Công văn 4088/BGDĐT-GDTH năm 2022 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 4088/BGDĐT-GDTH
Ngày ban hành 25/08/2022
Ngày có hiệu lực 25/08/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Hữu Độ
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4088/BGDĐT-GDTH
V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2022

 

Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo1.

Thực hiện Chỉ thị s1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 và Quyết định số 2159/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Bộ GDĐT hưng dn các Sở GDĐT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục tiểu học như sau:

A - NHIỆM VỤ CHUNG

1. Tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 bo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

2. Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phthông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 (Chương trình giáo dục phthông 2006) đối với lớp 4, lớp 5.

3. Tiếp tục nâng cao cht lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ qun lý; thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bi dưỡng đểđủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học theo chương trình giáo dục ph thông cấp tiểu học.

4. Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao cht lượng phcập giáo dục tiểu học và thực hiện giáo dục tiu hc là giáo dục bt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.

5. Chú trọng đổi mới công tác quản lý, qun trị trường học2; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

B - NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

1. Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kiên trì và nâng cao chất lượng giáo dục

Chuẩn bị tt các phương án đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh trên cơ sở hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục; nâng cao ý thức, trách nhiệm và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lý trong trường học; duy trì vệ sinh môi trường trong trường học và các phương án bảo đảm sức khỏe cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lý.

Các cơ sở giáo dục chủ động chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, phương án tổ chức dạy học theo các hình thức linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý học sinh đề phòng trường hợp xảy ra dịch bệnh tại địa phương, nhà trường trên cơ sở đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm từ các năm học trước, thực hiện kiên trì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

a) Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH3; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, đảm bảo cui năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022-2023 cn lưu ý việc củng cố, bổ sung những nội dung có liên quan ở lớp học dưới; những kiến thức, kĩ năng còn hạn chế do thực hiện tinh giảm nội dung dạy học, phải học trực tuyến, học trên truyền hình hoặc các hình thức học tập linh hoạt khác trong các năm học trước vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

b) Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

*) Đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3

Chđạo các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiu học đã được Bộ GDĐT ban hành4, cụ thể:

- Đảm bảo tlệ 01 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiu theo quy định5; đảm bo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.

- Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bt buộc6, các môn học tự chọn7 theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức các hoạt động củng cố đhọc sinh tự hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.

- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/tuần vi 32 tiết/tuần; kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bhợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tp, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học; thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý gia các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bhợp lý về thời lượng, thời đim trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý la tuổi học sinh tiểu học.

- Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đđiều kiện tổ chức dạy học 2 bui/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đnội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn8, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý; các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học bui chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, đạo đức, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương; việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,...cho học sinh; tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đm an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đm dinh dưng, sức khỏe cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà; căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng...) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

*) Đối với lớp 4 và lớp 5

Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông 2006, các Sở GDĐT, Phòng GDĐT giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 4 và lớp 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông9, cụ th:

- Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiu học, phù hợp với đối tượng học sinh các vùng miền, địa phương, đồng thời từng bước thực hiện đi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp điều kiện thực tế; rà soát, tinh giản nhng nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học và các nội dung quá khó, chưa thực sự cấp thiết đối với học sinh tiểu học; sp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chđề học tập phù hợp với đối tượng học sinh; không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, đi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.

[...]