Công văn 2489/BGDĐT-KHTC năm 2017 thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo địa phương năm 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 2489/BGDĐT-KHTC
Ngày ban hành 09/06/2017
Ngày có hiệu lực 09/06/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Thị Nghĩa
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2489/BGDĐT-KHTC
V/v thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo địa phương năm 2018

Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2017

 

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về giáo dục và xây dựng báo cáo tng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các sở/ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và dự toán ngân sách lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2018 của tỉnh, thành phố (sau đây gọi là địa phương) năm 2018 với các nội dung như sau:

I. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2016 và ước thực hiện kế hoạch 2017

1. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và ước thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2017 của địa phương có ảnh hưởng đến phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là nguồn lực thực hiện (thuận lợi, khó khăn; cân đối thu, chi ngân sách, tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục trên tổng chi ngân sách địa phương; tình hình bố trí ngân sách để thực hiện các dự án ln của ngành, địa phương).

2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo

2.1. Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu:

- Chỉ tiêu chủ yếu theo hệ thống chỉ tiêu kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020 của địa phương (Tình hình thực hiện tuyển mới các cấp học, quy mô trẻ mầm non, học sinh các cấp học; tỷ lệ đi học so với dân số trong độ tuổi mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; phân luồng học sinh phổ thông; tỷ lệ lao động qua đào tạo; quy mô, kết quả tuyn sinh đại học của các trường thuộc địa phương quản lý).

- Các chỉ tiêu theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến giáo dục đào tạo; chỉ tiêu đặc thù do Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao.

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2016-2017 theo Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.2.1. Đối với 9 nhiệm vụ trọng tâm (Đánh giá tình hình thực hiện theo các nội dung, tiêu chí cụ thể: số lượng, định mức, phần trăm, so sánh tăng-giảm; thuận lợi, khó khăn; kiến nghị và đề xuất).

a) Về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, quy mô học sinh, cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo (mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thuộc địa phương quản lý): Đánh giá kết quả, thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh, triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, số trường (lưu ý: S trường chuyên; S tuyển mới và quy mô học sinh chuyên và học sinh khuyết tật, khuyết tật học hòa nhập, Số học sinh bỏ học tính đến thời điểm cuối năm học; S trường, lớp dạy 2 buổi/ngày); Việc làm của sinh viên sau tt nghiệp, đào tạo nguồn cán bộ cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

b) Tình hình phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (thuận li, khó khăn; thừa, thiếu, cơ cấu trình độ giáo viên, giảng viên theo cp học, trình độ đào tạo và giải pháp khắc phục...).

Đánh giá tình hình tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về chủ trương đổi mới giáo dục - đào tạo và hội nhập quốc tế; việc xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; việc tổ chức rà soát, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực đội ngũ ngành giáo dục tại địa phương; việc triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục; việc tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố có các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo...

c) Công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông

Đánh giá chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; chất lượng giáo dục đối với học sinh học 2 bui/ngày; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ; tình trạng học sinh bỏ học; đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT); thống kê số liệu học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm không vào THPT và bổ túc THPT; học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm không đi học đại học, cao đẳng.

d) Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học ngoại ngữ

- Đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh trung học; đổi mới hình thức tổ chức dạy học, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy học gắn với sản xuất kinh doanh; đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ, cho điểm và nhận xét, đánh giá qua các sản phẩm học tập của học sinh.

- Đánh giá các giải pháp nâng cao chất lượng dạy - học ngoại ngữ; thí điểm dạy học song ngữ Tiếng Anh đối với môn Toán và các môn Khoa học tự nhiên tại các trường THPT chuyên và các trường THCS, THPT khác có đủ điều kiện.

đ) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục: Đánh giá các điều kiện đảm bảo và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục; tình hình tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trên mạng; công tác tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện các văn bản về công nghệ thông tin của Bộ, Chính phủ; tình hình chỉ đạo và sử dụng sổ sách điện tử trong các nhà trường; tổ chức họp giao ban, hội thảo, giảng dạy, tập huấn và liên kết đào tạo từ xa qua mạng giáo dục; công tác bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; công tác đầu tư hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin trong các cơ s giáo dục và đào tạo; triển khai kết nối Internet băng thông rộng.

e) Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học: Đánh giá việc đổi mới quản lý việc thực hiện chương trình đào tạo và kế hoạch giáo dục theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục, đào tạo...

g) Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo: Đánh giá mô hình giáo dục tiên tiến, chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, kiểm tra, đánh giá học sinh thí điểm tại địa phương; tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng đổi mới chương trình và tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học của địa phương; phát triển các chương trình hợp tác trao đổi học sinh, giáo viên với các trường nước ngoài; đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác về giáo dục với tổ chức quốc tế; việc quản lý các trường có yếu tố nước ngoài và sự hợp tác của các trường với cơ sở giáo dục quốc tế.

h) Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo.

i) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là ngun nhân lực chất lượng cao: Đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục của các cơ sở giáo dục chuyên, cơ sở giáo dục chất lượng cao.

2.2.2. Đối với 05 giải pháp phát triển ngành

Đánh giá việc triển khai các nội dung liên quan đến giáo dục ở các cấp học từ các giải pháp (nêu rõ kết quả đạt được, những hạn chế nguyên nhân).

a) Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo: Việc chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý và cải cách thủ tục hành chính ở các cơ sở giáo dục...

b) Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp: Đánh giá việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý...

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ