Công văn 655/TCMT-BTĐDSH năm 2013 hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Tổng cục Môi trường ban hành

Số hiệu 655/TCMT-BTĐDSH
Ngày ban hành 04/05/2013
Ngày có hiệu lực 04/05/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Môi trường
Người ký Bùi Cách Tuyến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 655/TCMT-BTĐDSH
V/v Hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2013

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008 tại khoản 1 Điều 14 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, thẩm định, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

Thi gian qua, do nhu cầu cấp bách về bảo tồn đa dạng sinh học, một số tnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) đã tiến hành lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, nhiều địa phương đang nghiên cứu chuẩn bị• xây dựng quy hoạch bảo tn đa dạng sinh học của địa phương. Tuy nhiên, do quy hoạch bảo tn đa dạng sinh học là lĩnh vực mới, lần đu được trin khai, nên nhiều địa phương đã có văn bản đề nghị Tổng cục Môi trường hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh.

Để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thực tế, cũng như đảm bảo sự phù hợp, thống nhất về cấu trúc, định hướng, nội dung với quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học ca cả nước đến 2020 và định hướng đến 2030 đang được Tổng cục Môi trường xây dựng. Tổng cục Môi trường trân trọng gửi tới Quý Ủy ban bn Hướng dẫn quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đề nghị các địa phương nghiên cứu áp dụng trong quá trình lập quy hoạch bảo tồn đa đạng sinh học của địa phương mình.

Trong quá trình triển khai thực tế, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị có văn bản phản hồi về Tổng cục Môi trường để nghiên cứu, điều chỉnh.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Ủy ban./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Phó Tổng cục trưởng;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Lưu: VT, BTĐDSH, HV(150).

TỔNG CỤC TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG




Bùi Cách Tuyến

 

HƯỚNG DẪN

LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo Công văn số 655/TCMT-ĐDSH, ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Tổng Cục Môi trường)

Phần 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phm vi điều chỉnh

Tài liệu này hướng dẫn các nội dung, phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) theo quy định tại Mục 2 (Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15) của Luật Đa dạng sinh học (2008).

2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của bản hướng dẫn này bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có chức năng hoặc liên quan đến tư vấn, xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam.

3. Giải thích từ ngữ

Trong hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

2. Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

3. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cp tnh là luận chứng, lựa chọn phương án bảo tồn đa dạng sinh học bền vững trong thi kỳ dài hạn trên phạm vi lãnh thổ của địa phương.

4. Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang đã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng;

5. Bo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát trin các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyn trong các cơ skhoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

6. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân ging loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

7. Hành lang đa dạng sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sng trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ