Thông tư 83-BTC năm 1991 hướng dẫn những biện pháp giải quyết vốn lưu động của các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ tài chính ban hành

Số hiệu 83-BTC
Ngày ban hành 31/12/1991
Ngày có hiệu lực 31/12/1991
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Hồ Tế
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 83-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1991

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 83-BTC NGÀY 31-12-1991 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thi hành quyết định số 378/HĐBT ngày 16-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về những biện pháp giải quyết vốn lưu động của các doanh nghiệp Nhà nước.

Để các doanh nghiệp Nhà nước có đủ vốn lưu động tối thiết cần thiết khi chuyển sang thực hiện cơ chế mới.

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

1. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC MỚI THÀNH LẬP

a) Điều kiện được cấp vốn lưu động.

Các doanh nghiệp Nhà nước mới thành lập, có đầy đủ các điều kiện dưới đây được xem xét để cấp vốn lưu động :

1. Có quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

2. Có đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề.

3. Có kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

4. Có định mức vốn lưu động được cơ quan chủ quản cấp trên và sơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt.

Các đơn vị mới được thành lập sau khi có Nghị định số388/HĐBT của HĐBT ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước thì phải có quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của Nghị định này.

Không cấp vốn lưu động cho các đơn vị do cơ quan hành chính sự nghiệp thành lập và hoạt động theo quyết định 268/CTngày 30-7-1990 của Hội đồng Bộ trưởng.

Không cấp vốn lưu động cho các đơn vị thuộc diện phải xắp xếp lại sản xuất : phải giải thể hoặc sáp nhập, kinh doanh không hiệu quả không phải do thiếu vốn lưu động (trừ một số sản phẩm được Nhà nước cho phép).

Các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động Nếu đủ điều kiện nói trên thì cũng được xem xét để cấp vốn.

b) Mức cấp vốn lưu động.

Các doanh nghiệp nhà nước có đủ các điều kiện nói trên được cấp vốn pháp định tối đa không quá 30% nhu cầu vốn lưu động được duyệt trong kế hoạch định mức vốn lưu động của doanh nghiệp.

2. Đối với doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động.

a) Các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động phải tuỳ theo tình hình cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà có các biện pháp cụ thể tăng vòng quay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả :

- Tổ chức sắp xếp sản xuất, giảm bớt các khâu trung gian trong lưu thông, trong kinh doanh xuất nhập khẩu.. .để giải phóng vốn và tăng vòng quay vốn.

- Trên cơ sở vốn được giao, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn theo Chỉ thị số 138/CT ngày 25-4-2991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và quyết định số 332/HĐBT ngày 23-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.

- Xử lý số tài sản và vật tư ứ đọng để giải phóng vốn.

- Thực hiện việc thanh toán thu hồi công nợ và xử ký các khoản nợ khê đọng...

b) Các doanh nghiệp Nhà nước phải căn cứ vào số vốn được giao, rà soát lại nhu cầu định mức vốn và các biện pháp xử lý dể báo cáo cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cung cấp xét duyệt giải quyết vốn.

Trường hợp thiếu vốn lưu động pháp định thì Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương) Sở Tài chính (đối với các doanh nghiệp Nhà nước địa phương) cùng cơ quan chủ quản xem xét để giải quyết bổ xung bằng các nguồn sau đây :

-Vốn do Nhà nước cấp để dự trữ vật tư ở doanh nghiệp, Nếu được Nhà nước cho phép đưa ra sử dụng thì sẽ được dùng làm bổ sung vốn.

- Chênh lệch giá hoặc chênh lệch tỷ giá phải nộp ngân sách (Nếu có).

[...]