UỶ BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
11/2003/PL-UBTVQH11
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 4 năm 2003
|
PHÁP LỆNH
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 11/2003/PL-UBTVQH11 NGÀY 29
THÁNG 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀUCỦA PHÁP LỆNH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Căn cứ vào Hiến pháp nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết
số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội
khóa XI, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm
kỳ khóa XI (2002- 2007) và năm 2003;
Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức
đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 02 năm 1998.
Điều 1
Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức:
1- Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 1
1. Cán bộ, công chức quy định tại
Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm:
a) Những người do bầu cử để đảm
nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là cấp huyện);
b) Những người được tuyển dụng,
bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Những
người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công
vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Những người
được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ
thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội;
đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm
sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
e) Những người được tuyển dụng,
bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
g) Những
người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
h) Những
người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp xã.
2. Cán bộ, công chức quy định tại
các điểm a, b, c, đ, e, g và h khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được hưởng
lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp
luật."
2- Điều 5 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 5
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể việc áp dụng Pháp lệnh
này đối với những người do bầu cử không thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm
g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc
áp dụng Pháp lệnh này đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; thành viên Hội đồng quản
trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng
và những cán bộ quản lý khác trong các doanh nghiệp nhà nước."
3- Bổ sung Điều
5a sau Điều 5 như sau:
Điều 5a
Chính phủ quy định chức danh,
tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế độ, chính
sách khác đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại điểm g và điểm h khoản
1 Điều 1 của Pháp lệnh này."
4- Bổ sung Điều 5b sau Điều 5a
như sau:
Điều 5b
1. Chế độ công chức dự bị được
áp dụng trong cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức quy định tại điểm b và
điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này. Người được tuyển dụng làm công chức dự
bị phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ
vào các quy định của Pháp lệnh này, Chính phủ quy định chế độ tuyển dụng, sử dụng,
nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế độ, chính sách khác đối với
công chức dự bị."
5- Điều 22
được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 22
Những người do bầu cử quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này khi thôi giữ chức vụ thì được bố trí
công tác theo năng lực, sở trường, ngành nghề chuyên môn của mình và được bảo đảm
các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức."
6- Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 23
1. Khi tuyển dụng cán bộ, công
chức quy định tại các điểm b, c, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của
Pháp lệnh này, cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công
tác của chức danh cán bộ, công chức và chỉ tiêu biên chế được giao.
2. Khi tuyển dụng cán bộ, công
chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này, đơn vị
sự nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế và nguồn tài
chính của đơn vị. Việc tuyển dụng được thực hiện theo hình thức hợp đồng làm việc.
3. Người được tuyển dụng làm cán
bộ, công chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này phải
qua thực hiện chế độ công chức dự bị.
4. Người được tuyển dụng phải có
phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển; đối với việc tuyển dụng
ở các đơn vị sự nghiệp, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để
đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì
có thể thực hiện thông qua xét tuyển.
Chính phủ quy định cụ thể chế độ
thi tuyển và xét tuyển."
7- Khoản 1 Điều
32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Cán bộ, công chức quy định tại
các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này được thôi việc và
hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức, giảm biên
chế theo quyết định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
b) Có nguyện vọng thôi việc và
được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.
Chính phủ quy định chế độ, chính
sách thôi việc đối với các trường hợp quy định tại khoản này."
8- Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 33
Nội dung quản lý về cán bộ, công
chức bao gồm:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức;
2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức;
3. Quy định chức danh và tiêu
chuẩn cán bộ, công chức;
4. Quyết định biên chế cán bộ,
công chức trong các cơ quan nhà nước ở trung ương; quy định định mức biên chế
hành chính, sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân; hướng dẫn định mức biên chế trong
các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ở trung ương;
5. Tổ chức thực hiện việc quản
lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
6. Ban hành quy chế tuyển dụng,
nâng ngạch; chế độ tập sự, thử việc;
7. Đào tạo,
bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức;
8. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế
độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với
cán bộ, công chức;
9. Thực hiện việc thống kê cán bộ,
công chức;
10. Thanh tra, kiểm tra việc thi
hành các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
11. Chỉ đạo, tổ chức giải quyết
các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức."
9- Điều 36 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 36
1. Chính phủ
quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành
chính nhà nước ở trung ương; quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp
thuộc Uỷ ban nhân dân; hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của
Nhà nước ở trung ương.
2. Bộ Nội vụ
giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều
này.
3. Các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ưương thực hiện quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp của Chính
phủ và theo quy định của pháp luật."
10- Điều 38
được sửa đổi, bổ sung như sau:
Cán bộ, công chức quy định tại
các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này lập thành tích xuất
sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét nâng ngạch, nâng bậc
lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ."
11- Khoản
1 và khoản 2 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Cán bộ, công chức quy định tại
các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này vi phạm các quy định
của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo
tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Hạ ngạch;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
Việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm
quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức.
2. Việc bãi nhiệm, kỷ luật đối với
cán bộ quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này được thực
hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội."
1.2- Điều 42
được sửa đổi, bổ sung như sau:
Cán bộ, công chức quy định tại
các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này khi bị kỷ luật có
quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật đối với mình đến cơ quan, tổ chức, đơn vị
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức quy định tại
các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này giữ chức vụ từ Vụ
trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc có quyền khởi kiện vụ án hành
chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật."
1.3- Đoạn 1 của Điều
43 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Cán bộ, công chức quy định tại
các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này bị kỷ luật bằng
hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc
lương thêm một năm; trong trường hợp bị kỷ luật bằng một trong các hình thức từ
khiển trách đến cách chức thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong
thời hạn ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật."
Điều 2
Pháp lệnh
này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2003.
Điều 3
1. Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
2. Căn cứ vào Pháp lệnh này, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể việc thực hiện đối với
cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình.