BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 3040/BGD&ĐT-TCCB
V/v Hướng dẫn một số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại gv mầm non và
gv pt công lập”
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2006
|
Kính
gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quy chế “Đánh giá, xếp
loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập” ban hành theo Quyết định
số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 11 của Quy chế trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng
dẫn một số điều của Quy chế “Đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên
phổ thông công lập” như sau:
I. CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
1) Khoản 1, Điều
4:
Khoản 1, Điều 4 của Quy chế đánh
giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập thực hiện theo
quy định tại các Điều 70; 72 và Điều 77 của Luật giáo dục 2005.
2) Khoản 2, Điều
4:
Pháp lệnh cán bộ, công chức năm
1998 đã được sửa đổi bổ sung một số điều thành Pháp lệnh cán bộ, công chức năm
2000 và Pháp lệnh đó cũng đã được sửa đổi bổ sung một số điều thành Pháp lệnh
cán bộ, công chức năm 2003. Vì vậy, Khoản 2, Điều 4 của Quy chế này thực hiện
theo quy định tại các Điều 6; 7; 8; 15; 16; 17; 18; 19 và Điều
20 của Pháp lệnh cán bộ, công chức đã được sửa đổi bổ sung năm 2000 và
2003.
II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Điểm b, Khoản
1, Điều 5:
Việc chấp hành chính sách, pháp
luật của Nhà nước quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 5 của Quy chế đánh giá, xếp
loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập chủ yếu tập trung vào
các nội dung sau đây:
1) Chủ trương, đường lối, quan điểm,
chính sách của Đảng và Nhà nước đã được trình bày trong các Nghị quyết của Đảng,
Quốc hội, Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
2) Pháp luật hiện hành đã được
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật yêu cầu mọi công dân phải thi hành
3) Những nội dung quy định tại
các Điều 70; 72; 75; 77 của Luật giáo dục năm 2005 và các Điều 6, 7; 8; 15; 16; 17; 18; 19 và Điều 20 của Pháp lệnh cán bộ,
công chức (đã được sửa đổi năm 2000 và năm 2003).
III. TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI VỀ
PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
Khoản 1, Điều
6:
Tiêu chuẩn xếp loại về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống quy định tại Khoản 1, Điều 6
của “Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập”
(Ban hành theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ) được áp dụng chung cho giáo viên hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật
tổng hợp – hướng nghiệp công lập.
IV. TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI VỀ
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ
Khoản 2, Điều
6:
Để phù hợp với tính chất, đặc điểm,
yêu cầu giảng dạy, giáo dục của từng cấp học, tại Khoản 2, Điều
6 của Quy chế có quy định: “Nội dung, tiêu chuẩn cụ thể về chuyên môn, nghiệp
vụ của loại tốt, loại khá, trung bình và kém theo quy định và hướng dẫn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo”. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những hướng dẫn cụ thể để thực
hiện các quy định đó cho mỗi cấp học, không có quy định chung cho việc xếp loại
về chuyên môn, nghiệp vụ cho cả giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp
– hướng nghiệp.
Đối với giáo viên phổ thông công
lập, ngoài những quy định trên đây các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục
và đào tạo và các cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần phải dựa vào Thông tư số
07/2004/TT-GD&ĐT ngày 30/3/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn
thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo
viên phổ thông để vận dụng và thực hiện.
Trước mắt, để phục vụ cho việc
đánh giá, xếp loại giáo viên năm học 2005-2006, tiêu chuẩn xếp loại về chuyên
môn, nghiệp vụ đối với giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông tạm thời thực
hiện theo các quy định và hướng dẫn sau:
1. Đối với giáo viên mầm non
Việc đánh giá, xếp loại giáo
viên mầm non về chuyên môn nghiệp vụ thực hiện theo hai tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Về thực hiện
nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Có các tiêu chí cụ thể
sau:
- Thực hiện chương trình chăm
sóc giáo dục trẻ theo quy chế và quy định về chuyên môn của ngành tại nhóm, lớp
học được phân công phụ trách (về sinh hoạt, chế độ ăn – ngủ, học – chơi, vệ
sinh v .v…);
- Quản lý hồ sơ, duy trì sĩ số,
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trẻ ở nhóm lớp và tinh thần thương yêu đối với trẻ;
- Có đồ dùng dạy học, đồ chơi phục
vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó có đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu sẵn
có của địa phương đảm bảo bền, đẹp và phù hợp với trẻ trong nhóm lớp. Tạo môi
trường nhóm/lớp sạch đẹp và an toàn;
- Nền nếp và hiệu quả sự phối hợp
với gia đình trong việc bồi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức
khoa học nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng;
Tiêu chuẩn 2: Tích cực học
tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay. Có
các tiêu chí cụ thể sau:
- Học tập chính trị, văn hóa,
chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ;
- Tham gia sinh hoạt chuyên môn
của nhà trường;
- Uy tín sư phạm đối với trẻ, đồng
nghiệp và cha mẹ các cháu;
- Tham gia các lớp bồi dưỡng và
tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ;
- Trình độ chuẩn đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
Căn cứ vào các tiêu chí của 2
tiêu chuẩn trên, giáo viên được đánh giá, xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ như
sau:
a) Loại tốt: Hoàn
thành tốt các tiêu chí của hai tiêu chuẩn: Về thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ và tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn nghiệp
vụ để nâng cao trình độ. Cụ thể là:
- Đạt trình độ chuẩn đào tạo
chuyên môn, nghiệp vụ trở lên;
- Đảm bảo dạy đúng nội dung
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và các quy định về chuyên môn của ngành tại
nhóm/lớp được phân công phụ trách. Quản lý tốt hồ sơ, duy trì tốt sĩ số và hạ
thấp được tỷ lệ học sinh suy dinh dưỡng.
- Có nhiều đồ dùng dạy học và
nhiều đồ chơi tự tạo bền đẹp, thực hiện có nền nếp, có hiệu quả sự phối hợp với
gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tuyên truyền, phổ biến
kiến thức nuôi dạy trẻ;
- Tích cực học tập chính trị,
văn hóa, chuyên môn. Tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao trong các đợt sinh hoạt
chuyên môn của nhà trường;
- Là nòng cốt về chuyên môn, có
uy tính sư phạm cao đối với trẻ, đồng nghiệp và cha mẹ các cháu.
b) Loại khá: Hoàn
thành đầy đủ các tiêu chí của hai tiêu chuẩn: Về thực hiện nhiệm vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên
môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ. Cụ thể là:
- Đạt trình độ chuẩn đào tạo
chuyên môn, nghiệp vụ trở lên;
- Đảm bảo dạy đúng nội dung
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và các quy định về chuyên môn của ngành tại
nhóm/lớp được phân công phụ trách. Quản lý tốt hồ sơ, duy trì được sĩ số
và tỷ lệ học sinh suy dinh dưỡng.
- Có đồ dùng dạy học, và đồ chơi
tự tạo, thực hiện có nền nếp sự phối hợp với gia đình trong việc nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ và tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ;
- Tích cực học tập chính trị,
văn hóa, chuyên môn, tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt chuyên môn của nhà trường;
- Là nòng cốt về chuyên môn, có
uy tính sư phạm đối với trẻ, đồng nghiệp và cha mẹ các cháu.
c) Loại trung bình (loại
đạt yêu cầu): Hoàn thành tương đối đầy đủ các tiêu chí của hai tiêu
chuẩn: Về thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tích cực học
tập chính trị, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ. Cụ thể là:
- Đạt trình độ chuẩn đào tạo về
chuyên môn, nghiệp vụ;
- Đảm bảo dạy đúng nội dung
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và các quy định về chuyên môn của ngành tại
nhóm/lớp được phân công phụ trách. Quản lý hồ sơ, duy trì sĩ số và tỷ lệ học
sinh suy dinh dưỡng ở mức trung bình.
- Có đồ dùng dạy học, có sự phối
hợp với gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tuyên truyền,
phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ nhưng chưa được thường xuyên;
- Tham gia đầy đủ các đợt học tập
chính trị, văn hóa, chuyên môn, và các đợt sinh hoạt chuyên môn của nhà trường;
d) Loại kém (loại
chưa đạt yêu cầu): Hoàn thành chưa đầy đủ các tiêu chí của hai tiêu
chuẩn: Về thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tích cực học
tập chính trị, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ.
- Chưa đạt trình độ chuẩn đào tạo
về chuyên môn, nghiệp vụ;
2. Đối với giáo viên tiểu học
Thực hiện theo quy định tại các Điều 4; 5; 6 và Điều 7 của “Quy chế đánh giá, xếp loại chuyên
môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học” ban hành theo quyết định số
48/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong đó lưu ý tên gọi loại đạt yêu cầu và loại chưa đạt yêu cầu trong
Quyết định số 48/2000/QĐ-BGD&ĐT tương ứng với loại trung bình và loại
kém trong Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV.
3. Đối với giáo viên trung học
Việc đánh giá, xếp loại giáo
viên THCS và THPT về chuyên môn nghiệp vụ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Trước mắt, tạm thời thực hiện theo hướng dẫn sau:
Nội dung đánh giá xếp loại về
chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên bậc trung học bao gồm hai nội dung chính
sau:
1. Trình độ và kết quả thực hiện
nhiệm vụ được phân công về giảng dạy, giáo dục học sinh;
2. Kết quả đánh giá tiết dạy của
giáo viên trên lớp.
Nội dung 1: Trình độ và kết
quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy và giáo dục học sinh của
giáo viên được đánh giá theo 4 tiêu chí cụ thể sau:
1.1. Đạt trình độ chuẩn đào tạo
về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo theo quy định. Cụ thể là:
- Có kiến thức cơ bảnđạt trình độ
chuẩn được đào tạo;
- Có kiến thức cần thiết về tâm
lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi;
- Có kiến thức phổ thông về những
vấn đề xã hội và nhân văn;
- Có hiểu biết về tình hình
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục của địa phương nơi có giáo viên
công tác.
1.2. Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
Cụ thể là:
- Thực hiện chương trình và kế
hoạch dạy học;
- Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh
giá học sinh;
- Mức độ tiến bộ của học sinh
qua từng thời kỳ và cả năm, căn cứ vào tỷ lệ xếp loại học lực và hạnh kiểm.
1.3. Thực hiện công tác chủ nhiệm
lớp và các hoạt động giáo dục khác. Cụ thể là:
- Đảm bảo sỹ số, quản lý việc học
tập và rèn luyện của học sinh. Quản lý hồ sơ, sổ sách. Thực hiện việc giáo dục
đạo đức cho học sinh, xây dựng nền nếp, rèn luyện thói quen tốt, giúp đỡ các học
sinh cá biệt;
- Phối hợp với gia đình học sinh
và cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh;
- Tham gia các công tác khác đã
được nhà trường phân công.
1.4. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể là:
- Tham gia các hoạt động chuyên
môn của nhà trường, của tổ chuyên môn;
- Tham gia các lớp bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ hàng năm theo yêu cầu của các cấp;
- Tham gia học tập để đạt chuẩn
và nâng cao trình độ.
Nội dung 2: Kết quả đánh
giá tiết dạy của giáo viên
Kết quả đánh giá tiết dạy của
giáo viên được chia thành 4 loại: tốt, khá, trung bình (đạt yêu cầu) và kém
(chưa đạt yêu cầu). Đối với giáo viên trung học mỗi giáo viên được tổ chuyên
môn, trường hoặc thanh tra dự giờ ít nhất hai tiết, trong trường hợp vẫn chưa
quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ 3 để đánh giá xếp loại (theo
Thông tư số 07/2004/TT-GD&ĐT ngày 30/3/2004 Hướng dẫn thanh tra toàn diện
trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Việc đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên
trung học cơ sở và trung học phổ thông thực hiện theo công văn hướng dẫn số
10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT “Hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ
dạy ở bậc trung học phổ thông”.
Căn cứ vào các tiêu chí của hai
nội dung trên, giáo viên được đánh giá, xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ dựa
trên các tiêu chuẩn cụ thể sau:
a) Loại tốt: Hoàn
thành tốt các tiêu chí của hai nội dung: thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
và kết quả đánh giá các tiết dạy. Cụ thể là:
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo
về chuyên môn, nghiệp vụ trở lên.
- Đảm bảo dạy đúng nội dung
chương trình và kế hoạch dạy học. Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh theo
đúng quy định. Kết quả học tập của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Hoàn thành xuất
sắc công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động khác. Thường xuyên tham gia bồi dưỡng,
tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tổ chức cho học sinh lĩnh hội
vững chắc các kiến thức cơ bản, rèn luyện được những kỹ năng chủ yếu, giáo dục
tình cảm tốt. Sử dụng hợp lý phương pháp dạy học làm cho tiết dạy tự nhiên, nhẹ
nhàng và hiệu quả
- Kết quả 3 tiết dạy được khảo
sát tối thiểu phải có 2 tiết đạt loại tốt và 1 tiết đạt loại khá.
b) Loại khá: Hoàn
thành đầy đủ các tiêu chí của hai nội dung: thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo
dục và kết quả đánh giá các tiết dạy. Cụ thể là:
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo
về chuyên môn, nghiệp vụ trở lên.
- Đảm bảo dạy đúng nội dung
chương trình và kế hoạch dạy học. Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh theo
đúng quy định. Kết quả học tập của học sinh trong lớp có tiến bộ. Hoàn thành
công tác chủ nhiệm và các hoạt động khác. Có ý thức tham gia hoạt động bồi dưỡng,
tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tổ chức cho học sinh lĩnh hội
kiến thức cơ bản chính xác và đầy đủ, rèn luyện được các kỹ năng chủ yếu. Có ý
thức về việc giáo dục tình cảm cho học sinh. Phương pháp dạy học phù hợp với nội
dung tiết học.
- Kết quả 3 tiết dạy được khảo
sát tối thiểu phải có 2 tiết đạt loại khá trở lên và 1 tiết đạt yêu cầu trở
lên.
c) Loại trung bình (đạt
yêu cầu): Hoàn thành tương đối đầy đủ các tiêu chí của hai nội dung: thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và kết quả đánh giá các tiết dạy. Cụ thể là:
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo
về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đảm bảo đúng nội dung chương
trình và kế hoạch dạy học. Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh theo quy định.
Hoàn thành công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động khác ở mức độ trung bình. Có
ý thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng
chưa cao.
- Việc tổ chức cho học sinh lĩnh
hội kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng còn có những sai sót nhỏ. Có ý thức vận
dụng các phương pháp dạy học, nhưng chưa nhuần nhuyễn.
- Kết quả 3 tiết dạy được khảo
sát tối thiểu phải có 2 tiết đạt yêu cầu trở lên.
d) Loại kém (chưa
đạt yêu cầu) Hoàn thành chưa đầy đủ các tiêu chí của hai nội dung: thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và kết quả đánh giá các tiết dạy. Kết quả 3 tiết
được khảo sát có 2 hoặc 3 tiết được xếp vào loại không đạt yêu cầu.
4. Đối với giáo viên của
Trung tâm GDTX và trường BTVH
Việc đánh giá, xếp loại giáo
viên giảng dạy trong các TTGDTX và các trường BTVH về chuyên môn, nghiệp vụ tạm
thời thực hiện theo hướng dẫn sau:
Nội dung đánh giá xếp loại về
chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên giảng dạy trong các TTGDTX và các trường
BTVH gồm hai nội dung chính sau:
1. Trình độ và kết quả thực hiện
nhiệm vụ được phân công về giảng dạy, giáo dục học sinh. Nội dung này có thể áp
dụng theo hướng dẫn tạm thời đối với giáo viên trung học ở trên.
2. Kết quả đánh giá tiết dạy của
giáo viên trên lớp.
Kết quả đánh giá tiết dạy của
giáo viên được chia thành 4 loại: tốt, khá, trung bình (đạt yêu cầu) và kém
(chưa đạt yêu cầu). Đối với giáo viên giảng dạy trong các TTGDTX và các trường
BTVH mỗi giáo viên được tổ chuyên môn, trường hoặc thanh tra dự giờ ít nhất hai
tiết, trong trường hợp vẫn chưa quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ 3
để đánh giá xếp loại (theo Thông tư số 07/2004/TT-GD&ĐT ngày 30/3/2004 Hướng
dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của
giáo viên phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Việc đánh giá, xếp
loại giờ dạy đối với giáo viên trong các TTGDTX và các trường BTVH theo văn bản
hướng dẫn số 2824/GDTX ngày 12/4/2005 của Bộ GD&ĐT “Hướng dẫn đánh giá và xếp
loại giờ dạy đối với giáo viên bổ túc trung học”.
Căn cứ vào các tiêu chí của hai
nội dung trên, giáo viên được đánh giá, xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ dựa
trên các hướng dẫn tạm thời đối với giáo viên trung học ở trên.
5. Đối với giáo viên của
Trung tâm KTTH-HN
Việc đánh giá, xếp loại giáo
viên ở các Trung tâm KTTH-HN về chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện theo hướng dẫn
riêng của Bộ. Trước mắt, khi chưa có văn bản hướng dẫn riêng, có thể áp dụng
theo hướng dẫn tạm thời đối với giáo viên trung học ở trên.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1) Tổ chức đánh giá, xếp loại ở
cấp trường được tiến hành như sau:
- Việc đánh giá tiết dạy được tiến
hành thường xuyên trong năm học. Giáo viên có tiết dạy chưa đạt yêu cầu ở lần
thứ nhất thì được đề nghị dự thêm 1 tiết để đánh giá, xếp loại lần thứ hai
trong năm đó.
- Việc đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục được tiến hành một lần vào cuối học kỳ II.
- Cá nhân viết bản tự nhận xét
đánh giá, xếp loại trong tuần tổng kết năm học theo Mẫu số 1. Nội dung và Mẫu
nhận xét, đánh giá, xếp loại giáo viên này thay cho nội dung và Mẫu số 01-ĐG (Bản
tự nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ, công chức viên chức, ban hành theo Quyết
định số 11/1998/TCCP-CCVC ngày 05/12/1998 của Ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ
nay là Bộ Nội vụ).
2) Người đứng đầu các cơ sở giáo
dục, tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên báo cáo về phòng và sở giáo
dục và đào tạo (theo phân cấp) trước ngày 15/6 của năm học theo mẫu số 2 kèm
theo.
- Phòng giáo dục và đào tạo tổng
hợp kết quả của các cơ sở giáo dục (theo phân cấp) báo cáo về sở giáo dục và
đào tạo trước ngày 30/6 của năm học theo mẫu số 3 kèm theo.
- Sở giáo dục và đào tạo tổng hợp
kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên của toàn tỉnh báo cáo về Bộ GD&ĐT và Bộ
Nội vụ trước ngày 30/7 của năm học theo Mẫu số 4 kèm theo.
3) Các cơ sở giáo dục mầm non và
phổ thông ngoài công lập căn cứ vào các quy định tại Quy chế này và đặc điểm
tình hình đội ngũ của cơ sở mình để áp dụng cho phù hợp.
Đề nghị các sở giáo dục và đào tạo
tổ chức triển khai thực hiện Quy chế “Đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và
giáo viên phổ thông công lập” đúng quy định và có hiệu quả. Trong quá trình thực
hiện có gì vướng mắc, sở tập hợp ý kiến, phản ánh về Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ)
để nghiên cứu hướng dẫn tiếp.
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW
- Bộ Nội vụ;
- Bộ trưởng;
- Các thứ trưởng;
- Sở Nội vụ các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Công đoàn GDVN;
- Lưu VT, TCCB.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Vọng
|