Công văn 3499/BTNMT-CNTT năm 2019 về cung cấp thông tin lập Đề án “Hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường kết nối liên thông với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các địa phương, các bộ, ngành” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 3499/BTNMT-CNTT
Ngày ban hành 22/07/2019
Ngày có hiệu lực 22/07/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Trần Quý Kiên
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3499/BTNMT-CNTT
V/v cung cấp thông tin lập Đề án “Hoàn thiện CSDL TN&MT kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các địa phương, các bộ, ngành”

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2019

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tnh, thành phtrực thuc Trung ương

Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một s nhiệm vụ, giải pháp trng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao về lập Đề án Hoàn thiện cơ sdữ liệu tài nguyên và môi trưng kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các địa phương, các B, ngành” để trình Thtướng chính phủ xem xét, phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trưng kính đề nghị Quý cơ quan:

1. Xem xét, cho ý kiến về quan điểm, mục tiêu, phạm vi, nhiệm vụ ... của Đề án nhằm tạo lập môi trường tích hợp, kết ni liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu tài nguyên môi trường với các hệ thng thông tin và cơ sở dliệu của các địa phương, bộ, ngành phc vụ xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử, tiến ti Chính phủ s, nn kinh tế số, xã hội s(tại Phụ Lục 01 kèm theo công văn này).

2. Cung cấp nhu cu cung cp, chia sẻ, khai thác sử dụng và kh năng tích hợp, kết ni liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường qua Phiếu kho sát tại Phụ lục 02 theo danh mục thông tin, dliệu tài nguyên và môi trường tại Phụ tục 03 gửi kèm theo Công văn này.

Văn bản của Quý Cơ quan đề nghị gi v B Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường - địa chsố 28 Phạm Văn Đng, Q. Cầu Giy, Hà Nội, ĐT: 024.37548165) trước ngày 26/7/2019 để tổng hợp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Công nghệ thông tin và Dliệu i nguyên môi trường làm đơn vị đầu mối phối hợp, triển khai lập Đ án; thông tin chi tiết xin ln hệ ông Nguyn Xuân Thang; ĐT; 0919.213.738; email: nxthang_ccntt@monre.gov.vn.

Bi nguyên và Môi trường trân trng cám ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để b/c);
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Lưu: VT, CNTT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quý Kiên

 

PHỤ LỤC 01:

TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN

Ngành tài nguyên và môi trường là ngành thực hiện quản lý nhà nước, hoạt động chuyên ngành gồm 9 lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo và viễn thám. Là ngành quản lý “không gian phát triển” của đất nước, gồm trên không, bề mặt (mặt đất, mặt biển), dưới lòng đất, dưới mặt biển, đáy biển... Mọi hoạt động điều tra cơ bản, quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của ngành đều dựa trên kết quả thu nhận, phân tích, xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu. Thông tin của ngành bao trùm toàn bộ không gian bốn chiều (theo lãnh thổ, theo thời gian). Xây dựng được một hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện về tài nguyên và môi trường trên cơ sở tích hợp, kết nối, liên thông và cơ chế để khai thác, tiếp cận, chia sẻ, sử dụng, phân tích, xử lý và tham gia đóng góp một cách rộng rãi là nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong phát triển Chính phủ điện tử, hướng ngành tài nguyên và môi trường số, Chính phủ số, xã hội số.

I. QUAN ĐIỂM

- Thu nhận, thu thập đầy đủ nhất; tổ chức quản lý, lưu trữ, tạo lập môi trường tích hợp, kết nối, liên thông; chia sẻ sử dụng và tái sử dụng thông tin - dữ liệu, sử dụng lao động quá khứ nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới Chính phủ số, xã hội - nền kinh tế số, quốc gia công nghệ.

- Tích hợp, chia sẻ, kết nối, liên thông dữ liệu tài nguyên môi trường với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (HTTT/CSDL) của bộ, ngành, địa phương; tạo cơ sở, hệ sinh thái dữ liệu cho các ứng dụng đa nền tảng nhằm khai thác, phân tích, xử lý thông tin của tổ chức, doanh nghiệp phục vụ cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, cộng đồng.

- Tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp ngành TN&MT; thống nhất hệ thống danh mục dữ liệu tài nguyên môi trường trên phạm vi toàn quốc sử dụng xuyên suốt cho các HTTT/CSDL trong quá trình kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu.

- Ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến, điện toán đám mây, mô hình quản lý dữ liệu lớn (BigData), trí tuệ nhân tạo ... để thu nhận, xử lý, phân tích, kết nối, chia sẻ CSDL tài nguyên và môi trường với các HTTT/CSDL.

- Kế thừa, tận dụng hiệu quả, tối đa hạ tầng kỹ thuật CNTT hiện có, quản lý các nguồn lực hạ tầng kỹ thuật CNTT của Chính phủ một cách ổn định, tạo cơ sở cho triển khai CPĐT tại Việt Nam, bảo đảm tính khả thi, gắn với ứng dụng CNTT, áp dụng các công nghệ tiên tiến theo lộ trình xây dựng CPĐT và có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng, triển khai Đề án.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Hoàn thiện hệ thống CSDL tài nguyên môi trường với mô hình, công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, cộng đồng; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện khung pháp lý thống nhất về quản lý, vận hành, khai thác dữ liệu tài nguyên môi trường bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ và có cơ chế chia sẻ, sử dụng hiệu quả; về kết nối, chia sẻ dữ liệu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường với các HTTT/CSDL của các bộ, ngành, địa phương.

- Thiết lập môi trường tích hợp, kết nối, liên thông CSDL tài nguyên và môi trường với các HTTT/CSDL của các địa phương, bộ, ngành trên cơ sở các nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến, điện toán đám mây, mô hình quản lý dữ liệu lớn (BigData), trí tuệ nhân tạo (AI) ... bảo đảm cung cấp đủ hạ tầng tính toán, phân tích, kết nối, chia sẻ dữ liệu tài nguyên môi trường trên phạm vi toàn quốc.

- Hoàn thiện CSDL tài nguyên và môi trường trong đó ưu tiên hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ sở dữ liệu có tính mở, trên phạm vi toàn quốc bảo đảm kết nối, liên thông với các HTTT/CSDL của các địa phương, Bộ, ngành.

- Xây dựng nền tảng, cơ chế tiếp cận, khai thác, chia sẻ, sử dụng và phân tích, xử lý phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, hướng ngành tài nguyên và môi trường số, Chính phủ số, xã hội số.

[...]