Công văn 505/LĐTBXH-TE hướng dẫn công tác trẻ em năm 2018 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 505/LĐTBXH-TE
Ngày ban hành 01/02/2018
Ngày có hiệu lực 01/02/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Đào Hồng Lan
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BLAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 505/LĐTBXH-TE

V/v hướng dẫn công tác trẻ em năm 2018

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2018

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Năm 2018 là năm giữa kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và các chương trình, kế hoạch, dự án về trẻ em đến năm 2020, đng thời đánh giá kết quả một năm triển khai thực hiện Luật trẻ em. Bộ Lao đng - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuc Trung ương tập trung chỉ đạo, phối hợp thực hiện các hoạt động sau:

1. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

1.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về các vấn đề về trẻ em và tầm quan trọng của việc bảo đảm thực hiện các quyn trẻ em nhm nâng cao chất lượng ngun nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

1.2. Tăng cường trách nhiệm giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản H Chí Minh, Hi Liên hip phụ nViệt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em.

1.3. Triển khai sâu rộng phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến địa bàn dân cư. Tham gia phát hiện, ngăn chặn các hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại trẻ em, vi phạm pháp luật, vi phạm quyền trẻ em; biu dương, nhân rộng những nhân tố tích cực, những mô hình, đin hình tt về bảo vệ trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.

2. Thực hiện Luật trẻ em, các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật và các Chương trình, đề án, kế hoạch về trẻ em.

2.1. Triển khai truyền thông, giáo dục, tập huấn về các quy định của Luật và các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt những quy định về bảo vệ trẻ em và quy trình, thủ tục hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại.

2.2. Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách có liên quan đến trẻ em do địa phương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành để phù hợp với Luật trẻ em.

2.3. Phân bổ ngân sách địa phương, đưa nhiệm vụ thực hiện quyền trẻ em, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em, giải quyết các vn đvề trẻ em của địa phương vào các chương trình, kế hoạch công tác năm 2018 của các Sở, ngành. Quản lý, sử dụng hiệu quả, minh bạch nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương và nguồn vận động xã hội dành cho trẻ em.

2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về trẻ em, khảo sát, thu thập thông tin, theo dõi, đánh giá việc thực hiện Luật trẻ em, pháp luật, chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em tại địa phương. Cập nhật thông tin về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiu s, trẻ em sống ở vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội khó khăn, trẻ em trong hộ nghèo, hộ cận nghèo.

2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật, chính sách, chương trình, đề án, dịch vụ về trẻ em; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm quyn trẻ em, không thực hiện, thực hiện không đầy đủ trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2.6. Ưu tiên phòng ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em bị bạo lực, bóc lột, xâm hại, đặc biệt bị xâm hại tình dục, tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước, do tai nạn giao thông và các vấn đề nóng về trẻ em tại địa phương.

3. Tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

3.1. Tiếp nhận, giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật và quy trình, thủ tục quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Kiên quyết xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.

3.2. Truyền thông, giáo dục cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, thông báo, tố cáo và tham gia giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em.

3.3. Truyền thông, quảng bá về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 để mọi người dân và trẻ em thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em và liên hệ khi có nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ. Thiết lập đầu mối phối hợp, xử lý thông tin giữa địa phương với Tổng đài trong việc hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.

3.4. Phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là Trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh, Văn phòng tư vn bảo vệ trẻ em cấp huyện, Điểm tư vấn, tham vấn bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, Văn phòng hoặc Điểm tham vấn trong trường học trong công tác tư vấn và thực hiện quyn trẻ em.

4. Củng cố cơ cấu tổ chức, nhân lực làm công tác trẻ em theo quy định của pháp luật.

4.1. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em các cấp trở thành tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em để giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp, đôn đốc, điều hòa việc giải quyết các vấn đề trẻ em, thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Trước mắt chú trọng đẩy mạnh sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành trong việc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục và phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là đuối nước và tai nạn giao thông.

4.2. Ưu tiên bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã và vận động nguồn lực để phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khóm theo quy định của Luật trẻ em.

4.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực trong việc thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại, thực hiện chính sách cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và thu thập, cập nhật thông tin về trẻ em ở cấp huyện, xã và cộng đồng dân cư.

5. Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về thực hiện quyền trẻ em.

5.1. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2018, Diễn đàn trẻ em các cấp với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghsố” và Năm an toàn giao thông 2018 với chủ đAn toàn giao thông cho trẻ em” do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia triển khai. Phối hợp chặt chẽ thực hiện việc bàn giao, quản lý trẻ em trong dịp hè để bảo đảm mùa hè an toàn cho trẻ em, giảm thiểu trẻ em bị tai nạn thương tích, đặc biệt tai nạn đuối nước và hạn chế tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

5.2. Tổ chức hoạt động Tết Trung thu để mọi trẻ em được vui Tết Trung thu an toàn, lành mạnh, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. Giáo dục gia đình, vận động xã hội quan tâm chăm lo cho trẻ em, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em ở vùng biên giới, min núi, hải đảo và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

5.3. Tổ chức các sự kiện, hoạt động biểu dương, trao đổi kinh nghiệm để nhân rộng những tổ chức, tập thể, cá nhân có sáng kiến, đóng góp bn bỉ, tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.

5.4. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về thực hiện quyền trẻ em với sự tham gia tích cực, chủ động, trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, các tổ chức. Chú trọng truyền thông, giáo dục các kỹ năng thực hiện quyền trẻ em cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trực tiếp với trẻ em và trẻ em.

5.5. Giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ em về tự bảo vệ, phòng, chống bị xâm hại và về thực hiện quyền được tham gia vào các vn đvề trẻ em.

[...]