Công văn 9066/BKHĐT-TH về tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 9066/BKHĐT-TH
Ngày ban hành 14/12/2022
Ngày có hiệu lực 14/12/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Trần Quốc Phương
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9066/BKHĐT-TH
V/v tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và tình hình KTXH tháng 12 và cả năm 2022

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/09/2022 của Thủ tướng Chính phủ, để chuẩn bị tài liệu báo cáo Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:

1. Về triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được phân công chủ trì.

2. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2022

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực và tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 12 và cả năm 2022; làm rõ kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, diễn biến mới phát sinh trong tháng 12; ước tình hình thực hiện cả năm 2022 và đề xuất, kiến nghị giải pháp cần triển khai thực hiện các tháng cuối năm. Trong đó, lưu ý thực hiện một số nội dung sau đây:

- Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh (bao gồm sản xuất các sản phẩm chủ yếu) và phát triển các ngành, lĩnh vực trong tháng 12 và cả năm 2022, trong đó: (i) đánh giá đầy đủ diễn biến, tình hình thực hiện, các kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc trong tháng 12 và cả năm 2022, so sánh với cùng kỳ các năm trước; (ii) tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2022.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung phân tích, dự báo tác động tình hình thế giới, trong nước tới lạm phát; điều hành tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng và phục hồi, đề xuất các giải pháp điều hành; việc bảo đảm thanh khoản hệ thống ngân hàng và nhu cầu tiền mặt của người dân và doanh nghiệp dịp Tết Nguyên đán, các giải pháp đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, bảo đảm quyền lợi của người dân; các giải pháp hạn chế găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ, tình trạng đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế.

- Bộ Tài chính phân tích, đánh giá, dự báo tình hình thu - chi ngân sách nhà nước, biến động giá cả thời gian tới; việc phối hợp với Bộ Y tế triển khai đấu thầu mua sắm thiết bị vật tư y tế tập trung; diễn biến thị trường chứng khoán đó đưa ra giải pháp quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư, việc đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong năm 2023, đề xuất giải pháp xử lý chủ động, phù hợp, hiệu quả với diễn biến tình hình.

- Bộ Công Thương phân tích, đánh giá, dự báo: (1) tình hình xuất, nhập khẩu xăng dầu, đặc biệt việc quản lý, phân phối bán lẻ xăng dầu trong nước, việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán; (2) tình hình, giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, giá cả, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên Đán 2023.

- Bộ Giao thông vận tải phân tích, đánh giá, dự báo: (1) tình hình thực hiện các dự án giao thông trọng điểm đặc biệt các dự án dự kiến hoàn thành tháng 12/2022; (2) tình hình nguồn cung vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc trọng điểm trong các tháng cuối năm, đề xuất giải pháp; (3) tình hình an giao thông cả năm 2022; (4) tình hình chỉ đạo, hướng dẫn công tác vận chuyển hành khách, hàng hóa dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán 2023, bảo đảm thuận lợi, an toàn cho người dân.

- Bộ Xây dựng phân tích, đánh giá, dự báo biến động giá cả, công tác quản lý giá các mặt hàng vật liệu xây dựng, đánh giá ảnh hưởng tới các dự án, công trình xây dựng quy mô lớn, công trình, dự án trọng điểm trong năm 2022, đề xuất giải pháp; tình hình thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản, rủi ro, thách thức với thị trường bất động sản thời gian tới.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực trong nước; việc bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, gạo, thịt lợn,... phục vụ tiêu dùng dịp Tết Nguyên Đán 2023.

- Bộ Y tế phân tích, báo cáo tình hình triển khai tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi, các mũi tăng cường cho người trên 18 tuổi; việc đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh bảo đảm nguồn cung trong nước; công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

- Bộ Ngoại giao phân tích, dự báo tình hình, chính sách của các nước và tác động đến Việt Nam; chính sách đối ngoại về kinh tế, chính trị và giải pháp ứng phó phù hợp.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo (1) tình hình chuẩn bị hỗ trợ người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng bị cắt giảm lao động, người nghèo... đón Tết Nguyên đán năm 2023; (2) tình hình cắt giảm lao động ở các doanh nghiệp, nhất là vào dịp năm mới 2023 và Tết Nguyên đán, các giải pháp kết nối cung - cầu, tránh đứt gãy thị trường lao động.

3. Tổ chức thực hiện

Đề nghị các bộ, ngành và địa phương báo cáo bằng văn bản và qua thư điện tử: thktxh@mpi.gov.vn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất trong ngày 20 tháng 12 năm 2022 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2022.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- VPCP;
- Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (để đăng tải lên hệ thống thông tin);
- Lưu: VT, Vụ TH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Phương

 

DANH SÁCH BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG NHẬN VĂN BẢN

TT

Bộ, ngành trung ương và địa phương

Số lượng

 

TỔNG SỐ

94

I

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

31

1

Văn phòng Chính phủ

1

2

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

1

3

Bộ Quốc phòng

1

4

Bộ Công an

1

5

Bộ Ngoại giao

1

6

Bộ Tư pháp

1

7

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1

8

Bộ Tài chính

1

9

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1

10

Bộ Công thương

1

11

Bộ Giao thông vận tải

1

12

Bộ Xây dựng

1

13

Bộ Thông tin và Truyền thông

1

14

Bộ Khoa học và Công nghệ

1

15

Bộ Giáo dục và Đào tạo

1

16

BY tế

1

17

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1

18

Bộ Nội vụ

1

19

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1

20

Bộ Tài nguyên và Môi trường

1

21

Thanh tra Chính phủ

1

22

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1

23

Ủy ban dân tộc

1

24

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

1

25

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

1

26

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

1

27

Thông tấn xã Việt Nam

1

28

Đài tiếng nói Việt Nam

1

29

Đài Truyền hình Việt Nam

1

30

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

1

31

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước

1

II

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

63