Thứ 5, Ngày 31/10/2024

Công văn 4531/LĐTBXH-TE năm 2017 về đề nghị thực hiện kiến nghị, thông điệp của trẻ em tại Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 5 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 4531/LĐTBXH-TE
Ngày ban hành 30/10/2017
Ngày có hiệu lực 30/10/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Đào Hồng Lan
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4531/LĐTBXH-TE
V/v đề nghị thực hiện các kiến nghị, thông điệp của trẻ em tại Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 5

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Triển khai Luật trẻ em, năm 2017 đã có 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh. Tiếp theo Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh, từ ngày 24/8 đến ngày 26/8/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức thành công Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 5/2017 với chủ đề “Trẻ em với vn đề phòng, chng bạo lực, xâm hại trẻ em”. Tại Diễn đàn này, 200 trẻ em đại diện cho hơn 26 triệu trẻ em trong cả nước đã nêu ra các câu hỏi và thông điệp, kiến nghị, sáng kiến liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em, đặc biệt các quyền được bảo vệ của trẻ em gửi tới các bộ, ngành, địa phương.

Thực hiện quy định tại Điều 74 và Điều 78 Luật trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần nghiên cứu, xem xét các kiến nghị, thông điệp của trẻ em tại Diễn đàn trẻ em quốc gia (tài liệu gửi kèm).

Trân trọng cảm ơn./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, Cục TE.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đào Hồng Lan

 

THÔNG ĐIỆP, KIẾN NGHỊ

DIỄN ĐÀN TRẺ EM QUỐC GIA LẦN THỨ 5/2017

Hà Nội, ngày 24 - 26/8/2017

Chúng em, 200 trẻ em đến từ 50 tỉnh, thành phố, đơn vị đại diện cho trẻ em cả nước tham gia Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 5 từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 8 năm 2017 tại Hà Nội với chủ đề “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”.

Chúng em trân trọng cảm ơn các bác, các cô, các chú lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và các tổ chức đã dành cho chúng em sự quan tâm đặc biệt và ưu tiên thực hiện các quyền của trẻ em.

Chúng em vui mừng được biết Đảng, Quốc hội, Chính phủ và lãnh đạo các địa phương đang nỗ lực xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách để bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, đặc biệt là bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Tại Diễn đàn này, chúng em đã lựa chọn và thảo luận về các nội dung sau:

- Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực trẻ em;

- Trẻ em với vấn đề phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em và tảo hôn;

- Trẻ em với vấn đề phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em;

- Trẻ em với vấn đề phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Trong quá trình thảo luận, chúng em nhận thấy, việc thực hiện phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em còn có những thách thức sau:

● Vẫn còn tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác

● Người xâm hại trẻ em có thể là bất cứ ai, kể cả trong nhà trường và gia đình. Tảo hôn vẫn còn tồn tại, đặc biệt là trong cộng đồng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

● Vẫn còn một số trẻ em phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, không an toàn làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em.

● Trẻ em đã và đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng: bị lừa bởi các thông tin ảo, bị dụ dỗ, lôi kéo với mục đích xấu.

ĐỂ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TRẺ EM, CHÚNG EM XIN GỬI CÁC THÔNG ĐIỆP, KIẾN NGHỊ:

Phòng, chống bạo lực trẻ em

1. Bạo lực không bao giờ là cách giải quyết tốt nhất.

2. Hãy chấm dứt những hình phạt bạo lực với trẻ em trong nhà trường.

3. Trẻ em cần mạnh dạn lên tiếng khi mình hoặc bạn mình bị bạo lực, xâm hại.

[...]