Công văn 7487/BCT-XNK năm 2021 sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 7487/BCT-XNK
Ngày ban hành 25/11/2021
Ngày có hiệu lực 25/11/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Trần Quốc Khánh
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7487/BCT-XNK
V/v sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Đ hoàn thiện hành lang pháp lý, với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu quản lý trong bi cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngày 15 tháng 8 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong quá trình thực thi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã ghi nhận nhiều ý kiến đánh giá, phản ánh từ các Bộ, ngành, địa phương, VFA và thương nhân xuất khẩu gạo trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bộ Công Thương đã tổng hợp, xin trao đi với quý Cơ quan một số nội dung liên quan đến kết quả thực thi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới như sau:

1. Kết quả đạt được trong thực thi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP

a) Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Trong quá trình thực thi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, các Bộ, ngành đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

- Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

- Thông tư số 77/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm thóc hàng hóa các vụ sản xuất trong năm.

Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tng hp từ báo cáo kết quả điều tra giá thành lúa của các địa phương (chủ yếu từ vùng ĐBSCL) công b giá mua thóc định hướng từ đu vụ đ làm cơ sở áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường theo quy định.

- Thông tư số 12/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc và cơ sở xay, xát thóc gạo. Tuy nhiên, căn cứ đ ban hành Thông tư này vẫn thể hiện là Nghị định số 109/2010/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) nhưng chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật, sửa đổi, bổ sung.

b) Công tác điều hành xuất khẩu gạo

Xét tổng thể trong giai đoạn từ cuối năm 2018 đến nay, dù phần lớn thời gian chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, tác động của giãn cách xã hội trong thời điểm nhất định, giai đoạn, công tác điều hành xuất khẩu gạo từ khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP có hiệu lực đã bảo đảm được các mục tiêu, nguyên tắc quy định tại Điều 10 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP. Đó là: tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá tốt, qua đó bảo đảm lợi ích của người trồng lúa theo chính sách hiện hành, cân đối giữa xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; ổn định thị trường - giá cả và quan trọng nhất, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh thị trường gạo thế giới cực kỳ căng thẳng do tác động của dịch Covid-19.

(i) Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gạo và kịp thời giải quyết các khó khăn, ứng phó kịp thời với các động thái chính sách bt lợi tại các thị trường lớn, truyền thng

- Với thị trường Philippines, Bộ Công Thương đã chỉ đạo VFA phối hợp với các thương nhân đầu mối tham gia đấu thầu nhập khẩu của Philippines; có các biện pháp, ứng phó kịp thời, phù hợp sau khi Philippines có các động thái chính sách bất lợi với xuất khẩu gạo của Việt Nam như tự khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với gạo nhập khẩu (để tăng thuế và hạn chế nhập khu gạo), tiến hành "đánh giá lại hệ thng quản lý an toàn thực phẩm đối với gạo xay xát nhập khẩu vào Philippines”.

- Với thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương đã phối hợp: i) các đơn vị liên quan trong và ngoài nước thực hiện hoạt động kết nối giao thương và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại gạo trong năm 2019; ii) Bộ Nông nghiệp và PTNT khôi phục được tư cách xuất khẩu gạo sang Trung Quốc của 03 thương nhân bị dừng xuất khẩu từ đầu năm 2018.

(ii) Mở rộng, phát triển xuất khẩu tại các thị trường tiềm năng thông qua công tác đàm phán song phương, đa phương

Bên cạnh việc tiếp tục xuất khẩu đến hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiếp tục thực hiện các công tác đàm phán, mở cửa thị trường như giành được hạn ngạch 80.000 tấn gạo với thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu gạo vào EU theo Hiệp định EVFTA; hạn ngạch thuế quan mở cửa thị trường gạo của Hàn Quốc, v.v..

(iii) Công tác thông tin thị trường

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ động cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT, VFA cung cấp thêm thông tin về tình hình cung cầu gạo trong nước và thế giới, cảnh báo tới các doanh nghiệp để các doanh nghiệp tham dự đấu thầu bảo đảm hiệu quả xuất khẩu gạo.

Thực hiện trách nhiệm được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và theo chức năng, nhiệm vụ, Bộ Công Thương đã thường xuyên phối hợp với các Bộ, ngành để trao đi với các địa phương, VFA và hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân trong tham gia xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp ở trong nước và ngoài nước; cung cấp cho Sở Công Thương các địa phương Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản hàng tuần trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, khuyến cáo về sự thay đổi trong thực thi chính sách của một số thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU... Bộ Công Thương cũng đã xuất bản các tài liệu: Sổ tay một số thông tin cần biết khi xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc, Cẩm nang thông tin thị trường như Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc, Tài liệu phổ biến Tiềm năng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Đông Bắc Á, tài liệu phổ biến thông tin thị trường Hàn Quốc, Singapore...

c) Đối với công tác phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan liên quan tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định

Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong điều hành xuất khẩu gạo như: điều tiết giá cả, bình ổn thị trường nội địa, phát triển thị trường xuất khẩu, ký kết, tổ chức thực hiện các bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các nước, điều hành thị trường tập trung, xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu.

Thực tiễn triển khai cho thấy các Bộ, ngành, địa phương đã phối hợp trong triển khai thực hiện các trách nhiệm được giao, cụ thể như:

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, công bố giá thóc định hướng. Từ đó, các thương nhân có cơ sở tham khảo để giao dịch trên thị trường; Chính phủ, các Bộ có cơ sở tham khảo để điều hành, góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành.

- Trên cơ sở giá thóc định hướng được công bố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam.

- Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã phối hợp và gửi Bộ Công Thương báo cáo định kỳ hàng tháng và đột xuất về yêu cầu xuất khẩu gạo, phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác thống kê số liệu về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo của Tổng cục Hải quan tại nhiu kỳ báo cáo định kỳ còn chậm, số liệu còn thô, chưa được xử lý, tổng hợp nên còn gây khó khăn cho công tác theo dõi, tổng hợp, báo cáo số liệu, tình hình thực thi.

2. Hạn chế, bất cập trong thực thi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP

a) Điều kiện kinh doanh

[...]