Công văn 2293/BHXH-KHĐT năm 2014 hướng dẫn lập dự toán thu, chi năm 2015 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 2293/BHXH-KHĐT
Ngày ban hành 26/06/2014
Ngày có hiệu lực 26/06/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Nguyễn Đình Khương
Lĩnh vực Bảo hiểm,Tài chính nhà nước

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2293/BHXH-KHĐT
V/v: “Hướng dẫn lập dự toán thu, chi năm 2015”

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Văn phòng;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
- Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân;
- Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn lập dự toán thu, chi năm 2015 như sau:

I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NĂM 2014

Để có căn cứ lập dự toán thu, chi năm 2015, yêu cầu các đơn vị đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi năm 2014 theo các nội dung cụ thể sau:

1. Đối với Bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh)

1.1. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu

a) Thu BHXH bắt buộc

- Trên cơ sở thực hiện 6 tháng đầu năm, ước thực hiện dự toán thu cả năm 2014. Phân tích các yếu tố tăng, giảm số đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc; quỹ lương và mức lương bình quân tham gia BHXH theo các mức đóng và theo từng khối quản lý: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xác định số đơn vị và số lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH, nhưng thực tế chưa tham gia, nêu rõ nguyên nhân.

- Nêu những khó khăn, thuận lợi và các biện pháp khắc phục, khả năng phấn đấu hoàn thành dự toán thu BHXH bắt buộc năm 2014.

b) Thu BHXH tự nguyện

- Đánh giá mức độ thực hiện dự toán thu năm 2014 trên cơ sở phân tích tình hình tăng, giảm số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, mức đóng bình quân của các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

- Nêu những khó khăn, thuận lợi và các biện pháp khắc phục, khả năng phấn đấu hoàn thành dự toán thu BHXH tự nguyện năm 2014.

c) Thu BHTN

- Đánh giá mức độ thực hiện dự toán thu năm 2014 trên cơ sở phân tích tình hình tăng, giảm số đối tượng tham gia BHTN (cụ thể cho từng nhóm đối tượng), mức đóng góp bình quân của các đối tượng tham gia BHTN; tình hình nợ đọng BHTN trên địa bàn, trong đó nêu rõ số tiền Ngân sách nhà nước nợ (bao gồm ngân sách địa phương và ngân sách trung ương).

- Nêu những khó khăn, thuận lợi và các biện pháp khắc phục, khả năng phấn đấu hoàn thành dự toán thu cả năm.

d) Thu BHYT

- Đánh giá mức độ thực hiện dự toán thu năm 2014 trên cơ sở phân tích tình hình tăng, giảm số đối tượng đóng BHYT; quỹ lương và mức lương bình quân tham gia BHYT theo các mức đóng và theo từng khối quản lý: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm so với số thực hiện của năm 2013 và ước thực hiện năm 2014 theo từng khối quản lý.

- Đánh giá tình hình triển khai Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn; nêu rõ những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện thu BHYT đối với các đối tượng tự nguyện tham gia; phân tích chi tiết theo từng loại đối tượng tham gia.

- Báo cáo cụ thể về các đối tượng học sinh, sinh viên (HSSV), đối tượng người nghèo, cận nghèo, đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi tham gia BHYT (trong đó số đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ); đánh giá khả năng thực hiện năm 2014, phân tích nguyên nhân cụ thể, yếu tố tác động chậm đóng BHYT cho đối tượng HSSV, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo và cận nghèo, nêu rõ số tiền NSNN nợ chưa đóng BHYT cho các đối tượng này.

e) Đánh giá tình hình nợ đọng và xử lý nợ BHXH, BHYT năm 2014

- Các địa phương chủ động tìm mọi biện pháp tăng thu, giảm nợ và khắc phục ngay tình trạng các tháng đầu và giữa quý có tỷ lệ thu thấp, tỷ lệ nợ cao. Phấn đấu số nợ năm 2014 giảm hơn so với thời điểm cuối năm 2013.

- Xác định số nợ đến 31/12/2013, dự kiến số nợ thời điểm 31/12/2014. Tổng hợp và phân tích số nợ theo các nội dung: Nợ BHXH, nợ BHYT, nợ BHTN; nợ do chủ sử dụng lao động nợ; nợ do ngân sách (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) nợ; nợ dưới 6 tháng, nợ từ 6 tháng đến dưới 1 năm, nợ trên một năm; nguyên nhân của tình hình nợ đọng.

1.2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi BHXH, BHYT, BHTN

a) Chi BHXH bắt buộc (nguồn NSNN và nguồn quỹ), chi BHXH tự nguyện, chi BHTN

- Căn cứ tình hình đối tượng hưởng và chi trả BHXH 6 tháng đầu năm, ước thực hiện đối tượng hưởng và chi trả cả năm 2014 theo từng nguồn kinh phí (chi tiết cho từng loại đối tượng theo quỹ thành phần), phân tích tình hình biến động tăng, giảm đối tượng và nguyên nhân chính tác động đến việc tăng, giảm đối tượng, tăng giảm chi trả chế độ BHXH.

- Báo cáo tình hình thực hiện chi trợ cấp BHXH theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu (Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg), cụ thể số người hưởng, tổng số tiền chi trả để BHXH Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính bổ sung kinh phí theo đúng quy định.

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn vướng mắc khi thực hiện công tác quản lý đối tượng và chi BHXH của địa phương.

- Đánh giá tình hình thực hiện chi BHTN năm 2014 (chi tiết số lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp, số tiền của đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng, 6 tháng) trên cơ sở phân tích tình hình biến động tăng, giảm đối tượng, những nguyên nhân chính tác động đến việc tăng, giảm đối tượng; nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ