩnh vực nêu trên (1,5 điểm);

6. Thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục THCS, phổ cập GDTrH và giáo dục hòa nhập: Củng cố và duy trì kết quả của các đơn vị đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, nâng cao tỉ lệ, chất lượng các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS; Thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở những đơn vị đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS và có điều kiện thuận lợi. Thực hiện có kết quả giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật (1,5 điểm);

7. Thực hiện hiệu quả, có giải pháp sáng tạo mang lại hiệu quả rõ rệt trong đổi mới tổ chức quản lý giáo dục trung học của địa phương. Gửi báo cáo về Bộ đảm bảo đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn (1,0 điểm).

IV. GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN (GDTX)

1. Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ trọng tâm của GDTX năm học 2009 - 2010; tăng cường công tác quản lý, đảm bảo nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo chất lượng đầu ra; tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” (2 điểm);

[...]