Công văn về việc trích vốn pháp định đối với doanh nghiệp thành lập lại

Số hiệu 412-BXD/KTTC
Ngày ban hành 11/05/1992
Ngày có hiệu lực 11/05/1992
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Nguyễn Mạnh Kiểm
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 412-BXD/KTTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 1992

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 412 BXD/KTTC NGÀY 11 THÁNG 5 NĂM 1992 VỀ VIỆC TRÍCH VỐN PHÁP ĐỊNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP LẠI

Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư 01/TT-LB ngày 13-2-1992 của Liên Bộ Uỷ ban kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 152/BXD-TCLĐ ngày 21-3-1992 về việc triển khai thực hiện Nghị định 388/HĐBT trong ngành xây dựng.

Trong quá trình thực hiện, một số đơn vị còn vướng mắc về nguồn vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp, nhất là nguồn vốn để thành lập lại, Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Vốn pháp định để thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Nghị định 388/HĐBT và Thông tư 01/TT-LB là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp Nhà nước, không thấp hơn mức vốn pháp định của các công ty trách nhiệm hữu cùng ngành nghề được quy định trong Nghị định số 222/ HĐBT.

Vốn pháp định là vốn ngân sách Nhà nước cấp cho các đơn vị trước đây, được tính đến thời Điểm ngày 1-4-1992. Sau khi đã tính lại hệ số bảo toàn và phát triển vốn cuối năm 1991, theo Thông tư số 05/TCCNLD ngày 24-3-1992 của Bộ Tài chính, hướng dẫn xác định bảo toàn vốn đến thời Điểm 1-1-1992 về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước cụ thể như sau:

Cụ thể: giá trị tài sản cố định là máy móc thiết bị trước tính 3900đ/USD, hệ số bảo toàn 2,56 lần trước tính 2400đ/R/CN, hệ số bảo toàn 4,16 lần. Nếu đơn vị xét thấy cao được tính hệ số hao mòn vô hình từ 0,5 đến 0,9 giá trị tài sản cố định là nhà, cửa, vật kiến trúc, hệ số bảo toàn 1,76 lần - giá trị tài sản cố định là máy móc thiết bị mua trong nước được tính lại theo giá thị trường cuối năm 1991. Đối với vốn lưu động được tính thêm giá trị chênh lệch giá theo từng thời Điểm tăng giá trong năm để tính hệ số bảo toàn.

Như vậy, vốn pháp định của doanh nghiệp thành lập lại là giá trị tài sản cố định còn lại và vốn lưu động sau khi đã xác định hệ số bảo toàn vốn với số liệu được duyệt quyết toán năm 1991. Nếu đơn vị chưa được giao vốn năm 1991 và chưa bảo toàn vốn duyệt quyết toán năm 1991, thì phải có báo cáo tính toán chi tiết các hệ số kèm theo bảng tổng kết tài sản năm 1990 và năm 1991, để Bộ xem xét.

2. Đối với các đơn vị mới thành lập mà thiếu vốn lưu động, do Nhà nước không cấp đủ vốn pháp định tối đa không quá 30% nhu cầu vốn lưu động được duyệt trong kế hoạch định mức năm 1992, thì các đơn vị báo cáo để Bộ cùng Bộ Tài chính, hoặc các đơn vị địa phương qua Sở chủ quản và Sở Tài chính xem xét quyết định bổ sung bằng các nguồn theo Thông tư số 83 TC/CN ngày 31-12-1991 của Bộ Tài chính, hướng dẫn những biện pháp giải quyết vốn lưu động của các doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể như sau:

- Tiền thu về do nhượng bán sử dụng vật tư dự trữ. Đặc biệt phần phải nộp Nhà nước. Nếu được Nhà nước cho phép sẽ được dùng bổ sung vốn lưu động.

- Chênh lệch giá hoặc chênh lệch tỷ giá phải nộp ngân sách (nếu có).

- Tiền bán tài sản, vật tư ứ đọng không cần dùng thuộc diện phải nộp ngân sách Nhà nước.

- Phần vốn lưu động được Điều hoà từ các doanh nghiệp khác. Những nguồn vốn lưu động được huy động theo các nội dung trên, các đơn vị được tính coi như vốn pháp định của đơn vị.

Trên đây là một số Điểm cần thiết trong việc xác định nguồn vốn pháp định để các đơn vị kê khai đúng theo các yêu cầu mẫu biểu đã quy định.

 

Nguyễn Mạnh Kiểm

(Đã ký)