Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Công văn 4030/BTP-TĐKT hướng dẫn xét, đề nghị khen thưởng năm 2014 và kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 4030/BTP-TĐKT
Ngày ban hành 22/09/2014
Ngày có hiệu lực 22/09/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Hà Hùng Cường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4030/BTP-TĐKT
V/v hướng dẫn xét, đề nghị khen thưởng năm 2014 và kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2014

 

Kính gửi:

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ;
- Trưởng, Phó trưởng các Cụm, Khu vực thi đua;
- Giám đốc Sở Tư pháp; Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

Thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (sau đây gọi là Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ), Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 39/2012/NĐ-CP của Chính phủ), Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 (sau đây gọi là Nghị định số 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ), Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/08/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 1/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 (sau đây gọi là Thông tư số 07/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ) và Thông tư 06/2011/TT-BTP ngày 07/3/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp (sau đây gọi là Thông tư số 06/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp) và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của ngành Tư pháp. Bộ Tư pháp yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Trưởng các Cụm, Khu vực thi đua, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện một số nội dung trong xét, đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng như sau:

1. Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua

1.1. Đối với cá nhân:

a) Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân đang công tác tại các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và   của Chính phủ.

Mỗi Cụm, Khu vực thi đua lựa chọn, bình xét không quá 01 cá nhân; riêng Cụm thi đua số II không quá 03 cá nhân (trong đó, Trường Đại học Luật Hà Nội không quá 02 cá nhân), Khu vực thi đua Đồng bằng Bắc bộ và Khu vực thi đua Miền đông Nam bộ mỗi khu vực không quá 03 cá nhân (Trong đó, Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội, Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh mỗi Cục không quá 02 cá nhân) để đề nghị Bộ xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.

b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Tư pháp” được xét tặng cho cá nhân đang công tác tại các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 22 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003; Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Mỗi Cụm Thi đua lựa chọn, bình xét, đề nghị không quá 05 cá nhân; riêng Cụm Thi đua số II bình xét, đề nghị không quá 10 cá nhân (trong đó, Trường Đại học Luật Hà Nội không quá 05 cá nhân) để đề nghị Bộ xét, tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Tư pháp”.

Mỗi Khu vực thi đua lựa chọn, bình xét, đề nghị không quá 04 cá nhân thuộc Sở Tư pháp và không quá 11 cá nhân thuộc các cơ quan thi hành án dân sự địa phương; riêng Khu vực thi đua Đồng bằng Bắc bộ và Khu vực thi đua Miền đông Nam bộ mỗi khu vực được lựa chọn, bình xét, đề nghị không quá 13 cá nhân thuộc các cơ quan thi hành án dân sự địa phương (trong đó, mỗi Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội, Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn, bình xét không quá 03 cá nhân), để đề nghị Bộ xét, tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Tư pháp”.

c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013Điều 4 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 5 Thông tư số 07/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

Mỗi đơn vị thuộc Bộ, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét, công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở cho không quá 15% (số lẻ 0,5 trở lên làm tròn thành 01 cá nhân) trong số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là Lao động tiên tiến của cơ quan, đơn vị mình; cá nhân là thủ trưởng đơn vị đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở thì đơn vị do cá nhân đó lãnh đạo phải đạt từ danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến trở lên.

d) Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 6.1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013Điều 5 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

1.2. Đối với tập thể:

a) “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng cho tập thể là các đơn vị thuộc Bộ, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 và 3 Điều 25 của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Khoản 1, 3, 4 Điều 16 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Khoản 7 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013; Điều 6 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ; Điều 7 Thông tư 07/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

Mỗi Cụm, Khu vực thi đua lựa chọn, bình xét, đề nghị không quá 01 tập thể dẫn đầu trong số những tập thể được bình xét, đề nghị tặng Cờ thi đua ngành Tư pháp để đề nghị Bộ xét đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ đảm bảo số lượng không quá 20% tổng số tập thể của các đơn vị thuộc Bộ và Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua ngành Tư pháp.

b) “Cờ thi đua ngành Tư pháp” được xét tặng cho tập thể là các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan thi hành án dân sự địa phương đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 26 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003, Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

“Cờ thi đua ngành Tư pháp” được xét tặng cho tập thể là Sở Tư pháp vào dịp tổng kết cuối năm đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua “Toàn ngành Tư pháp đồng thuận, vượt khó, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao” do Bộ Tư pháp phát động.

Mỗi Cụm thi đua lựa chọn, bình xét, đề nghị không quá 04 tập thể; mỗi Khu vực thi đua lựa chọn, bình xét, đề nghị không quá 04 Sở Tư pháp, 04 Cục Thi hành án dân sự, 07 Chi cục Thi hành án dân sự; riêng khu vực Đồng bằng Bắc bộ và Khu vực Miền đông Nam bộ được lựa chọn, bình xét không quá 09 Chi cục Thi hành án dân sự (trong đó, mỗi Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được đề nghị không quá 03 Chi cục Thi hành án dân sự) để đề nghị Bộ xét, tặng Cờ thi đua của ngành Tư pháp.

c) “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng cho những tập thể và tập thể nhỏ các đơn vị thuộc Bộ, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003.

Tỷ lệ đề nghị xét, tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc không quá 40% (số lẻ 0,5 trở lên làm tròn thành 01 tập thể) trên tổng số tập thể được công nhận là Tập thể Lao động tiên tiến của mỗi đơn vị thuộc Bộ, Cục Thi hành án dân sự.

d) “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng cho tập thể tiêu biểu, được lựa chọn trong số các tập thể hoàn thành nhiệm vụ đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 và phải có thời gian hoạt động từ 01 năm (12 tháng) trở lên.

2. Tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng

2.1. Các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước

a) Huân chương Sao vàng được tặng cho tập thể, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, 2 Điều 34 của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, Khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, Khoản 1, 2 Điều 20 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, Điều 7 Nghị định số 65/2014/CP-NĐ của Chính phủ, Điều 13 Thông tư 07/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

b) Huân chương Hồ Chí Minh được tặng cho tập thể, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, Khoản 1, 4 Điều 21 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, Điều 8 Nghị định số 65/2014/CP-NĐ của Chính phủ, Điều 13 Thông tư 07/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

c) Huân chương Độc lập gồm:

- Huân chương Độc lập hạng nhất được tặng cho tập thể, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, Điều 9 Nghị định số 65/2014/CP-NĐ của Chính phủ.

- Huân chương Độc lập hạng nhì được tặng cho tập thể, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, Điều 10 Nghị định số 65/2014/CP-NĐ của Chính phủ.

[...]