Công văn 9174/BKHĐT-ĐTNN năm 2022 về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 9174/BKHĐT-ĐTNN
Ngày ban hành 16/12/2022
Ngày có hiệu lực 16/12/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Trần Quốc Phương
Lĩnh vực Đầu tư

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9174/BKHĐT-ĐTNN
V/v Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Căn cứ quy định tại Điều 92 và Điều 93 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 3289/BKHĐT-ĐTNN ngày 19 tháng 5 năm 2022 hướng dẫn các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư (XTĐT) năm 2023. Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của các Bộ và UBND các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 như sau:

1. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình XTĐT những tháng đầu năm 2022

Trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, công tác XTĐT nói riêng và tình hình kinh tế - xã hội nói chung những tháng đầu năm 2022 gặp nhiều khó khăn. Tranh chấp thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc tiếp tục diễn biến phức tạp, đại dịch Covid vẫn tiếp tục ảnh hưởng lớn đến việc mở cửa nn kinh tế của nhiu quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, việc đứt gãy chuỗi cung ứng, chính sách của nhiều quốc gia nhằm thu hút trở lại các nhà đầu tư, xung đột Nga - Ukraina khiến kinh tế châu Âu và thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguồn cung năng lượng bị gián đoạn, nguy cơ lạm phát và suy thoái kinh tế hiện hữu. Luồng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đang có xu hướng tái định vị, là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia trong khu vực.

Trước tình hình đó, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự đồng lòng của các địa phương, bằng cách làm linh hoạt, phù hợp, hoạt động đầu tư nước ngoài trong những tháng đu năm vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, cụ thể: trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phn vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 18,7 tỷ USD. Trong đó, tuy vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chng dch năm 2021 và biến động địa - chính trị toàn cầu, song vốn điều chỉnh và GVMCP tăng ln lượt là 29,9% và 1,9%, vốn đầu tư thực hiện dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021, phản ánh sự tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài vào các chính sách, chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong phục hi kinh tế sau đại dịch.

2. Kết quả cụ thể:

2.1 Những kết quả đạt được:

- Trên cơ sở tình hình dịch bnh cơ bản đã được kiểm soát trong nước, một số địa phương, thành phố lớn tiếp tục duy trì tốt kết quả thu hút ĐTNN. Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng đầu năm 2022. TP.Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,96 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2021. Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,7 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn, tăng trên 58% so với cùng kỳ. Bắc Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,78 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng vốn và tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2021, tiếp theo lần lượt là Thái Nguyên, TP. Hải Phòng và Đồng Nai.

- Niềm tin của nhà đầu tư tăng lên: Các tổ chức quốc tế đều có đánh giá tích cực về môi trường đầu tư Việt Nam. UNCTAD đã đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia hấp dẫn thu hút ĐTNN hàng đầu thế giới. Theo khảo sát nhanh gần đây do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thực hiện trong tháng 9/2022, cho thấy những thông tin tích cực về hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể như sau: (1) Trên 90% doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính ở mức trung bình và cao; (2) 76% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ ở mức trung bình và cao, 66% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư.

- Hoạt động XTĐT của các Bộ, địa phương: ngay khi các thị trường trọng điểm mở cửa trở lại, nhiều Bộ, địa phương đã chủ động triển khai các hoạt động XTĐT, với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, qua đó đã tạo động lực duy trì và phục hồi dòng vốn ĐTNN tại địa phương vẫn trm lắng trong giai đoạn Covid. Đặc biệt, một số Bộ ngành, địa phương đã chủ động nghiên cứu đổi mới phương thức XTĐT phù hợp, hiệu quả, hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cụ thể:

(i) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức các hội nghị XTĐT cấp vùng gắn với công bố quy hoạch phát triển các vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ để thông tin tới cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

(ii) Đối với thị trường trọng điểm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Công Thương, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã phối hợp xây dựng nhiều hoạt động đẩy mạnh thu hút đu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên trong giai đoạn 2021-2025.

(iii) Đặc biệt, một số địa phương đã có những đổi mới, điều chỉnh hoạt động XTĐT đảm bo gn kết giữa hoạt động XTĐT với các định hướng quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, qua đó giúp phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thực hiện thu hút đầu tư có chọn lọc, không dàn trải; triển khai công tác XTĐT theo hưng hiệu quả, thực chất, đẩy mạnh thu hút vào 1 số ngành lĩnh vực ưu tiên.

(iv) Bên cạnh đó, nhiều địa phương với các mức độ khác nhau (đặc biệt các tỉnh khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Nam Bộ) đã có nhiều nỗ lực nhằm từng bước đảm bảo các điều kiện cần thiết để triển khai dự án ngay, như hoàn thiện sớm các công trình hạ tng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, chuẩn bị sẵn quỹ đất sạch, đảm bảo yêu cầu về tiếp cận điện năng, năng lượng, đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường đào tạo nhân lực tại chỗ, góp phần giúp giải quyết việc đứt gãy nguồn cung lao động vốn là vấn đề khó khăn gặp phải trong giai đoạn Covid, do vậy đã giúp các nhà đầu tư thêm tin tưởng, quan tâm đầu tư tại Việt Nam

2.2 Những tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những kết quả nêu trên, hoạt động XTĐT của các Bộ, địa phương còn những bất cập:

(i) Công tác XTĐT tại một số địa phương vẫn chưa thực sự gắn kết với quy hoạch phát triển vùng và địa phương với các quan điểm, mục tiêu tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030.

(ii) Phương thức XTĐT của một số địa phương vẫn chưa có nhiều đổi mới, mang tính chủ động và đẩy mạnh áp dụng các phương thức mới, hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến.

Công tác chuẩn bị các điều kiện cn thiết để thu hút đầu tư tại một số địa phương chưa đảm bảo: các dự án thuộc danh mục kêu gọi đầu tư được sàng lọc; lựa chọn nhng dự án thực sự hấp dẫn, khả thi; đảm bảo các điều kiện cần thiết để có thể triển khai ngay (quỹ đất sạch,...). Cách thức XTĐT và đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này tại một số địa phương còn chưa thực sự chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tế.

(iii) Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến XTĐT tại chỗ, việc giải quyết khó khăn của các nhà đầu tư trên địa bàn chưa được chú trọng, hiệu quả còn hạn chế làm ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư.

Vẫn còn tình trạng cạnh tranh lẫn nhau trong thu hút đầu tư, đặc biệt là giữa các địa phương lân cận, dẫn đến làm giảm hiệu quả thu hút đầu tư. Đặc biệt vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến thu hút đầu tư có chọn lọc, gắn kết giữa thu hút đầu tư với cơ cấu lại nền kinh tế, theo đúng với định hưng phát triển ngành, lĩnh vực theo quy hoạch vùng và địa phương.

(iv) Việc tổ chức hoạt động, sự kiện XTĐT của một số địa phương vẫn còn hình thức, thiếu tính chiến lược, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, sự gắn kết giữa công tác XTĐT của địa phương và ca Trung ương vẫn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng XTĐT manh mún, thiếu hệ thống, nhất quán. Công tác báo cáo XTĐT tại một số địa phương chưa đảm bảo, dẫn đến thiếu số liệu đánh giá thực chất hiệu quả công tác này.

(v) Các thông tin, số liệu phục vụ thu hút đầu tư tại nhiều địa phương chưa thực hiện có hệ thống, thiếu cập nhật, chưa có đánh giá về kết quả công tác XTĐT với hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư nước ngoài, giữa hiệu quả đầu tư nước ngoài với kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

(vi) Một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc quy định về việc phê duyệt Chương trình XTĐT năm 2022 và Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động XTĐT năm 2021 theo quy định tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

3. Về chương trình XTĐT năm 2023 của các Bộ, ngành và địa phương

3.1 Định hưng chung

Căn cứ định hướng chỉ đạo tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 và Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030. Theo đó, chương trình XTĐT năm 2023 phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Lựa chọn khu vực, thị trường, đối tác để thúc đẩy hợp tác phát triển phù hợp với bi cảnh thế giới và khu vực; tái định vị dòng vốn đu tư, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nhiều rủi ro và tiềm ẩn xảy ra tranh chấp; ưu tiên việc kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; thu hút đầu tư xanh, công nghệ cao, công nghệ phụ trợ, phương pháp quản lý, quản trị tiên tiến.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ