Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 45/QĐ-TTg
Ngày ban hành 08/01/2014
Ngày có hiệu lực 08/01/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm chỉ đạo:

a) Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ và các hình thức bảo tồn khác nhằm bảo đảm hiệu quả công tác bảo tồn, tính thống nhất và phù hợp với điều kiện của từng vùng trên phạm vi cả nước, không gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

b) Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, môi trường, cảnh quan đa dạng sinh học.

c) Thống nhất theo các tiêu chí của Luật đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của hệ thống các khu bảo tồn rừng đặc dụng, biển, vùng nước nội địa hiện có.

d) Bảo đảm an toàn đa dạng sinh học, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu và thích ứng với biến đi khí hậu.

đ) Huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm các nguyên tc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.

e) Tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt với các nước có chung biên giới.

2. Mục tiêu đến năm 2020

a) Mục tiêu tổng quát:

Bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xác định và khoanh vùng bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng. Nâng cao chất lượng và tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ trên phạm vi cả nước; nâng độ che phủ rừng đạt 45%; bảo tồn và có kế hoạch bảo vệ hiệu quả 0,57 triệu ha diện tích rừng nguyên sinh tại các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ; bảo vệ và phát triển bền vững khoảng 60.000 ha diện tích rừng ngập mặn tự nhiên; bảo vệ hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển tại các vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; bảo vệ hệ sinh thái các đầm phá ven biển vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; khôi phục 2.000 ha diện tích rừng trên núi đá vôi tại vùng Đông Bắc.

- Hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn; đề xuất điều chỉnh Kế hoạch sdụng đất giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm quỹ đất thành lập và đưa vào hoạt động 46 khu bảo tồn mới với tổng diện tích khoảng 567.000 ha, nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi cả nước đạt khoảng 2.940.000 ha.

- Phát triển và nâng cấp hệ thống 26 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch phát triển với các loại hình: 04 vườn thực vật tại các vùng địa lý: Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; 05 vườn cây thuốc quốc gia tại các vùng địa lý: Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ; 02 vườn động vật quốc gia tại các vùng địa lý: Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; 12 trạm/trung tâm cứu hộ động vật trên phạm vi cả nước và 3 ngân hàng gen tại vùng đồng bằng sông Hồng.

- Thành lập và đưa vào hoạt động 04 hành lang đa dạng sinh học tại 02 vùng Đông Bc và Nam Trung Bộ với tổng diện tích khoảng 120.000 ha nhằm kết nối các sinh cảnh và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái và loài sinh vật.

3. Định hướng đến năm 2030

- Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia; các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn tự nhiên, đầm phá ven biển và núi đá vôi bị suy thoái.

- Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học đã được đề xuất.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ