Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Số hiệu | 26/QĐ-BHXH |
Ngày ban hành | 08/01/2014 |
Ngày có hiệu lực | 08/01/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Người ký | Lê Bạch Hồng |
Lĩnh vực | Đầu tư,Bảo hiểm,Xây dựng - Đô thị |
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/QĐ-BHXH |
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2014 |
VỀ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng công trình và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Nghị định số 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 134/2011/TT-BTC ngày 30/09/2011 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 359/QĐ-BHXH ngày 11/02/2010 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình của ngành Bảo hiểm xã hội và Quyết định số 53/QĐ-BHXH ngày 15/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 359/QĐ-BHXH ngày 11/02/2010 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 242/QĐ-BHXH ngày 16/3/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bãi bỏ Khoản 5, Điều 1 Quyết định 359/QĐ-BHXH ngày 11/2/2010 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình của ngành Bảo hiểm xã hội.
Điều 3. Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
VỀ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TRONG HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Quy định này quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, bao gồm:
1. Kế hoạch đầu tư xây dựng công trình;
2. Công tác chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư xây dựng công trình đưa vào sử dụng;
3. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư;
4. Quản lý, lưu trữ hồ sơ và báo cáo.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam phải được quản lý và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/QĐ-BHXH |
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2014 |
VỀ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng công trình và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Nghị định số 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 134/2011/TT-BTC ngày 30/09/2011 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 359/QĐ-BHXH ngày 11/02/2010 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình của ngành Bảo hiểm xã hội và Quyết định số 53/QĐ-BHXH ngày 15/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 359/QĐ-BHXH ngày 11/02/2010 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 242/QĐ-BHXH ngày 16/3/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bãi bỏ Khoản 5, Điều 1 Quyết định 359/QĐ-BHXH ngày 11/2/2010 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình của ngành Bảo hiểm xã hội.
Điều 3. Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
VỀ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TRONG HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Quy định này quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, bao gồm:
1. Kế hoạch đầu tư xây dựng công trình;
2. Công tác chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư xây dựng công trình đưa vào sử dụng;
3. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư;
4. Quản lý, lưu trữ hồ sơ và báo cáo.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam phải được quản lý và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam được quản lý tập trung, thống nhất; có sự phân cấp rõ ràng, chặt chẽ giữa các cấp trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư.
3. Việc đầu tư xây dựng công trình phải căn cứ vào chiến lược phát triển chung của BHXH Việt Nam; quy hoạch phát triển hệ thống trụ sở của Ngành; đầu tư xây dựng công trình cấp bách khác được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, quyết định.
4. Đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả tuân thủ quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, định mức; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng của địa phương; đảm bảo quốc phòng - an ninh, mỹ quan và an toàn môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa xã hội của từng địa phương, từng vùng và đặc thù hoạt động của đơn vị quản lý sử dụng công trình; thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí và các tiêu cực khác có thể phát sinh trong đầu tư xây dựng công trình.
Điều 3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam được phân loại theo quy mô và tính chất dự án theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình làm cơ sở để xác định thủ tục, trình tự thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.
2. Phân loại theo tính chất dự án đầu tư xây dựng công trình, gồm có
a) Dự án đầu tư xây dựng mới, gồm có: Trụ sở làm việc; các công trình phụ trợ như nhà để xe, trạm biến áp... và các hạng mục tương tự khác (nếu có);
b) Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng: Nhằm bổ sung, nâng cấp một số hạng mục, tăng giá trị tài sản (tăng quy mô đã đầu tư) để nâng cao chất lượng sử dụng công trình, tăng công suất so với thiết kế ban đầu hoặc vẫn giữ nguyên công suất thiết kế ban đầu nhưng làm thay đổi kết cấu, kiến trúc công trình. Thuộc loại này là các dự án đầu tư để mở rộng diện tích làm việc, lắp đặt thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hạng mục khác có tính chất tương tự;
c) Dự án cải tạo, sửa chữa: Nhằm duy trì hoạt động theo công suất thiết kế ban đầu. Thuộc loại này là các dự án cải tạo, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn trụ sở làm việc và các công trình xây dựng khác mà việc cải tạo, sửa chữa này không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và công suất thiết kế ban đầu của công trình.
3. Phân loại theo nguồn vốn đầu tư
a) Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (nếu có);
b) Vốn đầu tư phát triển của BHXH Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).
1. Đối với BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh): BHXH tỉnh là chủ đầu tư tất cả các dự án đầu tư của ngành BHXH trên địa bàn hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do mình quản lý.
2. Đối với các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, Tổng Giám đốc giao cho đơn vị hoặc thành lập Ban quản lý dự án để quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
Điều 5. Đơn vị đầu mối thẩm định, thẩm tra
1. Tại BHXH tỉnh, đơn vị đầu mối thẩm định, thẩm tra tham mưu giúp Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư và người quyết định đầu tư theo phân cấp trong quản lý dự án là Phòng Kế hoạch - Tài chính.
Đối với chủ đầu tư là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, tổ chức, cá nhân được chủ đầu tư giao làm đầu mối thẩm định giúp chủ đầu tư thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Tại BHXH Việt Nam đơn vị đầu mối thẩm định, thẩm tra tham mưu giúp Tổng Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người quyết định đầu tư trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam là Ban Kế hoạch - Tài chính.
Mục 1: KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được BHXH Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư trước khi đăng ký kế hoạch vốn đầu tư và tổ chức lập dự án.
1. Lập chủ trương đầu tư
a) Hàng năm, căn cứ vào quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý cải tạo và xây dựng mới công sở, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng của địa phương, …, BHXH tỉnh nghiên cứu, đề xuất chủ trương đầu tư trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
b) Nội dung chủ trương đầu tư được lập dưới hình thức tờ trình theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Quy định này.
2. Thời hạn lập, gửi và phê duyệt chủ trương đầu tư
a) Thời gian lập, gửi: Chủ đầu tư có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình, phải lập chủ trương đầu tư trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trước ngày 15 tháng 5 của năm trước năm kế hoạch và theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
b) Phê duyệt chủ trương đầu tư
- Ban Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, khảo sát, tổng hợp, trình Tổng Giám đốc phê duyệt chủ trương đầu tư, danh mục đầu tư trước 15 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch cho các dự án đủ điều kiện thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.
- Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư theo Phụ lục số 3 tại Quy định này.
1. Lập kế hoạch vốn đầu tư
Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước về việc lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án.
2. Nội dung kế hoạch vốn đầu tư
Kế hoạch vốn đầu tư phải được lập chi tiết cho từng loại dự án: dự án chuẩn bị đầu tư, dự án khởi công mới, dự án chuyển tiếp. Kế hoạch vốn đầu tư được lập gồm phần thuyết minh và mẫu biểu kèm theo:
a) Phần thuyết minh
- Đối với dự án chuẩn bị đầu tư: thuyết minh rõ nội dung công tác chuẩn bị đầu tư, dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư, thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư.
- Đối với dự án khởi công mới: thuyết minh rõ tên dự án, thời gian thực hiện dự án, tổng mức đầu tư. Dự kiến khối lượng hoàn thành trong năm kế hoạch và nhu cầu số vốn để thanh toán.
- Đối với dự án chuyển tiếp cần thuyết minh rõ các nội dung sau: Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán được duyệt; giá trị và khối lượng thực hiện (ước thực hiện) từ khi khởi công đến hết năm hiện hành (31/12); đánh giá tiến độ thi công và chất lượng công trình, nếu chậm trễ tiến độ cần nêu rõ lý do và kiến nghị xử lý; vốn đầu tư đã được cấp từ khởi công đến thời điểm báo cáo; dự kiến khối lượng hoàn thành trong năm kế hoạch và nhu cầu vốn để thanh toán.
b) Phần mẫu biểu: lập theo Phụ lục số 4 tại Quy định này.
3. Thời hạn lập, gửi và phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư
a) Chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cùng với kế hoạch hàng năm; đồng thời gửi kèm theo các hồ sơ như sau:
- Đối với dự án chuẩn bị đầu tư: Dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư.
- Đối với dự án khởi công mới: Hồ sơ trình phê duyệt dự án (báo cáo kinh tế kỹ thuật) quy định tại Khoản 2, Điều 13 và Khoản 2, Điều 14 Quy định này hoặc quyết định phê duyệt dự án đối với dự án phân cấp cho BHXH tỉnh phê duyệt (dự án có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng).
- Đối với dự án chuyển tiếp: Quyết định phê duyệt điều chỉnh thiết kế, dự toán công trình (nếu có).
b) Ban Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp, trình Tổng Giám đốc phê duyệt, gửi Bộ Tài chính theo quy định.
Điều 8. Phân bổ và thông báo kế hoạch vốn đầu tư
1. Các dự án được bố trí vốn theo tiến độ thực hiện dự án nhưng không quá 3 năm đối với dự án nhóm C, không quá 5 năm đối với dự án nhóm B.
2. Để được phân bổ vốn và thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm kế hoạch thì Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (gồm cả dự án phân cấp cho Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt) phải được phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 của năm trước năm kế hoạch.
3. Chủ đầu tư phải đăng ký mã số dự án, bao gồm cả dự án chuẩn bị đầu tư và gửi mã số dự án về BHXH Việt Nam trước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch. Nếu đến 31 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch, chủ đầu tư vẫn chưa đăng ký được mã số dự án thì dự án sẽ không được phân bổ vốn đầu tư.
4. Sau khi nhận được quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với BHXH Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định giao Kế hoạch vốn đầu tư theo danh mục dự án. Kế hoạch vốn đầu tư theo danh mục dự án được gửi tới các chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước làm cơ sở thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư; đồng thời gửi tới Bộ Tài chính để thẩm tra phân bổ vốn đầu tư theo quy định.
5. Trường hợp văn bản thẩm tra phân bổ vốn đầu tư của Bộ Tài chính có đề nghị xem xét lại các trường hợp phân bổ vốn chưa đúng quy định, BHXH Việt Nam sẽ rà soát, điều chỉnh lại cho phù hợp. Quyết định điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư là cơ sở để thanh toán cho các dự án; nếu trường hợp phải thu hồi số vốn đã giải ngân không đúng kế hoạch điều chỉnh, chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi để hoàn trả nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của BHXH Việt Nam.
6. Căn cứ vào báo cáo định kỳ, công văn đề nghị điều chuyển, điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn của chủ đầu tư gửi về BHXH Việt Nam trước ngày 15 tháng 10 của năm kế hoạch, Ban Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm tổng hợp lập phương án điều chỉnh kế hoạch vốn trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Kế hoạch điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư cho các dự án được phê duyệt được gửi Bộ Tài chính để thẩm tra, Kho bạc Nhà nước kiểm soát thanh toán vốn và thông báo trước để chủ đầu tư biết triển khai thực hiện trước ngày 31 tháng 12 của năm kế hoạch.
Mục 2: LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 9. Nội dung giai đoạn chuẩn bị đầu tư
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư có các nội dung cơ bản
a) Xác định địa điểm xây dựng công trình;
b) Bồi thường, hỗ trợ di dời, giải phóng mặt bằng (nếu có);
c) Lập phương án thiết kế kiến trúc công trình;
d) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình theo quy định.
2. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của việc triển khai từng dự án đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm xác định nội dung chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện.
Điều 10. Xác định địa điểm xây dựng công trình
Chủ đầu tư phải thực hiện các công việc
1. Điều tra, khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng;
2. Thực hiện các thủ tục pháp lý để được cấp có thẩm quyền giao đất hoặc được thỏa thuận địa điểm xây dựng;
3. Thực hiện các thủ tục để bồi thường, hỗ trợ di dời, giải phóng mặt bằng (nếu có).
Điều 11. Lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình
1. BHXH Việt Nam khuyến khích việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng có yêu cầu về kiến trúc. Việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn chi tiết của Bộ Xây dựng về thi tuyển thiết kế kiến trúc xây dựng công trình.
2. Các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng (không bao gồm dự án cải tạo, sửa chữa) trong hệ thống BHXH Việt Nam phải được lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình trước khi chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình).
3. Yêu cầu về lập phương án thiết kế kiến trúc
a) Phương án thiết kế phải được lập chi tiết, đầy đủ, rõ ràng; phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, quy hoạch tổng mặt bằng và kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt;
b) Phương án thiết kế kiến trúc được lập trên cơ sở loại, cấp công trình theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định số 15/2013/NĐ-CP).
c) Quy mô, diện tích sàn xây dựng trụ sở làm việc được tính toán theo quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp tại Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
4. Lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình
Chủ đầu tư lựa chọn một đơn vị tư vấn thiết kế có đủ điều kiện, năng lực, kinh nghiệm đề xuất tối thiểu 03 phương án thiết kế kiến trúc để chủ đầu tư lựa chọn phương án tốt nhất trình BHXH Việt Nam cho ý kiến trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Hồ sơ trình phương án thiết kế kiến trúc
a) Tờ trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về phương án thiết kế kiến trúc, trong đó phải tổng hợp và báo cáo kết quả lựa chọn phương án, đề xuất phương án chọn để xây dựng công trình.
b) Các phương án đề xuất.
6. Về thẩm định, trình duyệt phương án thiết kế kiến trúc công trình
Ban Kế hoạch - Tài chính là đơn vị đầu mối tổ chức giúp Tổng Giám đốc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của người quyết định đầu tư trong việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc xây dựng công trình theo quy định của pháp luật và thẩm định phương án kiến trúc của chủ đầu tư lựa chọn để trình Tổng Giám đốc xem xét, chấp thuận phương án kiến trúc (theo Phụ lục số 6).
Điều 12. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điểm 1, 2 Điều 18 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP. Nhiệm vụ thiết kế phải phù hợp với chủ trương đầu tư và phương án thiết kế kiến trúc đã được Tổng Giám đốc phê duyệt.
2. Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt là căn cứ để nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Trước khi phê duyệt, chủ đầu tư có thể mời tổ chức, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi thấy cần thiết.
Điều 13. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Lập dự án đầu tư
a) Căn cứ chủ trương đầu tư và phương án kiến trúc được chấp thuận, các dự án xây dựng mới, nâng cấp mở rộng, cải tạo sửa chữa có tổng mức vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên, chủ đầu tư tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt.
b) Nội dung dự án đầu tư: Thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây viết là Nghị định số 12/2009/NĐ-CP).
2. Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư của chủ đầu tư
Hồ sơ trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
a) Tờ trình thẩm định dự án đầu tư theo Phụ lục số 7 của quy định này;
b) Dự án bao gồm cả phần thuyết minh và thiết kế cơ sở;
c) Các văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền;
d) Hồ sơ giao đất (hoặc giấy thỏa thuận địa điểm xây dựng do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp);
đ) Hồ sơ năng lực đơn vị tư vấn; Kết quả lựa chọn nhà thầu tư vấn; Hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn; Biên bản nghiệm thu thiết kế cơ sở;
e) Các tài liệu khác có liên quan.
3. Thẩm định dự án đầu tư
Ban Kế hoạch - Tài chính là đầu mối tổ chức thẩm định dự án đầu tư trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt. Quá trình tổ chức thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2009/TT-BXD), cụ thể:
a) Nội dung thẩm định: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP. Việc lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan về thiết kế cơ sở và các vấn đề có liên quan khác (nếu có), được thực hiện thông qua Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trên địa bàn có công trình xây dựng.
b) Thời gian thẩm định dự án: Thực hiện theo Khoản 7, Điều 10 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.
c) Hồ sơ trình duyệt dự án đầu tư, gồm:
- Tờ trình phê duyệt dự án đầu tư (lập theo Phụ lục số 8 của Quy định này) kèm dự thảo Quyết định phê duyệt (lập theo Phụ lục số 9 của Quy định này);
- Báo cáo thẩm định dự án đầu tư (nếu có);
- Văn bản tham gia ý kiến của các đơn vị liên quan (nếu có);
- Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư của chủ đầu tư (theo Khoản 2 điều này).
Điều 14. Lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
1. Lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
a) Công trình xây dựng mới, nâng cấp mở rộng, cải tạo sửa chữa có tổng mức vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
- Đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng, căn cứ chủ trương đầu tư xây dựng, Ban quản lý dự án BHXH tỉnh tổ chức lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt.
- Đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 1 tỷ đến dưới 15 tỷ đồng, căn cứ chủ trương đầu tư xây dựng, phương án kiến trúc đã được chấp thuận, chủ đầu tư lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình trình BHXH Việt Nam phê duyệt.
b) Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình được lập theo quy định tại Khoản 4, Điều 35 Luật Xây dựng.
2. Hồ sơ trình thẩm định của chủ đầu tư (Ban quản lý dự án)
a) Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình lập theo Phụ lục số 11 của Quy định này;
b) Hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (thiết kế bản vẽ thi công, thuyết minh tính toán, hồ sơ dự toán lập theo nội dung hướng dẫn của Bộ Xây dựng gửi kèm đĩa Copy dự toán đã chuyển sang Excel hoặc phần mềm dự toán ACITT của Bộ Xây dựng), toàn bộ hồ sơ gồm 01 bộ gốc;
c) Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán lập theo Phụ lục số 12 của Quy định này, kèm theo kết quả thẩm tra của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; công bố giá vật liệu (tháng, quý gần nhất thời điểm trình thẩm định), kết quả thẩm định giá một số vật tư (nếu cần thiết) và các văn bản hướng dẫn quản lý giá của địa phương nơi có công trình xây dựng; các văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan (nếu có);
d) Kết quả thẩm định hạng mục mạng máy tính của Trung tâm Thông tin của BHXH Việt Nam;
đ) Hồ sơ giao đất (hoặc giấy thỏa thuận địa điểm xây dựng do cơ quan chức năng tại địa phương cấp, đền bù giải phóng mặt bằng...); hồ sơ năng lực đơn vị tư vấn; chứng chỉ hành nghề của người chủ trì hoặc người chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (bản sao); hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn; biên bản nghiệm thu thiết kế bàn vẽ thi công; văn bản phê duyệt lựa chọn các nhà thầu tư vấn...;
e) Kế hoạch đấu thầu của dự án;
g) Báo cáo kết quả khoan khảo sát địa chất công trình kèm dự toán, Hợp đồng khoan khảo sát (toàn bộ gồm 01 bộ gốc);
h) Các tài liệu khác có liên quan.
3. Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
a) Đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng
- Ban quản lý dự án BHXH tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán trình chủ đầu tư (người quyết định đầu tư) phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính là đầu mối tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt.
b) Đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 1 tỷ đến dưới 15 tỷ đồng
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán để trình BHXH Việt Nam phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
- Ban Kế hoạch - Tài chính là đầu mối tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
c) Nội dung và thời gian thẩm định: Thực hiện theo Điều 3 của Thông tư số 03/2009/TT-BXD.
d) Hồ sơ thẩm định trình duyệt của đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định, gồm:
- Tờ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo Phụ lục số 13 của Quy định này, kèm theo dự thảo Quyết định phê duyệt theo Phụ lục số 14 của Quy định này;
- Hồ sơ trình thẩm định của chủ đầu tư theo Khoản 2 Điều này;
- Văn bản góp ý của các cơ quan liên quan (nếu có).
Điều 15. Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Điều chỉnh dự án đầu tư
a) Điều kiện điều chỉnh dự án
Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 của Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Điều 14 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Xây dựng; Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Cụ thể điều kiện điều chỉnh dự án:
- Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
- Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
- Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án;
- Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
b) Thẩm quyền điều chỉnh dự án
Khi dự án đảm bảo điều kiện được điều chỉnh theo quy định nêu trên, chủ đầu tư báo cáo BHXH Việt Nam bằng văn bản những nội dung điều chỉnh dự án và chỉ được thực hiện điều chỉnh khi BHXH Việt Nam có ý kiến bằng văn bản về những nội dung điều chỉnh, thì thẩm quyền điều chỉnh như sau:
- Khi điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô (công suất thiết kế, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình chính, công trình phụ và các công trình khác), mục tiêu đầu tư và không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được phép điều chỉnh dự án (hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật). Sau khi điều chỉnh, chủ đầu tư phải gửi Quyết định phê duyệt điều chỉnh về BHXH Việt Nam để theo dõi, quản lý, kiểm tra, theo dõi và cấp phát vốn đầu tư. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Trường hợp điều chỉnh dự án về tổng mức đầu tư không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt và không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án thì chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.
Trường hợp khi thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư, kể cả sử dụng chi phí dự phòng để điều chỉnh mà không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định việc điều chỉnh.
- Khi điều chỉnh dự án (hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) làm thay đổi thiết kế cơ sở (hoặc thiết kế bản vẽ thi công) về kiến trúc, quy hoạch, quy mô, mục tiêu đầu tư ban đầu hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
2. Tờ trình phê duyệt điều chỉnh dự án được lập theo Phụ lục số 10 của Quy định này.
Điều 16. Quy mô và cấp độ hoàn thiện
Quy mô đầu tư, cấp độ hoàn thiện được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH Việt Nam tại Phụ lục số 5 của Quy định này.
Mục 3: THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 17. Nội dung giai đoạn thực hiện đầu tư
1. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng: Nếu phải thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư phải làm việc với các cơ quan chức năng của địa phương để lập và trình phê duyệt phương án, giá bồi thường (dự toán kinh phí bồi thường phải do cơ quan chức năng có thẩm quyền của địa phương phê duyệt). Thực hiện các thủ tục thanh lý tài sản (nếu có); phá dỡ công trình cũ (nếu có); rà phá bom mìn (nếu có) và các công việc khác liên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
2. Tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế xây dựng công trình, dự toán công trình.
3. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, dự toán công trình.
4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn.
5. Xin cấp giấy phép xây dựng (trừ các công trình cải tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu, an toàn của công trình).
6. Tiến hành thi công xây lắp; mua sắm, lắp đặt thiết bị (nếu có); kiểm tra, giám sát, quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình và chất lượng thiết bị.
7. Nghiệm thu công trình và giải quyết sự cố công trình (nếu có).
8. Lập các thủ tục theo quy định để tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư.
1. Chủ đầu tư thuê đơn vị có đủ năng lực, tư cách pháp nhân thực hiện khảo sát địa chất công trình, lập các tài liệu cần thiết khác để phục vụ cho việc thiết kế công trình. Việc thăm dò, khảo sát địa chất phải thực hiện theo đúng quy trình, quy phạm, cung cấp tài liệu đầy đủ, chính xác để phục vụ cho công tác thiết kế công trình tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.
2. Thực hiện quản lý chất lượng khảo sát xây dựng theo quy định tại Chương II Nghị định số 15/2013/NĐ-CP.
3. Nhiệm vụ, phương án và kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện khảo sát địa chất công trình phải được chủ đầu tư phê duyệt trước khi thực hiện.
4. Hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ, phương án và đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát của ban quản lý dự án, gồm:
a) Tờ trình đề nghị chủ đầu tư phê duyệt nhiệm vụ khoan khảo sát và kết quả lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng;
b) Nhiệm vụ khảo sát;
c) Hồ sơ đề xuất của đơn vị tư vấn (Giấy đăng ký kinh doanh, dự toán, phương án khoan khảo sát và hồ sơ năng lực kinh nghiệm… của nhà thầu được lựa chọn).
Điều 19. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình
1. Lập thiết kế xây dựng công trình
a) Thiết kế xây dựng công trình gồm loại thiết kế 1 bước, thiết kế 2 bước và thiết kế 3 bước, cụ thể:
- Thiết kế 1 bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
- Thiết kế 2 bước: Đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, gồm:
+ Thiết kế cơ sở (phải tuân thủ theo phương án thiết kế kiến trúc được duyệt);
+ Thiết kế bản vẽ thi công (phải tuân thủ theo thiết kế cơ sở được duyệt).
- Thiết kế 3 bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và cấp II có kỹ thuật phức tạp do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định.
b) Hồ sơ thiết kế, dự toán
- Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Mục 1, Điều 20 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP.
- Dự toán công trình thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (sau đây viết tắt là Nghị định số 112/2009/NĐ-CP).
- Lập thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán sau khi Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt dự án.
- Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán công trình trong phạm vi dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư đã được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt.
2. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán
a) Nội dung thẩm định, phê duyệt thiết kế
Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế công trình theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, cụ thể:
* Thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với trường hợp thiết kế ba bước:
- Đối với thiết kế kỹ thuật: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:
+ Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
+ Sự hợp lý của giải pháp kết cấu công trình;
+ Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
+ Đánh giá mức độ an toàn công trình;
+ Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
+ Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản.
- Đối với thiết kế bản vẽ thi công
Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được ủy quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công và ký xác nhận trong bản vẽ trước khi phê duyệt.
* Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế hai bước và thiết kế một bước:
- Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.
- Nội dung thẩm định thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện như đối với thẩm định thiết kế kỹ thuật.
- Việc đóng dấu xác nhận bản vẽ trước khi đưa ra thi công thực hiện như đối với trường hợp thiết kế 3 bước.
b) Nội dung thẩm định, phê duyệt dự toán công trình:
Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán công trình theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP.
* Nội dung thẩm định bao gồm:
- Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế;
- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình;
- Xác định giá dự toán công trình.
* Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm định thì được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn thực hiện thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra.
* Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình (trừ các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thật do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt) sau khi đã thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
Phòng Kế hoạch - Tài chính là đầu mối tổ chức thẩm định hồ sơ trước khi trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt.
3. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế và dự toán
a) Tờ trình thẩm định thiết kế và dự toán (lập theo Phụ lục số 15 của Quy định này);
b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, thuyết minh tính toán, hồ sơ dự toán lập theo nội dung hướng dẫn của Bộ Xây dựng, kèm theo Kết quả thẩm tra của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; các văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan (nếu có);
c) Các tài liệu khác có liên quan.
4. Hồ sơ trình phê duyệt thiết kế và dự toán
a) Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán (lập theo Phụ lục số 12 của Quy định này), kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán (lập theo Phụ lục số 16 của Quy định này);
b) Kết quả thẩm định hạng mục mạng máy tính của Trung tâm Thông tin BHXH Việt Nam;
c) Hồ sơ trình duyệt thiết kế và dự toán của Ban quản lý dự án (theo Khoản 3 Điều này).
5. Điều chỉnh thiết kế và dự toán công trình
a) Thay đổi thiết kế công trình
Thay đổi thiết kế công trình: Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, cụ thể:
* Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt được thay đổi trong các trường hợp sau đây:
- Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế;
- Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.
* Đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước, khi điều chỉnh thiết kế làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, mục tiêu, quy mô hoặc làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt của công trình thì chủ đầu tư phải trình BHXH Việt Nam thẩm định, phê duyệt lại nội dung điều chỉnh. Trường hợp còn lại, chủ đầu tư báo cáo BHXH Việt Nam bằng văn bản những nội dung điều chỉnh thiết kế và chỉ được thực hiện phê duyệt điều chỉnh khi BHXH Việt Nam có ý kiến bằng văn bản về những nội dung điều chỉnh. Những nội dung điều chỉnh thiết kế phải được thẩm tra, thẩm định, phê duyệt lại theo quy định.
* Nhà thầu thiết kế có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi các thiết kế bất hợp lý do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư.
* Chủ đầu tư có quyền thuê nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thiết kế thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế phải chịu trách nhiệm về những nội dung do mình thực hiện.
b) Điều chỉnh dự toán công trình
Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP, cụ thể:
* Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP;
- Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt tổng mức đầu tư công trình đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.
* Dự toán công trình điều chỉnh được xác định theo phương pháp bù trừ trực tiếp, phương pháp hệ số điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh bằng chỉ số giá xây dựng và các phương pháp khác. Giá trị phần điều chỉnh theo trường hợp nêu tại Điểm a, Khoản 4 Điều này được xác định riêng khi thực hiện bổ sung vào dự toán điều chỉnh (nếu có).
* Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh. Đối với các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nếu giá trị dự toán công trình điều chỉnh không vượt giá trị dự toán đã được người quyết định đầu tư phê duyệt thì chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt; trường hợp vượt tổng dự toán đã được người quyết định đầu tư phê duyệt thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư trước khi tổ chức thẩm định dự toán và trình người quyết định đầu tư phê duyệt.
Việc điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán cho công trình trước khi thực hiện chủ đầu tư phải báo cáo BHXH Việt Nam bằng văn bản và chỉ được thực hiện khi BHXH Việt Nam có ý kiến bằng văn bản.
Giấy phép xây dựng công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền ban hành:
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
d) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giấy phép xây dựng bao gồm các loại
a) Xây dựng mới;
b) Sửa chữa, cải tạo;
c) Di dời công trình.
3. Đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Đối với công trình không theo tuyến, chỉ được cấp giấy phép xây dựng tối đa 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn xây dựng phần móng và tầng hầm (nếu có) và giai đoạn xây dựng phần thân của công trình.
4. Đối với dự án gồm nhiều công trình, chủ đầu tư có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng cho một, nhiều hoặc tất cả các công trình thuộc dự án.
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Chương II Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 85/2009/NĐ-CP).
Kế hoạch đấu thầu phải được phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư.
1. Lập kế hoạch đấu thầu
a) Kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án; trường hợp chưa đủ điều kiện và thật cần thiết thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện trước.
b) Trong kế hoạch đấu thầu phải phân chia, nêu rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu bao gồm :
- Tên gói thầu;
- Giá gói thầu;
- Nguồn vốn;
- Hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu;
- Thời gian lựa chọn nhà thầu;
- Hình thức hợp đồng;
- Thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
a) Đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì Ban quản lý dự án BHXH tỉnh gửi kế hoạch đấu thầu cho Phòng Kế hoạch - Tài chính thẩm định để trình lên Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kế hoạch đấu thầu cho Ban Kế hoạch - Tài chính thẩm định để trình lên BHXH Việt Nam xem xét, phê duyệt.
c) Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, Ban quản lý dự án BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi kế hoạch đấu thầu cho Phòng Kế hoạch - Tài chính thẩm định để trình lên Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phê duyệt.
3. Hồ sơ trình duyệt kế hoạch đấu thầu của chủ đầu tư (Ban quản lý dự án)
a) Đối với dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên hồ sơ, gồm:
- Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu theo mẫu hướng dẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Phân công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan tới chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
+ Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định từ Điều 18 đến Điều 24 Luật Đấu thầu, Khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 (Luật sửa đổi) và Điều 97 Luật Xây dựng;
+ Phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu;
+ Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu (nếu có).
- Dự thảo văn bản phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
- Các tài liệu kèm theo:
+ Bản chụp các tài liệu: Quyết định phê duyệt dự án; quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán của chủ đầu tư; các văn bản pháp lý khác có liên quan;
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ dự toán lập theo nội dung hướng dẫn của Bộ Xây dựng gửi kèm đĩa Copy dự toán đã chuyển sang Excel hoặc phần mềm dự toán ACITT của Bộ Xây dựng (toàn bộ hồ sơ gồm 01 bộ gốc);
+ Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán lập, kèm theo kết quả thẩm tra của của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; công bố giá vật liệu (tháng, quý gần nhất thời điểm trình phê duyệt), kết quả thẩm định giá một số vật tư (nếu cần thiết) và các văn bản hướng dẫn quản lý giá của địa phương nơi có công trình xây dựng; các văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan;
+ Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
b) Đối với những dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình). Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) gửi văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án kèm với hồ sơ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình theo Khoản 2, Điều 14 của Quy định này.
Trường hợp kế hoạch đấu thầu của dự án được phê duyệt sau khi phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thì chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) gửi văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án kèm Công bố giá vật liệu (tháng, quý gần nhất thời điểm trình phê duyệt), kết quả thẩm định giá một số vật tư (nếu cần thiết) và các văn bản hướng dẫn quản lý giá của địa phương nơi có công trình xây dựng.
4. Thẩm định kế hoạch đấu thầu
a) Đơn vị đầu mối thẩm định tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu trình người quyết định đầu tư theo phân cấp phê duyệt.
b) Nội dung và thời gian thẩm định: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
c) Báo cáo kết quả thẩm định kế hoạch đấu thầu do đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định lập theo Khoản 1, Điều 12 Nghị định 85/2009/NĐ-CP, trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định đồng thời gửi cho chủ đầu tư để lưu trữ hồ sơ đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện.
5. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu
a) Đối với dự án phải lập dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu được phê duyệt riêng bằng quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
b) Đối với những dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, kế hoạch đấu thầu được phê duyệt trong quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (trừ một số trường hợp được phê duyệt riêng).
Điều 22. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm chọn được nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư và các mục tiêu của dự án. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng trong hệ thống BHXH Việt Nam thực hiện theo quy định Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Chương 5, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định số 85/2009/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. BHXH Việt Nam hướng dẫn việc lựa chọn nhà thầu trong phạm vi áp dụng của Quy định này. Cụ thể:
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Hình thức lựa chọn nhà thầu được Tổng Giám đốc phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu gồm các hình thức sau:
a) Đấu thầu rộng rãi
- Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, Ban quản lý dự án của BHXH tỉnh (Bên mời thầu) phải đăng tải các thông tin theo quy định về điều kiện, thời gian dự thầu (Điều 5 Luật Đấu thầu) trên tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, ngoài ra có thể thông báo thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Hình thức đấu thầu rộng rãi là hình thức cơ bản để áp dụng cho các gói thầu trong hệ thống BHXH Việt Nam.
b) Chỉ định thầu: Thực hiện theo quy định tại Điều 40, Điều 41 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, cụ thể:
- Là hình thức chọn trực tiếp một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
- Hình thức chỉ định thầu chỉ áp dụng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 3 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu không quá 2 tỷ đồng, gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển khi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định 85/2009/NĐ-CP.
- Bên mời thầu tổ chức lập hồ sơ yêu cầu, chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu được nhận hồ sơ yêu cầu. Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu đã được chủ đầu tư xác định. Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất trên cơ sở hồ sơ yêu cầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương mại. Bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định thầu và báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu.
- Nội dung hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng được thực hiện theo quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại Khoản 2, Điều 41 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
c) Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa: Thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, cụ thể:
- Chỉ áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, có sẵn trên thị trường, có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng, có giá trị dưới 2 tỷ đồng.
- Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu. Hồ sơ yêu cầu bao gồm yêu cầu về mặt kỹ thuật như số lượng, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật, thời hạn cung cấp hàng hóa, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất, thời điểm nộp hồ sơ đề xuất, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu. Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí ‘đạt’, ‘không đạt’ và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.
- Bên mời thầu thông báo mời chào hàng trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu để các nhà thầu quan tâm tham dự. Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời chào hàng. Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu tới trước thời điểm kết thúc thời hạn nộp hồ sơ đề xuất cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia để đảm bảo nhận được tối thiểu 3 hồ sơ đề xuất từ 3 nhà thầu khác nhau. Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 5 ngày. Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc bằng fax. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất. Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu chào hàng. Trên cơ sở báo cáo kết quả chào hàng do bên mời thầu trình, báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả chào hàng.
- Nội dung hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
d) Hồ sơ trình duyệt kết quả chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh của bên mời thầu gồm:
- Tờ trình;
- Báo cáo kết quả chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh của bên mời thầu theo nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 71 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
- Dự thảo Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh.
- Tài liệu liên quan gồm:
+ Hồ sơ yêu cầu và văn bản phê duyệt hồ sơ yêu cầu;
+ Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất;
+ Các văn bản tài liệu liên quan khác như: đăng ký thông báo chào hàng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bản tin thông báo mời chào hàng khi được đăng tải, phát hành hồ sơ ...
đ) Báo cáo thẩm định của đơn vị đấu mối thẩm định về kết quả chỉ định thầu, kết quả chào hàng cạnh tranh được lập theo nội dung quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 72 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP. Báo cáo thẩm định được trình lên chủ đầu tư xem xét, quyết định; đồng thời gửi cho bên mời thầu để lưu trữ hồ sơ đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện.
2. Quy định thời gian trong đấu thầu
a) Các mốc thời gian trong đấu thầu thực hiện theo Điều 31 Luật Đấu thầu, Khoản 6, Điều 2 Luật sửa đổi và Điều 8 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, cụ thể:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ yêu cầu trong thời hạn tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình xin phê duyệt hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu (nếu có);
- Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của đơn vị đầu mối thẩm định;
- Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu song tối đa là 180 ngày, kể từ ngày đóng thầu. Trường hợp cần gia hạn thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì có thể yêu cầu nhà thầu gia hạn một hoặc nhiều lần nhưng bảo đảm tổng thời gian của tất cả các lần yêu cầu nhà thầu gia hạn không quá 30 ngày theo quy định tại Khoản 4, Điều 31 Luật Đấu thầu.
b) Trong quá trình thực hiện, các nội dung trong đấu thầu sau đây có thể được thực hiện đồng thời: sơ tuyển nhà thầu và lập hồ sơ mời thầu; phê duyệt hồ sơ mời thầu và thông báo mời thầu; phê duyệt kết quả đấu thầu và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
3. Phương thức đấu thầu
Thực hiện theo Điều 26 Luật Đấu thầu, cụ thể:
a) Đấu thầu 1 túi hồ sơ:
- Đề xuất về kỹ thuật và tài chính theo hồ sơ mời thầu;
- Mở thầu 1 lần;
- Áp dụng cho các gói thầu thực hiện đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa.
b) Đấu thầu 2 túi hồ sơ:
- Áp dụng cho các gói thầu tư vấn. Mở thầu làm 2 lần, theo trình tự của 2 túi để đánh giá tổng hợp; gồm: Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính.
4. Trình tự thực hiện đấu thầu
Trình tự thực hiện đấu thầu của bên mời thầu gồm các bước:
- Chuẩn bị đấu thầu;
- Tổ chức đấu thầu;
- Đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu;
- Thông báo kết quả đấu thầu;
- Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
- Ký kết hợp đồng.
a) Chuẩn bị đấu thầu:
* Lập hồ sơ mời thầu:
- Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
+ Quyết định đầu tư;
+ Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
+ Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt (đối với gói thầu xây lắp);
+ Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan;
+ Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc các quy định khác liên quan.
- Nội dung hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung theo quy định tại Khoản 2, Điều 32 Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Cụ thể như sau:
+ Yêu cầu về mặt kỹ thuật: đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn...; đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hóa (đặc tính, thông số kỹ thuật tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường...); đối với gói thầu xây lắp: yêu cầu theo hồ sơ thiết kế được duyệt, kèm theo bảng tiền lương, chỉ dẫn kỹ thuật...
+ Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại: các chi phí để thực hiện gói thầu giá chào, biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu...
+ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn theo nội dung quy định tại Điều 16 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
+ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo nội dung quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
+ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp theo nội dung quy định tại Điều 24, Điều 26 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
* Phê duyệt hồ sơ mời thầu:
Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại Khoản 19, Điều 2 Luật sửa đổi trên cơ sở báo cáo thẩm định của đơn vị đầu mối thẩm định.
* Mời thầu:
Thông báo mời thầu theo nội dung quy định tại Điều 5 Luật Đấu thầu:
- Thông báo trên Báo Đấu thầu;
- Trang thông tin điện tử về đấu thầu.
Các thông tin về đấu thầu sau khi được đăng tải trên Báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
b) Tổ chức đấu thầu
* Phát hành hồ sơ mời thầu
- Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu với mức giá bán quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP. Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu. Trường hợp bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu sẽ bị xử lý theo quy định tại Điểm m, Khoản 1, Điều 65 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
- Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 33 và Điều 34 Luật Đấu thầu.
* Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét chấp nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu.
* Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
- Hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bên mời thầu tiếp nhận quản lý theo chế độ hồ sơ “Mật”.
- Chủ đầu tư không nhận hồ sơ tài liệu bổ sung, kể cả thư giảm giá sau thời điểm đóng thầu.
- Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là không hợp lệ và phải trả lại cho bên dự thầu theo nguyên trạng.
* Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu
Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị và bên mời thầu chỉ chấp thuận nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu; văn bản đề nghị rút hồ sơ dự thầu phải được gửi riêng biệt với hồ sơ dự thầu.
* Mở thầu
- Bên mời thầu tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu, theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu, cụ thể:
- Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua hồ sơ thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu. Trình tự mở thầu được thực hiện như sau: Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự thầu; mở, đọc và ghi vào biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu sau đây: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu; thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giảm giá (nếu có) giá trị và thời gian hiệu lực của bảo đảm dự thầu; văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có); các thông tin khác có liên quan.
Biên bản mở thầu cần được đại diện bên mời thầu, đại diện các nhà thầu đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận.
Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu tiến hành theo tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu, theo nguyên tắc đánh giá quy định tại Điều 28 Luật Đấu thầu và trình tự đánh giá quy định tại Điều 35 Luật Đấu thầu, Khoản 9, Điều 2 Luật sửa đổi.
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
Đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, cụ thể:
* Đánh giá sơ bộ
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
+ Tính hợp lệ của đơn dự thầu;
+ Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh;
+ Các loại giấy tờ theo yêu cầu của của hồ sơ mời thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu; sự hợp lệ của đảm bảo dự thầu; các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu.
- Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
- Đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá năng lực kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển.
* Đánh giá chi tiết
- Đánh giá về kỹ thuật
Theo tiêu chuẩn đánh giá được quy định trong hồ sơ mời thầu, chấm theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”, hoặc chấm theo thang điểm tối đa (100, 1.000,...). Yêu cầu điểm kỹ thuật nhà thầu phải đạt được như sau:
Chấm theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”: tất cả các tiêu chuẩn tổng quát của hồ sơ dự thầu đều “đạt” đáp ứng theo hồ sơ mời thầu, nếu 1 trong các tiêu chuẩn tổng quát “không đạt” sẽ bị loại. Hoặc chấm theo thang điểm (100, 1.000,...). Mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật được quy định tùy theo tính chất của từng gói thầu nhưng phải đảm bảo không thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao không thấp hơn 80%.
Chỉ những hồ sơ dự thầu được chủ đầu tư phê duyệt đạt yêu cầu về kỹ thuật mới được xác định giá đánh giá. Trong quá trình xem xét phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể yêu cầu bên mời thầu đánh giá lại về mặt kỹ thuật đối với các hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm xấp xỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu song có giá dự thầu thấp và có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.
- Xác định giá đánh giá
+ Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 25 và Khoản 3, Điều 26 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
+ Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
- Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá
Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. Trường hợp chưa tiến hành sơ tuyển hoặc chưa đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu tại bước đánh giá sơ bộ thì sau khi chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá, bên mời thầu tiến hành đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp thứ nhất. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp thứ nhất không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và tiếp tục đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu được xếp hạng tiếp theo.
d) Trình duyệt và thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu
Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Đấu thầu, Khoản 10, Khoản 11, Điều 2 Luật sửa đổi và Khoản 2, Khoản 3 Điều 20, Điều 71, Điều 72 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
* Căn cứ báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia chấm thầu, bên mời thầu có nhiệm vụ trình kết quả đấu thầu để chủ đầu tư xem xét, quyết định.
* Đơn vị đầu mối thẩm định tổ chức thẩm định, trình chủ đầu tư xem xét phê duyệt kết quả đấu thầu.
* Hồ sơ trình phê duyệt kết quả đấu thầu của bên mời thầu gồm
- Tờ trình;
- Báo cáo kết quả đấu thầu của bên mời thầu theo nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 71 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu;
- Tài liệu liên quan gồm:
+ Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm các nội dung theo mẫu hướng dẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
+ Các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến quá trình tổ chức đấu thầu như: hồ sơ mời thầu, đăng ký thông báo mời thầu, bán hồ sơ mời thầu, biên bản đóng thầu, biên bản mở thầu, quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu...;
+ Toàn bộ hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu (bản sao) kèm theo đĩa copy giá dự thầu của các nhà thầu.
* Báo cáo thẩm định của đơn vị đầu mối thẩm định về kết quả đấu thầu được lập theo nội dung quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 72 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP. Báo cáo thẩm định được trình lên chủ đầu tư xem xét, quyết định; đồng thời gửi cho bên mời thầu để lưu trữ hồ sơ đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện.
đ) Thông báo trúng thầu, thương thảo, hoàn thiện ký kết hợp đồng
* Thông báo trúng thầu: Thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu.
* Thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng: Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 42 và Chương III Luật Đấu thầu, Khoản 16, Khoản 17, Điều 2 Luật sửa đổi và Mục 2 Chương VI Luật Xây dựng, trên cơ sở:
- Kết quả đấu thầu được chủ đầu tư phê duyệt;
- Theo mẫu hợp đồng quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
- Các nội dung của hồ sơ dự thầu;
- Các nội dung cần thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để chủ đầu tư và nhà thầu ký kết hợp đồng.
- Trường hợp thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành, chủ đầu tư xem xét quyết định hủy kết quả đấu thầu trước đó và quyết định lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo trúng thầu để có cơ sở pháp lý mời vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trong trường hợp này, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu nếu cần thiết.
Điều 23. Quản lý thi công xây dựng công trình
Việc quản lý thi công xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Chương 4 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Điều 24. Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Các hình thức quản lý dự án thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP. Hình thức quản lý dự án được người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
1. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý tất cả các dự án thuộc phạm vi mình quản lý trên cơ sở các nguyên tắc sau:
- Ban quản lý dự án sử dụng con dấu của chủ đầu tư để giao dịch khi tổ chức quản lý thực hiện dự án.
- Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án: phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Cơ cấu Ban quản lý dự án bao gồm:
+ Trưởng Ban: Do Giám đốc BHXH tỉnh lựa chọn trong số các cán bộ thuộc quyền quản lý của mình đảm nhiệm.
+ Phó Trưởng Ban: Do Giám đốc BHXH tỉnh lựa chọn trong số các cán bộ thuộc quyền quản lý của mình đảm nhiệm.
+ Kế toán: Do Giám đốc BHXH tỉnh lựa chọn trong số cán bộ (không bao gồm Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính) có chuyên môn về tài chính kế toán thuộc quyền quản lý của mình đảm nhiệm.
+ Thanh viên khác: là những người làm chuyên môn, nghiệp vụ (số lượng do chủ đầu tư quyết định). Đối với dự án là trụ sở BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh bổ sung thêm một thành viên của BHXH quận, huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh đối với nơi có công trình xây dựng trụ sở BHXH quận huyện, thị xã, thành phố đó.
+ Các thành viên Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Việc giao nhiệm vụ cho Ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án hoạt động theo quy chế do Giám đốc BHXH tỉnh ban hành, chịu trách nhiệm trước Giám đốc BHXH tỉnh và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Giám đốc BHXH tỉnh cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Ban quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ nhằm bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt.
- Giám đốc BHXH tỉnh phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho Ban quản lý dự án thực hiện.
- Ban quản lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được đồng ý của Giám đốc BHXH tỉnh.
2. Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
Điều 25. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
1. Việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam được thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình: Nghị định số 112/2009/NĐ-CP; Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định theo công trình, phù hợp với bước thiết kế xây dựng; được biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình và phải được lập, quản lý trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí trong hoạt động xây dựng, hệ thống giá xây dựng và cơ chế chính sách có liên quan phù hợp với quy định tại địa phương nơi xây dựng công trình do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 26. Cấp, tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình
1. Tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình:
a) Việc tạm ứng vốn, thu hồi vốn tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành giữa chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án với nhà thầu thực hiện theo đúng các quy định tại Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 48/2010/NĐ-CP), Chương VII Nghị định số 112/2009/NĐ-CP; Chương VIII, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP; Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 86/2011/TT-BTC) và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Việc tạm ứng vốn cho các loại hợp đồng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và phải được quy định rõ trong hợp đồng xây dựng. Vốn tạm ứng được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực; trường hợp trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì nhà thầu phải có bảo lãnh khoản tiền tạm ứng. Mức vốn tạm ứng không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho gói thầu và bằng mức thấp nhất quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC và văn bản quy định hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Các khoản tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình theo quy định giữa chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án với nhà thầu phải thực hiện bằng chuyển khoản. Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án chỉ được rút tiền mặt để chi tiêu đối với những khoản chi tiêu thuộc chi phí quản lý dự án.
d) Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án có trách nhiệm quản lý chặt chẽ vốn đầu tư được giao để thực hiện dự án. Việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư cho các nhà thầu tư vấn, xây lắp và cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị cho công trình phải căn cứ vào dự toán hoặc kết quả đấu thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các điều kiện thanh toán ghi trong hợp đồng xây dựng và các hồ sơ, chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định hiện hành, vốn đã tạm ứng phải được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu để thực hiện; hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP.
2. Cấp vốn đầu tư xây dựng công trình
a) Căn cứ vào thông báo kế hoạch vốn, vốn của dự án được cấp theo tiến độ thực hiện dự án theo tiến độ hoàn thành.
b) Ban Kế hoạch - Tài chính lập, trình Tổng Giám đốc phê duyệt danh sách cấp vốn theo tiến độ dự án hoàn thành và hướng dẫn việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
c) Ban Chi thực hiện cấp vốn, hạch toán kế toán các nghiệp vụ đầu tư xây dựng công trình.
Điều 27. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng phải thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 48/2010/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan. Một số nội dung được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Theo giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau: Hợp đồng trọn gói; Hợp đồng theo đơn giá cố định; Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; Hợp đồng theo thời gian; Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%).
a) Hợp đồng trọn gói
- Hợp đồng trọn gói áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không xác định được khối lượng và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói.
- Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp có bổ sung khối lượng theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP.
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định
- Hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực hiện công việc và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định đơn giá xây dựng công trình cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá.
- Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định trên cơ sở đơn giá cố định cho các công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng. Đơn giá cố định là đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh
- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu mà ở thời điểm ký kết hợp đồng xây dựng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc.
- Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá cho các công việc đã điều chỉnh trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc tương ứng. Điều chỉnh giá do trượt giá thực hiện theo phương pháp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 36 Nghị định số 48/2010/NĐ- CP.
d) Hợp đồng theo thời gian
- Hình thức theo thời gian được áp dụng cho những phần công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện.
- Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần, ngày, giờ.
đ) Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%)
- Hình thức theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản.
- Giá hợp đồng theo tỷ lệ (%) được tính theo tỷ lệ (%) giá trị của công trình hoặc giá trị khối lượng công việc. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) được xác định trong hợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc.
e) Trong một hợp đồng xây dựng có nhiều công việc tương ứng với các loại giá hợp đồng thì hợp đồng có thể áp dụng kết hợp các loại giá hợp đồng như quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Khoản này.
2. Việc lựa chọn các hình thức giá hợp đồng phải đảm bảo tính nhất quán từ hồ sơ trình kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ trình kết quả trúng thầu và khi thương thảo ký kết hợp đồng.
3. Ngoài việc thực hiện các quy định nêu trên, trong hợp đồng xây dựng chủ đầu tư bắt buộc phải ghi cụ thể các nội dung sau:
a) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng theo quy định tại Mục 4 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP.
b) Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP.
c) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xây dựng theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP.
4. Sau khi ký kết hợp đồng xây dựng, chủ đầu tư phải gửi hợp đồng về BHXH Việt Nam để quản lý, theo dõi.
Điều 28. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng tại các đơn vị BHXH Việt Nam phải đảm bảo đầy đủ điều kiện, năng lực được quy định tại Chương IV Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật về năng lực, điều kiện của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
Mục 4: KẾT THÚC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 29. Nội dung giai đoạn kết thúc đầu tư xây dựng, đưa công trình vào sử dụng
1. Nội dung công việc thực hiện khi kết thúc đầu tư xây dựng công trình, cụ thể:
a) Nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng;
b) Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình;
c) Vận hành và bảo hành công trình;
d) Quyết toán dự án hoàn thành.
2. Việc thực hiện các nội dung nêu trên phải tuân thủ đúng trình tự và nội dung theo quy định hiện hành.
Điều 30. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Trên cơ sở phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng và đề nghị của Ban quản lý dự án (nếu có), chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Trình tự, thủ tục nghiệm thu thực hiện theo quy định tại Điều 31, Điều 32 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình là một trong những căn cứ pháp lý để chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.
Sau 15 ngày, kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng, chủ đầu tư gửi báo cáo về quá trình thực hiện bằng văn bản và biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng về BHXH Việt Nam để quản lý và theo dõi.
Điều 31. Bàn giao công trình xây dựng
Công trình xây dựng chỉ được bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư khi đã hoàn thành công tác xây lắp theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng, kể cả việc hoàn thiện nội, ngoại thất và vệ sinh công trình...
Việc bảo hành công trình xây dựng và trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng thực hiện theo Chương 5, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, cụ thể:
1. Bảo hành công trình xây dựng
a) Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị. Thời hạn bảo hành công trình kể từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng hoặc căn cứ theo quy định của Hợp đồng xây dựng, Hợp đồng cung ứng thiết bị nhưng phải tuân theo quy định sau:
- Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I;
- Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại;
- Thời hạn bảo hành công trình nhà ở thực hiện theo quy định pháp luật về nhà ở.
b) Trong thời hạn bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình phải thực hiện việc bảo hành sau khi nhận được thông báo của chủ đầu tư. Nếu các nhà thầu nêu trên không tiến hành bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa.
c) Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; mức tiền bảo hành và việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
2. Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng
a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm sau đây:
- Vận hành, bảo trì công trình theo đúng quy định của quy trình vận hành, bảo trì công trình;
- Kiểm tra, phát hiện hư hỏng của công trình để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế;
- Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng;
- Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình.
b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình và phải chịu mọi chi phí khắc phục;
- Từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng.
c) Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng công trình tương ứng với phân công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.
Điều 33. Quyết toán dự án hoàn thành
Việc quyết toán dự án hoàn thành thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP; Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 19/2011/TT-BTC) và các quy định khác của pháp luật về quyết toán dự án hoàn thành.
1. Lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành ngay sau khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng với thời gian là không quá 12 tháng đối với dự án nhóm A; 9 tháng đối với dự án nhóm B; 6 tháng đối với dự án nhóm C; 3 tháng đối với dự án lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
b) Nội dung, biểu mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư số 19/2011/TT-BTC.
2. Kiểm toán dự án hoàn thành
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập có đủ năng lực, kinh nghiệm và có tư cách pháp nhân để kiểm toán các dự án hoàn thành trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Thời gian kiểm toán tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực, cụ thể: 8 tháng đối với dự án nhóm A; 6 tháng đối với dự án nhóm B; 4 tháng đối với dự án nhóm C.
3. Hồ sơ trình thẩm tra của chủ đầu tư (Ban quản lý dự án)
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính);
b) Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-BTC (bản chính);
c) Các văn bản pháp lý có liên quan theo Mẫu số 02/QTDA (bản chính hoặc bản sao);
d) Các hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có) giữa chủ đầu tư với các nhà thầu thực hiện dự án (bản chính hoặc bản sao);
đ) Các biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình, nghiệm thu lắp đặt thiết bị; Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án, công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng (bản chính hoặc bản sao);
e) Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A-B (bản chính);
g) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ sung (nếu có) và các hồ sơ chứng từ thanh toán có liên quan.
h) Nếu dự án có thuê kiểm toán thi phải có báo cáo kết quả kiểm toán dự án hoàn thành của đơn vị tư vấn kiểm toán (Bản gốc); kèm theo văn bản của ban quản lý dự án về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất, kiến nghị.
i) Kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan: Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán nhà nước; kèm theo báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của Chủ đầu tư (nếu có).
4. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành (Điều 5 Quy định này) trình người phê duyệt theo quy định ủy quyền và phân cấp phê duyệt, cụ thể như sau:
a) Nội dung thẩm tra: Thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Thông tư số 19/2011/TT-BTC.
b) Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán tính từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán, cụ thể: 7 tháng đối với dự án nhóm A; 5 tháng đối với dự án nhóm B; 4 tháng đối với dự án nhóm C; 3 tháng đối với dự án lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
c) Hồ sơ trình duyệt của đơn vị đầu mối thẩm tra gồm
- Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành;
- Hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành tại Khoản 3, Điều này;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt theo Phụ lục số 17 của Quy định này.
5. Trách nhiệm trong quyết toán dự án hoàn thành
a) Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đầy đủ nội dung và đảm bảo thời gian quy định;
- Trình duyệt, quản lý hồ sơ quyết toán đúng quy định. Chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu, tính pháp lý đối với tài liệu trong hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành;
- Cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan thẩm tra (kiểm toán);
- Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải hoàn thành việc giải quyết công nợ và làm thủ tục tất toán tài khoản đầu tư của dự án (công trình) tại cơ quan thanh toán, cho vay vốn đầu tư.
b) Trách nhiệm của các nhà thầu
- Thực hiện quyết toán giá trị thực hiện hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định. Hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán thuộc phạm vi trách nhiệm thực hiện và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu và tính pháp lý đối với các tài liệu có liên quan đã cung cấp cho chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định;
- Cùng với chủ đầu tư xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng đã ký kết. Hoàn trả đầy đủ, kịp thời số vốn mà chủ đầu tư đã chi trả sai chế độ quy định.
6. Báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm gửi BHXH Việt Nam theo Phụ lục số 18 của Quy định này chậm nhất vào ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 15 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
b) Ban Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành của BHXH Việt Nam định kỳ 6 tháng, hàng năm để gửi Bộ Tài chính theo quy định.
Mục 5: GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Điều 34. Giám sát, đánh giá đầu tư
Giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư (sau đây viết tắt là Nghị định số 113/2009/NĐ-CP) và các quy định của pháp luật có liên quan. Một số nội dung được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Giám sát đánh giá đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra và xác định mức độ đạt được so với yêu cầu của quá trình đầu tư để đảm bảo đầu tư đạt hiệu quả cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của BHXH Việt Nam và của từng dự án. Giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
a) Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư xây dựng công trình.
b) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo Mục 1, Chương II và Chương III Nghị định số 113/2009/NĐ-CP.
3. Về tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng công trình
a) Ban Kế hoạch - Tài chính làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị khác trực thuộc, các dự án được BHXH Việt Nam phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới.
b) Chủ đầu tư sử dụng Ban quản lý dự án hoặc chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc phạm vi quản lý của mình.
4. Chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 1 13/2009/NĐ-CP.
5. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
a) Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư hàng tháng; báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện dự án đầu tư quý, 6 tháng, năm cho BHXH Việt Nam. Báo cáo tháng gửi trước ngày 05 của tháng tiếp theo, báo cáo quý gửi trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo (Mẫu biểu báo cáo tại Phụ lục số 19, Phụ lục 20 của Quy định này).
b) Đối với dự án khi có điều chỉnh dự án thì chủ đầu tư phải lập và gửi BHXH Việt Nam báo cáo giám sát, đánh giá khi điều chỉnh dự án đầu tư ngay sau khi có quyết định phê duyệt điều chỉnh (Mẫu biểu báo cáo tại Phụ lục số 21 của Quy định này).
c) Đối với dự án nhóm B trở lên khi hoàn thành đưa vào hoạt động, chủ đầu tư phải lập và gửi BHXH Việt Nam báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án không chậm hơn 6 tháng, kể từ khi hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng (Mẫu biểu báo cáo tại Phụ lục số 22 của Quy định này).
d) Ban Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp để gửi các cơ quan chức năng báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của BHXH Việt Nam theo quy định hiện hành.
Mục 6: QUẢN LÝ, LƯU TRỮ HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO
Điều 35. Quản lý và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Việc lập, sắp xếp, phân loại và tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ về đầu tư xây dựng trong hệ thống BHXH Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP; Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định khác của pháp luật về quản lý và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng được lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý; nghiên cứu; bảo trì công trình; kiểm tra, giám định công trình khi công trình có sự cố kỹ thuật hoặc khi có yêu cầu; giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến công trình.
3. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình phải được lưu trữ ngăn nắp, cẩn thận, có danh mục rõ ràng theo từng công trình, gói thầu, trên nguyên tắc khoa học, thuận lợi trong tra cứu, bàn giao và theo đúng quy định của Nhà nước.
4. Hồ sơ gốc của dự án đầu tư xây dựng công trình phải được lưu trữ đầy đủ tại đơn vị được giao làm chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý và sử dụng công trình (nếu chủ đầu tư là đơn vị khác) và Ban Kế hoạch - Tài chính. Trường hợp tài liệu, chứng từ chỉ có một bản chính duy nhất, thì bản chính sẽ được lưu trữ tại đơn vị được giao làm chủ đầu tư, bản sao gửi về BHXH Việt Nam và phải có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị được giao làm chủ đầu tư.
5. Đơn vị được giao làm chủ đầu tư hoặc đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng công trình và Ban Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm tổ chức lưu trữ, bàn giao theo quy định, chịu trách nhiệm giải trình, cung cấp hồ sơ dự án khi có yêu cầu.
6. Đối với các công việc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ đầu tư hoặc Chủ đầu tư được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ủy quyền phê duyệt, ngay sau khi phê duyệt, chủ đầu tư phải gửi các văn bản đã phê duyệt về BHXH Việt Nam để theo dõi, quản lý.
7. Hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình và công trình xây dựng phải được chủ đầu tư lập đầy đủ trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành.
8. Hồ sơ hoàn thành công trình được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) đó.
9. Số lượng hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư quyết định trên cơ sở thỏa thuận với các nhà thầu và các bên có liên quan.
10. Lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về lưu trữ.
Điều 36. Báo cáo trong hoạt động xây dựng của hệ thống BHXH Việt Nam
1. Ban Kế hoạch - Tài chính là đơn vị đầu mối tổng hợp, báo cáo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư theo định kỳ hằng quý, 6 tháng, báo cáo năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.
2. Chủ đầu tư lập báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình tại đơn vị (kèm mẫu biểu báo cáo theo Phụ lục số 23 của quy định này) gửi về BHXH Việt Nam theo định kỳ hằng quý, 6 tháng và báo cáo năm, cụ thể:
a) Báo cáo quý gửi trước ngày 10 tháng đầu tiên của quý kế tiếp;
b) Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 10 tháng 7 hằng năm;
c) Báo cáo năm gửi trước ngày 10 tháng 1 năm sau.
Mục 7: KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Ban Kế hoạch - Tài chính phối hợp với các đơn vị có liên quan của BHXH Việt Nam tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng tại các đơn vị.
Các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu, vi phạm các quy định tại Quy định này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Trách nhiệm của các đơn vị
1. Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy định này trong hệ thống BHXH Việt Nam.
2. Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm củng cố tổ chức, phân công nội bộ, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định tại Quyết định này.
Điều 40. Xử lý các công việc chuyển tiếp
1. Đối với các dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt dự án: Chủ đầu tư đã được giao tiếp tục thực hiện theo quyết định đã phê duyệt. Trường hợp đặc biệt hoặc có khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, báo cáo BHXH Việt Nam để được xem xét, giải quyết. Các bước tiếp theo thực hiện theo quy định tại Quyết định này.
2. Đối với dự án chưa được quyết định phê duyệt, thực hiện theo quy định tại Quyết định này.
3. Ban quản lý dự án do BHXH tỉnh thành lập có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý các dự án trên địa bàn hành chính tỉnh theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện quy định này, nếu có vướng mắc, BHXH tỉnh cần phản ánh kịp thời về Ban Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp, báo cáo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, quyết định./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN CHÍNH HIỆN HÀNH
ÁP DỤNG CHO QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I. Các Luật
1. Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001;
2. Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
3. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
4. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
5. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
6. Luật Thực hành tiết kiệm Chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
7. Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày 09/12/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng số 1/2007/QH12 ngày 04/8/2007;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009.
II. Các Nghị định của Chính phủ:
1. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách Nhà nước;
2. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng;
3. Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
4. Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam và Nghị định số 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP;
5. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
6. Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
7. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
8. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
9. Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư;
10. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
11. Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
12. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
III. Các Quyết định và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
1. Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 về sửa đổi, bổ sung Quyết định 147/1999/QĐ-TTg;
2. Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/9/2006 về ban hành Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước;
3. Quyết định số 229/2006/QĐ-TTg ngày 12/10/2006 về yêu cầu quy hoạch xây dựng công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp;
4. Căn cứ Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 về việc quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
IV. Các Thông tư và văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng:
1. Thông tư số 07/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình tại thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng;
2. Quyết định số 15/2006/QĐ-BXD ngày 02/6/2006 ban hành quy định chế độ bảo trì công sở các cơ quan hành chính nhà nước;
3. Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng;
4. Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng;
5. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
6. Thông tư số 23/2009/TT-BXD ngày 16/07/2009 hướng dẫn thi tuyển và tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
7. Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
8. Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
9. Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng;
10. Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 25/6/2010 hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
11. Thông tư số 03/2011/TT-BXD ngày 06/4/2011 hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;
12. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
13. Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
V. Các Thông tư và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính
1. Thông tư số 128/2007/TT-BTC ngày 01/11/2007 hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn để cải tạo, xây dựng mới và bảo trì công sở; xác định giá trị tài sản công sở của các cơ quan hành chính nhà nước;
2. Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
3. Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;
4. Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc vốn nhà nước.
5. Văn bản số 7876/BTC-QLCS ngày 16/6/2012 về việc thỏa thuận diện tích đặc thù phục vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội;
VI. Các Thông tư và văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Thông tư số 01/2010/TT-BKH ngày 06/1/2010 ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp;
2. Thông tư số 02/2010/TT-BKH ngày 19/01/2010 về ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp quy mô nhỏ;
3. Thông tư số 03/2010/TT-BKH ngày 27/01/2010 ban hành Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu xây lắp;
4. Thông tư số 04/2010/TT-BKH ngày 01/02/2010 ban hành Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp;
5. Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10/02/2010 ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa;
6. Thông tư số 06/2010/TT-BKH ngày 09/3/2010 ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn;
7. Thông tư số 08/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 ban hành Mẫu báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu;
8. Thông tư số 09/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 ban hành Mẫu Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp;
9. Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/9/2010 về Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.
VII. Các văn bản của BHXH Việt Nam
1. Quyết định số 359/QĐ-BHXH ngày 11/02/2010 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình trong ngành Bảo hiểm xã hội;
2. Quyết định số 53/QĐ-BHXH ngày 15/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 359/QĐ-BHXH ngày 11/02/2010 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình trong ngành Bảo hiểm xã hội.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính gửi: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ pháp lý khác có liên quan.
(Tên Chủ đầu tư) trình phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Địa điểm dự kiến xây dựng công trình (thuyết minh sơ bộ hiện trạng khu đất)
4. Mục tiêu đầu tư:
5. Quy mô đầu tư dự kiến: Số tầng: ; Diện tích sàn: ;
6. Hình thức đầu tư (Xây mới nâng cấp mở rộng, cải tạo sửa chữa):
7. Khái toán mức đầu tư:
8. Dự kiến thời gian thực hiện dự án:
Chủ đầu tư trình... phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình./.
(Gửi kèm theo Tờ trình này là Hồ sơ và các văn bản pháp lý có liên quan)
Nơi nhận: |
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BHXH-KHTC |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh …..
Xét Tờ trình số ....của Bảo hiểm xã hội tỉnh ……… ngày …. tháng …. năm ….. về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình…….., Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ý kiến như sau:
Đồng ý cho Bảo hiểm xã hội tỉnh.... đầu tư xây dựng công trình …… với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án:
2. Quy mô đầu tư (diện tích m2 sàn xây dựng):
3. Thời gian chuẩn bị đầu tư:
4. Thời gian thực hiện đầu tư:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo để Bảo hiểm xã hội tỉnh....... biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
|
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NĂM
TT |
Danh mục dự án |
Mã dự án |
Địa điểm xây dựng |
Thời gian KC-HT |
Năng lực thiết kế (m2) |
Địa điểm mở tài khoản |
Tổng mức đầu tư |
Tổng dự toán |
Số vốn đã thanh toán từ khởi công đến năm N-2 |
Ước số vốn thanh toán trong năm N-1 |
Kế hoạch vốn năm N |
||
Tổng số |
Dự phòng |
Tổng số |
Dự phòng |
||||||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
I |
Vốn chuẩn bị đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Vốn thực hiện đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Dự án chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Dự án khởi công mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người
lập |
Thủ
trưởng đơn vị |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ CẤP ĐỘ HOÀN THIỆN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
I- Quy mô đầu tư
1. Trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Nhà làm việc chính: Việc tính toán quy mô diện tích tuân thủ đúng theo quy định tại Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999; Văn bản số 7876/BTC-QLCS ngày 16/6/2012 của Bộ Tài chính về việc thỏa thuận diện tích đặc thù phục vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra có xem xét việc tăng thêm một số diện tích đặc thù theo điều kiện thực tế phát sinh tại đơn vị như phòng 1 cửa, phòng để máy chủ, phòng tiếp dân, kho lưu trữ ...
b) Nhà phụ trợ: Quy mô từ 100 đến 300 m2 sàn
c) Các hạng mục công trình phụ trợ như ga ra để ô tô, xe máy, xe đạp; nhà thường trực; trạm biến áp; sân vườn, hàng rào; chống mối: được tính toán theo tiêu chuẩn định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tình hình thực tế sử dụng tại đơn vị và khuôn viên khu đất được cấp để xây dựng trụ sở.
d) Trang thiết bị: hệ thống điều hòa không khí; thang máy; phòng cháy, chữa cháy; mạng vi tính; điện thoại nội bộ; phòng một cửa; trang thiết bị văn phòng khác: được tính toán theo tiêu chuẩn, định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội quận và tương đương
a) Nhà làm việc chính: Việc tính toán quy mô diện tích tuân thủ đúng theo quy định tại Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999; Văn bản số 7876/BTC-QLCS ngày 16/6/2012 của Bộ Tài chính về việc thỏa thuận diện tích đặc thù phục vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra có xem xét việc tăng thêm một số diện tích đặc thù theo điều kiện thực tế phát sinh tại đơn vị.
b) Nhà phụ trợ: Quy mô tối đa là 100 m2 sàn.
c) Các hạng mục công trình phụ trợ như ga ra để ô tô, xe máy, xe đạp; nhà thường trực; sân vườn, hàng rào; chống mối: được tính toán chi tiết theo thực tế sử dụng tại đơn vị và khuôn viên khu đất được cấp để xây dựng trụ sở.
d) Trang thiết bị: hệ thống điều hòa không khí; thang máy; phòng cháy, chữa cháy; mạng vi tính; phòng một cửa; trang thiết bị văn phòng khác.
II. Cấp độ hoàn thiện chủ yếu
1. Trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Nhà làm việc chính
- Kết cấu: Khung bê tông cốt thép chịu lực; sàn, mái bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ; tường xây gạch bao che.
- Hoàn thiện:
+ Phần sơn bả: Được phân chia theo điều kiện khí hậu vùng miền như sau:
Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế (bao gồm tỉnh Thừa Thiên Huế) trở ra thì tường ngoài nhà không bả, được sơn trực tiếp 1 nước lót, 2 nước phủ; Cột, dầm trần, tường trong được bả và sơn 1 nước lót, 2 nước phủ.
Các tỉnh, thành phố từ thành phố Đà Nẵng trở vào (bao gồm thành phố Đà Nẵng) thì tường ngoài nhà được bả và sơn 1 nước lót, 2 nước phủ; Cột, dầm trần, tường trong được bả và sơn 1 nước lót, 2 nước phủ.
+ Hệ thống cửa:
Cửa sổ gỗ 2 lớp gỗ nhóm 2, nhóm 3 (trong kính, ngoài chớp) lắp phẳng mặt trong hoặc sử dụng cửa nhựa lõi thép (bên trong có rèm che nắng), có hoa sắt đặc 12 x 12 mm bảo vệ;
Cửa đi gỗ 1 lớp, khuôn cửa là khuôn kép hoặc khuôn đơn dùng gỗ nhóm 2, nhóm 3 hoặc sử dụng cửa nhựa lõi thép, kính cường lực;
Cửa sảnh chính dùng cửa đẩy thủy lực bản lề sàn kính 12 ly (đầy đủ phụ kiện) bên ngoài có cửa thép (nhôm) cuốn, hoặc cửa xếp sắt bảo vệ.
+ Trần: Nếu phải đóng trần thì dùng trần thạch cao khung xương nhôm chìm; đóng phẳng không giật cấp.
+ Ốp lát: Ốp tường, cột ngoài nhà dùng đá granít tự nhiên hoặc nhân tạo; Lát bậc tam cấp sảnh chính, phụ, cầu thang dùng đá granít tự nhiên; Lát sàn các phòng làm việc dùng gạch granít nhân tạo hoặc gạch ceramic có kích thước gạch phù hợp với diện tích không gian sử dụng.
+ Mái chống nóng lợp tôn hoặc ngói tùy điều kiện khí hậu của từng vùng.
b) Nhà phụ trợ
- Kết cấu: Khung bê tông cốt thép chịu lực; sàn, mái bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ; tường xây gạch bao che.
- Hoàn thiện:
+ Phần sơn bả: Được phân chia theo điều kiện khí hậu vùng miền như sau:
Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế (bao gồm tỉnh Thừa Thiên Huế) trở ra thì tường ngoài nhà không bả, được sơn trực tiếp 1 nước lót, 2 nước phủ; Cột, dầm trần, tường trong được bả và sơn 1 nước lót, 2 nước phủ.
Các tỉnh, thành phố từ thành phố Đà Nẵng trở vào (bao gồm thành phố Đà Nẵng) thì tường ngoài nhà được bả và sơn 1 nước lót, 2 nước phủ; Cột, dầm trần, tường trong được bả và sơn 1 nước lót, 2 nước phủ.
+ Hệ thống cửa:
Cửa sổ gỗ 2 lớp gỗ nhóm 2, nhóm 3 (trong kính, ngoài chớp) lắp phẳng mặt trong hoặc sử dụng cửa nhựa lõi thép (bên trong có rèm che nắng), có hoa sắt đặc 12 x 12 mm bảo vệ;
Cửa đi gỗ 1 lớp, khuôn cửa là khuôn kép hoặc khuôn đơn dùng gỗ nhóm 2, nhóm 3 hoặc sử dụng cửa nhựa lõi thép, kính cường lực;
+ Trần: Nếu phải đóng trần thì dùng trần thạch cao khung xương nhôm chìm; đóng phẳng không giật cấp.
+ Ốp lát: Lát bậc tam cấp sảnh chính, phụ, cầu thang dùng đá granít tự nhiên hoặc nhân tạo; Lát sàn các phòng làm việc dùng gạch granít nhân tạo hoặc gạch ceramic có kích thước gạch phù hợp với diện tích không gian sử dụng.
+ Mái chống nóng lợp tôn hoặc ngói tùy điều kiện khí hậu của từng vùng.
c) Hàng rào; sân đường nội bộ; bồn cây; ga ra xe 2 bánh cho cán bộ công chức và khách hàng; san nền, kè đá (nếu có); hệ thống cấp, thoát nước ngoài nhà: được tính toán chi tiết theo thực tế sử dụng tại đơn vị và khuôn viên khu đất được cấp để xây dựng trụ sở.
d) Nhà thường trực bảo vệ: diện tích xây dựng tối đa đến 15 m2.
đ) Cổng chính: Được làm từ thép hình, sơn chống gỉ, sơn 2 nước màu hoặc làm bằng Inox có mô tơ điện đóng, mở tự động trên hệ ray cố định.
e) Ga ra ô tô: có thể bố trí ở tầng hầm nhà chính (nếu có); tầng 1 nhà công vụ hoặc xây dựng thành hạng mục riêng nếu khuôn viên đất xây dựng đáp ứng được mật độ xây dựng cho phép.
g) Bể nước ngầm dự trữ phục vụ sinh hoạt và cứu hóa: Bể nước ngầm dự trữ phục vụ sinh hoạt và cứu hỏa: Thể tích bể theo ý kiến của cơ quan có chức năng thẩm định phòng cháy, chữa cháy.
h) Phòng chống mối (nếu có): Nội dung công việc gồm xử lý hào phòng chống xung quanh tường trong và ngoài nhà, tường trong và ngoài nhà; toàn bộ nền tầng 1.
i) Hệ thống điện ngoài nhà: Căn cứ vào công suất sử dụng điện và điều kiện cụ thể tại khu vực có thể đầu tư xây dựng trạm biến áp phù hợp với công suất sử dụng, đường trục cấp điện vào trạm biến áp và từ trạm biến áp vào tủ điện chính của tòa nhà.
Đầu tư bố trí hệ thống chiếu sáng hàng rào, cổng, sân, vườn mặt trước của trụ sở.
k) Thiết bị:
- Thang máy: Trụ sở cao từ 5 tầng trở lên được trang bị thang máy.
- Thiết bị văn phòng.
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy: dùng hệ thống chữa cháy vách tường theo quy chuẩn PCCC.
- Hệ thống báo cháy tự động.
- Máy bơm chữa cháy dùng cho hệ thống chữa cháy vách tường, máy bơm điện, (máy bơm động cơ diesel) được sử dụng chung với cấp nước sinh hoạt trong nhà làm việc.
- Mạng máy tính và điện thoại.
- Hệ thống rèm cửa: Chỉ trang bị cho các trụ sở có hệ thống cửa sổ nhôm kính hoặc cửa nhựa lõi thép 1 lớp.
- Hệ thống điều hòa không khí: Có thể dùng hệ thống điều hòa bán trung tâm; Hệ thống điều hòa cục bộ loại 1 chiều lạnh hoặc 2 chiều nóng, lạnh tùy theo điều kiện khí hậu từng vùng.
2. Trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội quận và tương đương:
a) Nhà làm việc chính
- Kết cấu: Khung bê tông cốt thép chịu lực; sàn, mái bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ; tường xây gạch bao che.
- Hoàn thiện:
+ Phần sơn bả: Được phân chia theo điều kiện khí hậu vùng miền như sau:
Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế (bao gồm tỉnh Thừa Thiên Huế) trở ra thì tường ngoài nhà không bả, được sơn trực tiếp 1 nước lót, 2 nước phủ; Cột, dầm trần, tường trong được bả và sơn 1 nước lót, 2 nước phủ.
Các tỉnh, thành phố từ thành phố Đà Nẵng trở vào (bao gồm thành phố Đà Nẵng) thì tường ngoài nhà được bả và sơn 1 nước lót, 2 nước phủ; Cột, dầm trần, tường trong được bả và sơn 1 nước lót, 2 nước phủ.
+ Hệ thống cửa:
Cửa sổ gỗ 2 lớp gỗ nhóm 2, nhóm 3 (trong kính, ngoài chớp) lắp phẳng mặt trong hoặc sử dụng cửa nhựa lõi thép (bên trong có rèm che nắng), có hoa sắt đặc 12 x 12 mm bảo vệ;
Cửa đi gỗ 1 lớp, khuôn cửa là khuôn kép hoặc khuôn đơn dùng gỗ nhóm 2, nhóm 3 hoặc sử dụng cửa nhựa lõi thép, kính cường lực;
Cửa sảnh chính dùng cửa đẩy thủy lực bản lề sàn kính 12 ly (đầy đủ phụ kiện) bên ngoài có cửa thép (nhôm) cuốn, hoặc cửa xếp sắt bảo vệ.
+ Trần: Nếu phải đóng trần thì dùng trần thạch cao khung xương nhôm chìm; đóng phẳng không giật cấp.
+ Ốp lát: Ốp đá rối phần chân tường. Lát bậc tam cấp sảnh chính, phụ, cầu thang dùng đá granít tự nhiên hoặc nhân tạo; Lát sàn các phòng làm việc dùng gạch granít nhân tạo hoặc gạch ceramic có kích thước gạch phù hợp với diện tích không gian sử dụng.
+ Mái chống nóng lợp tôn hoặc ngói tùy điều kiện khí hậu của từng vùng.
b) Nhà phụ trợ
- Kết cấu: Khung bê tông cốt thép chịu lực; sàn, mái bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ; tường xây gạch bao che.
- Hoàn thiện:
+ Phần sơn bả: Được phân chia theo điều kiện khí hậu vùng miền như sau:
Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế (bao gồm tỉnh Thừa Thiên Huế) trở ra thì tường ngoài nhà không bả, được sơn trực tiếp 1 nước lót, 2 nước phủ; Cột, dầm trần, tường trong được bả và sơn 1 nước lót, 2 nước phủ.
Các tỉnh, thành phố từ thành phố Đà Nẵng trở vào (bao gồm thành phố Đà Nẵng) thì tường ngoài nhà được bả và sơn 1 nước lót, 2 nước phủ; Cột, dầm trần, tường trong được bả và sơn 1 nước lót, 2 nước phủ.
+ Hệ thống cửa:
Cửa sổ gỗ 2 lớp gỗ nhóm 2, nhóm 3 (trong kính, ngoài chớp) lắp phẳng mặt trong, hoặc sử dụng cửa nhựa lõi thép (bên trong có rèm che nắng), có hoa sắt đặc 12 x 12 mm bảo vệ;
Cửa đi gỗ 1 lớp, khuôn cửa là khuôn kép hoặc khuôn đơn dùng gỗ nhóm 2, nhóm 3 hoặc sử dụng cửa nhựa lõi thép, kính cường lực;
Cửa sảnh chính dùng cửa đẩy thủy lực bản lề sàn kính 12 ly (đầy đủ phụ kiện) bên ngoài có cửa thép (nhôm) cuốn, hoặc cửa xếp sắt bảo vệ.
+ Ốp lát: Lát bậc tam cấp sảnh chính, phụ, cầu thang dùng đá granít tự nhiên hoặc nhân tạo; Lát sàn các phòng làm việc dùng gạch granít nhân tạo hoặc gạch ceramic có kích thước gạch phù hợp với diện tích không gian sử dụng.
+ Mái chống nóng lợp tôn hoặc ngói tùy điều kiện khí hậu của từng vùng.
c) Hàng rào; sân đường nội bộ; bồn cây; ga ra xe 2 bánh cho cán bộ công chức và khách hàng; san nền, kè đá (nếu có); hệ thống cấp, thoát nước ngoài nhà: được tính toán chi tiết theo thực tế sử dụng tại đơn vị và khuôn viên khu đất được cấp để xây dựng trụ sở.
d) Nhà thường trực bảo vệ: diện tích xây dựng tối đa đến 12 m2.
đ) Cổng chính: Được làm từ thép hình, sơn chống gỉ, sơn 2 nước màu hoặc làm bằng Inox có mô tơ điện đóng, mở tự động trên hệ ray cố định.
e) Bể nước ngầm dự trữ phục vụ sinh hoạt và cứu hỏa: Bể nước ngầm dự trữ phục vụ sinh hoạt và cứu hỏa có thể tích bể theo ý kiến của cơ quan có chức năng thẩm định phòng cháy, chữa cháy.
g) Phòng chống mối (nếu có): Nội dung công việc gồm xử lý hào phòng chống xung quanh tường trong và ngoài nhà, tường trong và ngoài nhà; toàn bộ nền tầng 1.
h) Hệ thống điện ngoài nhà: Căn cứ vào công suất sử dụng điện và điều kiện cụ thể tại khu vực có thể đầu tư xây dựng trạm biến áp phù hợp với công suất sử dụng, đường trục cấp điện vào trạm biến áp và từ trạm biến áp vào tủ điện chính của tòa nhà.
Đầu tư bố trí hệ thống chiếu sáng hàng rào, cổng, sân, vườn mặt trước của trụ sở.
i) Thiết bị:
- Thang máy: Trụ sở cao từ 5 tầng trở lên được trang bị thang máy.
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy: dùng hệ thống chữa cháy vách tường theo quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy.
- Máy bơm chữa cháy dùng cho hệ thống chữa cháy vách tường, máy bơm điện (diesel) được sử dụng chung với cấp nước sinh hoạt trong nhà làm việc.
- Mạng máy tính và điện thoại.
- Hệ thống rèm cửa: Chỉ trang bị cho các trụ sở có hệ thống cửa sổ nhôm kính hoặc cửa nhựa lõi thép 1 lớp.
- Hệ thống điều hòa không khí: Có thể dùng hệ thống điều hòa bán trung tâm; Hệ thống điều hòa cục bộ loại 1 chiều lạnh hoặc 2 chiều nóng, lạnh tùy theo điều kiện khí hậu từng vùng.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BHXH-KHTC |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh…………
Xét Tờ trình số ….... của Bảo hiểm xã hội tỉnh ……… ngày …… tháng …… năm ….. về việc lựa chọn phương án kiến trúc đầu tư xây dựng công trình ……., Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ý kiến như sau:
1. Chấp thuận phương án kiến trúc do Bảo hiểm xã hội tỉnh.... lựa chọn
2. Những nội dung điều chỉnh (nếu có):
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo để Bảo hiểm xã hội tỉnh....biết và tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: |
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính trình: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ pháp lý khác có liên quan.
(Tên Chủ đầu tư) trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
Tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở (nếu khác với tổ chức tư vấn lập dự án):
4. Chủ nhiệm lập dự án:
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
7. Địa điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
10. Loại, cấp công trình:
11. Thiết bị công nghệ (nếu có):
12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
13. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng cộng:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
14. Nguồn vốn đầu tư:
15. Hình thức quản lý dự án:
16. Thời gian thực hiện dự án:
17. Các nội dung khác:
18. Kết luận:
Chủ đầu tư trình... thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình./.
(Gửi kèm theo Tờ trình này là toàn bộ Hồ sơ dự án và các văn bản pháp lý có liên quan)
Nơi nhận: |
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH …………….
Kính gửi: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ pháp lý khác có liên quan.
Sau khi thẩm định, Ban Kế hoạch - Tài chính báo cáo kết quả thẩm định dự án xây dựng công trình... như sau:
I. Tóm tắt những nội dung chủ yếu của dự án
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
Tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở (nếu khác với tổ chức tư vấn lập dự án):
4. Chủ nhiệm lập dự án:
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
7. Địa điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
10. Loại, cấp công trình:
11. Thiết bị công nghệ (nếu có):
12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
13. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng mức:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí, thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
14. Nguồn vốn đầu tư:
15. Hình thức quản lý dự án:
16. Thời gian thực hiện dự án:
17. Các nội dung khác:
II. Tóm tắt ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan
III. Nhận xét, đánh giá về nội dung dự án
1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;
b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;
đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
IV. Kết luận
a) Đề nghị phê duyệt hay không phê duyệt dự án
b) Những kiến nghị
Nơi nhận: |
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-BHXH |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ………………..
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Xét đề nghị của Ban Kế hoạch - Tài chính tại Tờ trình số.... ngày...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình ………………với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
Tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở (nếu khác với tổ chức tư vấn lập dự án):
4. Chủ nhiệm lập dự án:
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
7. Địa điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
10. Loại, cấp công trình:
11. Thiết bị công nghệ (nếu có):
12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
13. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng mức:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí, thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
14. Nguồn vốn đầu tư:
15. Hình thức quản lý dự án:
16. Thời gian thực hiện dự án:
17. Các nội dung khác:
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Điều 3. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thi hành quyết định./.
Nơi nhận: |
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
V/V XIN PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG DỰ ÁN...
(TÊN DỰ ÁN)...
Kính gửi: ...(Người quyết định đầu tư)...
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ pháp lý khác có liên quan.
Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Công văn số ngày …../ …../200... của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về chủ trương cho phép điều chỉnh, bổ sung dự án…….
….(Tên Chủ đầu tư)….. trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư theo những nội dung sau:
1. Khái quát những nội dung dự án đầu tư được phê duyệt
………………………………………………………………
2. Khái quát tình hình triển khai thực hiện dự án
- Lập, thẩm định phê duyệt thiết kế - tổng dự toán công trình;
- Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án;
- …………………………………………………………….
3. Những nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung phát sinh của dự án
- Nội dung điều chỉnh (nêu rõ từng hạng mục xin điều chỉnh, bổ sung phát sinh của dự án):
- Lý do xin điều chỉnh:
- Văn bản phê duyệt chủ trương cho phép điều chỉnh dự án của cấp có thẩm quyền:
- Tổng hợp khối lượng các hạng mục điều chỉnh, bổ sung phát sinh so với nội dung dự án đã được phê duyệt:
Hạng mục |
ĐVT |
Đã được duyệt tại QĐ số |
Xin phê duyệt lại |
Tăng, giảm |
1. Hạng mục …. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư của dự án
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục |
Đã phê duyệt tại QĐ số |
Xin phê duyệt điều chỉnh lại |
Tăng (giảm) |
Tổng mức đầu tư |
|
|
|
1. Chi phí xây dựng |
|
|
|
2. Thiết bị |
|
|
|
3. Đền bù GPMB |
|
|
|
4. Chi phí khác |
|
|
|
5. Dự phòng phí |
|
|
|
- Phân tích nguyên nhân tăng, giảm tổng mức đầu tư:
+ Chi phí xây dựng: Do điều chỉnh khối lượng, do biến động giá vật liệu, nhân công làm tăng (giảm): Tr.đồng (theo từng nguyên nhân).
+ Thiết bị: Do ……………………………làm tăng (giảm): Tr.đồng.
+ Thiết bị: Do ……………………………làm tăng (giảm): Tr.đồng.
+ GPMB: Do …………………………….làm tăng (giảm):…..Tr.đồng.
+ Chi phí khác: Do………………………làm tăng (giảm):……Tr.đồng.
4. Các kIến nghị, đề xuất của Chủ đầu tư
…………………………………………………………………………………………………………..
Với những nội dung nêu trên,...(Tên Chủ đầu tư)... đề nghị Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án ...(tên dự án)...
Nơi nhận: |
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
THẨM ĐỊNH BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH………………..
Kính gửi: ...(Người quyết định đầu tư)...
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ pháp lý khác có liên quan.
(Tên Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án) trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên công trình:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình:
4. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
5. Địa điểm xây dựng:
6. Diện tích sử dụng đất:
7. Tổng mức đầu tư:
Tổng cộng:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng (nếu có):
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
8. Nguồn vốn đầu tư:
9. Hình thức quản lý dự án:
10. Thời gian thực hiện dự án:
11. Kế hoạch đấu thầu:
12: Những kiến nghị:
(Gửi kèm theo Tờ trình này là toàn bộ hồ sơ Báo cáo KTKT và kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán)
Nơi nhận: |
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN
Kính gửi: ...(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)...
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình;
Căn cứ pháp lý khác có liên quan.
Sau khi thẩm định, (Tên chủ đầu tư/Ban quản lý dự án) báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình ………………………………… như sau:
1. Tóm tắt các nội dung chủ yếu của công trình
a) Công trình:
- Loại và cấp công trình:
b) Địa điểm xây dựng:
c) Diện tích sử dụng đất:
d) Nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công:
đ) Nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng:
e) Quy mô xây dựng, công suất, các thông số kỹ thuật chủ yếu:
g) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng:
h) Nội dung thiết kế:
2. Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công
a) Sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công với quy mô xây dựng trong dự án (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật);
b) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
c) Sự hợp lý của giải pháp kết cấu công trình;
d) Đánh giá mức độ an toàn công trình;
đ) Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
e) Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an ninh, quốc phòng.
3. Kết quả thẩm định dự toán
a) Tính đúng đắn của việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong dự toán
b) Sự phù hợp khối lượng xây dựng tính từ thiết kế với khối lượng xây dựng trong dự toán
c) Kết quả thẩm định dự toán được tổng hợp như sau:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
Tổng cộng:
4. Kết luận:
a) Đánh giá, nhận xét:
b) Những kiến nghị:
Nơi nhận: |
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
PHÊ DUYỆT BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH……………
Kính gửi: ...(Người quyết định đầu tư hoặc phân cấp quyết định đầu tư)...
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Sau khi thẩm định, (Đơn vị đầu mối thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình .... như sau:
I. Tóm tắt những nội dung chủ yếu của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
1. Tên công trình:
2. Tên chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật:
4. Chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
7. Địa điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Phương án xây dựng:
10. Loại, cấp công trình:
11. Thiết bị công nghệ (nếu có):
12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
13. Tổng mức đầu tư:
Tổng cộng:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
14. Nguồn vốn đầu tư:
15. Hình thức quản lý dự án:
16. Thời gian thực hiện dự án:
17. Kế hoạch đấu thầu:
18. Các nội dung khác:
II. Tóm tắt ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan
III. Nhận xét, đánh giá về nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật
1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội.
2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.
IV. Kết luận
1. Đề nghị phê duyệt hay không phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
2. Những kiến nghị
Nơi nhận: |
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-BHXH |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH…………
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(HOẶC GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH)
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của ....... (Đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo KTKT)... tại Tờ trình số ... ngày……,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình ……….. với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên công trình:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật:
4. Chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
7. Địa điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Phương án xây dựng:
10. Loại, cấp công trình:
11. Thiết bị công nghệ (nếu có):
12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
13. Tổng mức đầu tư:
Tổng cộng:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
14. Nguồn vốn đầu tư:
15. Hình thức quản lý dự án:
16. Thời gian thực hiện dự án:
17. Kế hoạch đấu thầu:
18. Các nội dung khác:
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Điều 3. Điều khoản thi hành
Nơi nhận: |
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
TÊN
CHỦ ĐẦU TƯ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ, DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH …………..
Kính gửi: ...(Chủ đầu từ)...
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ pháp lý khác có liên quan,
(Tên Ban quản lý dự án) trình thẩm định thiết kế, dự toán công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập hồ sơ thiết kế:
4. Chủ nhiệm lập hồ sơ thiết kế:
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
6.1. Phần xây lắp:
6.2. Phần thiết bị :
7. Địa điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Thiết kế:
9.1. Các giải pháp thiết kế chủ yếu:
9.2. Các bản vẽ thiết kế bao gồm:
10. Loại cấp công trình:
11. Tổng dự toán:
Trong đó:
+ Chi phí xây lắp:
+ Thiết bị:
+ Chi phí QLDA:
+ Chi phí tư vấn đầu tư:
+ Chi phí khác:
+ Dự phòng:
12. Nguồn vốn đầu tư:
13. Hình thức quản lý dự án:
14. Thời gian thực hiện:
(Gửi kèm theo Tờ trình này là toàn bộ hồ sơ thiết kế, dự toán)
Nơi nhận: |
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ VÀ TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH …………….
GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH....
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số …… ngày …… của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình...;
Căn cứ pháp lý khác có liên quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt thiết kế và tổng dự toán công trình: …….. với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập hồ sơ thiết kế:
4. Chủ nhiệm lập hồ sơ thiết kế:
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
6.1. Phần xây lắp:
6.2. Phần thiết bị:
7. Địa điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Thiết kế:
9.1. Các giải pháp thiết kế chủ yếu:
9.2. Các bản vẽ thiết kế bao gồm:
10. Loại cấp công trình:
11. Tổng dự toán:
Trong đó:
+ Chi phí xây lắp:
+ Thiết bị:
+ Chi phí QLDA:
+ Chi phí tư vấn đầu tư:
+ Chi phí khác:
+ Dự phòng:
12. Nguồn vốn đầu tư:
13. Hình thức quản lý dự án:
14. Thời gian thực hiện:
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Điều 3. Điều khoản thi hành
Nơi nhận: |
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-BHXH |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH……………………………….
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(HOẶC GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH)
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;
Căn cứ các Quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ……..;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Xét tờ trình số ……………. ngày ……… của ……………..; Báo cáo thẩm tra ngày…….. của…….;
Theo đề nghị của (Thủ trưởng đơn vị đầu mối thẩm Tra),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Địa điểm xây dựng:
4. Thời gian khởi công, hoàn thành (thực tế): Từ ngày ……. đến ngày …….
Điều 2. Kết quả đầu tư
1. Nguồn vốn đầu tư:
TT |
NGUỒN |
ĐƯỢC DUYỆT |
THỰC HIỆN |
|
Đã thanh toán |
Còn được thanh toán |
|||
|
Tổng số |
|
|
|
1 |
Vốn Ngân sách Nhà nước |
|
|
|
2 |
Vốn vay |
|
|
|
3 |
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
|
|
|
4 |
Vốn khác (nếu có) |
|
|
|
2. Chi phí đầu tư:
Đơn vị tính: đồng
TT |
NGUỒN |
DỰ TOÁN |
GIÁ TRỊ QUYẾT TOÁN |
|
Tổng số |
|
|
1 |
Đền bù, GPMB, TĐC |
|
|
2 |
Xây dựng |
|
|
3 |
Thiết bị |
|
|
4 |
Quản lý dự án |
|
|
5 |
Tư vấn |
|
|
6 |
Chi phí khác |
|
|
3. Chi phí đầu được phép không tính vào giá trị tài sản:
4. Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
Đơn vị tính: đồng
NỘI DUNG |
THUỘC CHỦ ĐẦU TƯ QUẢN LÝ |
GIAO ĐƠN VỊ KHÁC QUẢN LÝ |
||
GIÁ TRỊ THỰC TẾ |
GIÁ TRỊ QUY ĐỔI |
GIÁ TRỊ THỰC TẾ |
GIÁ TRỊ QUY ĐỔI |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Tổng số |
|
|
|
|
1- Tài sản cố định |
|
|
|
|
2- Tài sản lưu động |
|
|
|
|
Điều 3. Trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan
1. Trách nhiệm của Chủ đầu tư:
a) Được phép tất toán nguồn và chi phí đầu tư công trình là:
Đơn vị tính: đồng
TT |
NGUỒN |
SỐ TIỀN |
GHI CHÚ |
|
Tổng số |
|
|
1 |
Vốn Ngân sách Nhà nước |
|
|
2 |
Vốn vay |
|
|
3 |
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
|
|
4 |
Vốn khác (nếu có) |
|
|
b) Tổng các khoản công nợ tính đến ngày .... tháng …. năm .... là:
- Tổng nợ phải thu:
- Tổng nợ phải trả:
Chi tiết các khoản công nợ theo phụ lục số: ………..kèm theo.
c) Chịu trách nhiệm toàn diện về đề nghị phê duyệt quyết toán, khối lượng nghiệm thu, chất lượng công trình, đơn giá, các loại vật tư đưa vào thi công, giá trị đề nghị quyết toán. Đảm bảo chính xác, trung thực, hợp pháp, hợp lệ theo quy định Nhà nước; chịu trách nhiệm toàn bộ về tính pháp lý của hồ sơ, chứng từ quyết toán theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước và phù hợp với giá trị quyết toán công trình.
d) Thanh lý các hợp đồng đã ký kết; Thanh tất toán công nợ với các nhà thầu theo giá trị quyết toán được duyệt; Thu hồi hóa đơn giá trị gia tăng, báo cáo về BHXH Việt Nam để quản lý, theo dõi.
đ) Lưu trữ toàn bộ hồ sơ chứng từ liên quan đến công trình theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
e) Làm thủ tục nhập tài sản cố định và trích khấu hao theo quy định hiện hành của Nhà nước về mua sắm tài sản cố định.
g) Tổ chức khai thác, sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Trách nhiệm của đơn vị tiếp nhận tài sản (nếu không phải Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và sử dụng):
Được phép ghi tăng tài sản:
Đơn vị tính: đồng
Tên đơn vị tiếp nhận tài sản |
Tài sản cố định |
Tài sản lưu động |
1 |
2 |
3 |
|
|
|
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng, ………………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
6 tháng, cả năm....
1/ Dự án đã phê duyệt quyết toán trong kỳ báo cáo:
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Danh mục dự án |
Số dự án |
Tổng mức đầu tư |
Giá trị đề nghị quyết toán |
Giá trị quyết toán được duyệt |
Chênh lệch |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
I |
Nhóm A |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|||||
II |
Nhóm B |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
III |
Nhóm C |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
2/ Dự án đã nộp báo cáo, chậm phê duyệt quyết toán trên 6 tháng:
STT |
Danh mục dự án |
Số dự án |
Ngày tháng năm bàn giao |
Ngày tháng năm nộp hồ sơ QT |
Số tháng chậm so với quy định |
Tổng mức đầu tư |
Giá trị đề nghị quyết toán |
Nguyên nhân chậm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
I |
Nhóm A |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Nhóm B |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Nhóm C |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
3/ Dự án hoàn thành chậm nộp báo cáo quyết toán trên 6 tháng:
STT |
Danh mục dự án |
Số dự án |
Ngày tháng năm bàn giao đưa vào sử dụng |
Số tháng chậm so với quy định |
Tổng mức đầu tư |
Vốn đầu tư đã thanh toán |
Nguyên nhân |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
I |
Nhóm A |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Nhóm B |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
III |
Nhóm C |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4/ Kiến nghị về công tác quyết toán dự án hoàn thành:
Người
lập biểu |
……,
ngày … tháng …. năm … |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCGSĐGĐT |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
(Tháng.... năm ....)
Tên dự án:……………………….
Kính gửi:……………………………………………………..
1. Tình hình thực hiện dự án
1.1. Tiến độ thực hiện dự án
Khối lượng các công việc đã thực hiện; lũy kế công việc đã thực hiện từ đầu năm và từ đầu dự án; so sánh với kế hoạch.
1.2. Tình hình giải ngân
- Giá trị khối lượng công việc đã thực hiện trong tháng; lũy kế giá trị khối lượng công việc từ đầu năm và từ đầu dự án; so sánh với kế hoạch.
- Tình hình giải ngân vốn đầu tư trong tháng; lũy kế giá trị giải ngân từ đầu năm và từ đầu dự án; so sánh với kế hoạch:
+ Chi phí xây lắp:
+ Chi phí thiết bị:
+ Chi phí khác:
2. Đánh giá tình hình thực hiện dự án
2.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện dự án: (Đánh giá chung tình hình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, khối lượng thực hiện, tiến độ, giải ngân, ... đánh giá mức độ đạt được so với kế hoạch, những tồn tại, vướng mắc).
2.2. Phân tích nguyên nhân tồn tại.
2.3. Các giải pháp xử lý các tồn tại, vướng mắc.
3. Kiến nghị
Kiến nghị Người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc các cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có).
|
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCGSĐGĐT |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
(Quý/6 tháng/năm)
Tên dự án:……………………………
Kính gửi: …………..………………………………….
I. Nội dung báo cáo
1. Tình hình thực hiện dự án
1.1. Tiến độ thực hiện dự án: (Công tác lập TKKT, công tác GPMB và tái định cư, công tác đấu thầu, công tác thực hiện hợp đồng ...).
1.2. Giá trị khối lượng thực hiện theo tiến độ thực hiện hợp đồng:
1.3. Tình hình quản lý vốn và tổng hợp kết quả giải ngân:
1.4. Chất lượng công việc đạt được: (Mô tả chất lượng công việc đã đạt được tương ứng với các giá trị khối lượng công việc trong từng giai đoạn đã được nghiệm thu, thanh toán).
1.5. Các chi phí khác liên quan đến dự án:
1.6. Các biến động liên quan đến quá trình thực hiện dự án:
2. Công tác quản lý dự án
2.1. Kế hoạch triển khai thực hiện: (Nêu kế hoạch tổng thể từng giai đoạn công tác quản lý dự án để đạt được tiến độ yêu cầu)
2.2. Kế hoạch chi tiết các nội dung quản lý thực hiện dự án: (Mô tả kế hoạch chi tiết của từng giai đoạn đối với thành phần công việc liên quan đến giai đoạn quản lý thực hiện dự án)
2.3. Kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra và điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho phù hợp với yêu cầu:
2.4. Công tác đảm bảo chất lượng và hiệu lực quản lý dự án:
3. Tình hình xử lý, phản hồi thông tin
3.1. Việc đảm bảo thông tin báo cáo: (Tính chính xác, trung thực của thông tin báo cáo)
3.2. Xử lý thông tin báo cáo: (Việc xử lý các thông tin báo cáo kịp thời kể từ khi nhận được báo cáo để phản hồi kịp thời, tránh gây hậu quả bất lợi cho dự án).
3.3. Kết quả giải quyết các vướng mắc, phát sinh: (Nêu các kết quả đạt được thông qua quá trình đã xử lý các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án).
II. Chủ đầu tư tự đánh giá, nhận xét về Dự án
1. Tình hình thực hiện dự án
2. Công tác quản lý dự án
3. Tình hình xử lý, phản hồi thông tin
III. Kiến nghị các giải pháp thực hiện
Kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc các cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có)./.
(Kèm theo các phụ biểu: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07)
|
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Ghi chú:
- Phụ biểu số 01 chỉ báo cáo 01 lần vào kỳ đầu tiên:
- Các phụ biểu 02, 03, 04, 05, 06, 07 chỉ báo cáo trong các kỳ triển khai các hoạt động liên quan đến các nội dung tại các phụ biểu này.
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
4. Mục tiêu chính của dự án:
5. Quy mô, công suất:
6. Địa điểm dự án:
7. Diện tích sử dụng đất:
8. Hình thức quản lý dự án:
9. Các mốc thời gian về dự án:
- Ngày phê duyệt quyết định đầu tư:
- Thời gian thực hiện dự án:
+ Thời gian bắt đầu:
+ Thời gian kết thúc:
10. Tổng mức đầu tư:
11. Nguồn vốn đầu tư:
12. Mô tả tóm tắt dự án:
|
….,
ngày … tháng … năm … |
STT |
Tên gói thầu |
Tên nhà thầu thực hiện TKKT |
Ngày phê duyệt thiết kế kỹ thuật |
||
Kế hoạch |
Thực tế |
Số văn bản |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1- |
|
|
|
|
|
2- |
|
|
|
|
|
3- |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
……,
ngày …. tháng … năm … |
TIẾN ĐỘ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
STT |
Tên tiểu dự án/gói thầu/địa điểm |
Ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án để thực hiện đền bù GPMB&TĐC |
Ngày thực hiện đền bù/(Bàn giao mặt bằng) |
||
Kế hoạch |
Thực tế |
Kế hoạch |
Thực tế |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1- |
|
|
|
|
|
2- |
|
|
|
|
|
3- |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
……,
ngày …. tháng … năm … |
TIẾN ĐỘ CHI VỐN THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
STT |
Tên tiểu dự án/gói thầu/địa điểm |
Chi phí cho GPMB&TĐC |
Chi phí quản lý |
Tổng chi phí |
Lũy kế |
|||
Kế hoạch |
Đã chi |
Kế hoạch |
Đã chi |
Kế hoạch |
Đã chi |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1- |
|
|
|
|
|
|
|
|
2- |
|
|
|
|
|
|
|
|
3- |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……,
ngày …. tháng … năm … |
STT |
Tên gói thầu |
Giá gói thầu |
Hình thức đấu thầu |
Phương thức đấu thầu |
Hình thức hợp đồng |
Thời gian thực hiện hợp đồng |
Thời gian thực hiện đấu thầu |
Kết quả đấu thầu |
||||
Kế hoạch |
Thực tế |
Giá dự thầu |
Giá trúng thầu |
Chênh lệch tăng (+), giảm (-) |
Nhà thầu trúng thầu |
|||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
1- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……,
ngày …. tháng … năm … |
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Tên gói thầu |
Số hợp đồng |
Tên Nhà thầu |
Ngày ký hợp đồng |
Hợp đồng ban đầu |
Hợp đồng điều chỉnh |
Ngày hoàn thành thực tế |
Giá trị khối lượng công việc đã thực hiện (%) |
Giá trị đã thanh toán |
||||||
Giá trị HĐ |
Ngày hoàn thành |
Giá trị HĐ |
Ngày hoàn thành |
Thời điểm báo cáo |
Lũy kế từ đầu năm |
Lũy kế từ khi ký hợp đồng |
Thời điểm báo cáo |
Lũy kế từ đầu năm |
Lũy kế từ khi ký hợp đồng |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
1- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……,
ngày …. tháng … năm … |
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Diễn giải nội dung |
Kế hoạch vốn đầu tư |
Giá trị khối lượng thực hiện tại hiện trường |
Giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu |
Số vốn đã được thanh toán (tạm ứng + thanh toán khối lượng hiện trường) |
Giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán |
||||||
Trong kỳ báo cáo |
Lũy kế từ khởi công |
Trong kỳ báo cáo |
Lũy kế từ khởi công |
Trong kỳ báo cáo |
Lũy kế từ khởi công |
Trong kỳ báo cáo |
Lũy kế từ khởi công |
|||||
Tổng số |
Vốn tạm ứng |
Tổng số |
Vốn tạm ứng |
|||||||||
(1) |
(2) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
1- |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2- |
Vốn Nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- |
Vốn khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Xây lắp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Thiết bị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Chi phí khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……,
ngày …. tháng … năm … |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCGSĐGĐT |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên dự án: ……………………………………
Kính gửi: ………………………………………………………………….
I. Thông tin về dự án
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
4. Mục tiêu chính của dự án:
5. Qui mô, công suất:
6. Địa điểm dự án:
7. Diện tích sử dụng đất:
8. Hình thức quản lý dự án:
9. Các mốc thời gian về dự án:
- Ngày phê duyệt quyết định đầu tư:
- Thời gian thực hiện dự án:
+ Thời gian bắt đầu:
+ Thời gian kết thúc:
10. Tổng mức đầu tư:
11. Nguồn vốn đầu tư:
12. Mô tả tóm tắt dự án:
II. Tình hình thực hiện dự án (Báo cáo chi tiết về toàn bộ quá trình thực hiện dự án đến thời điểm xin điều chỉnh dự án).
III. Nội dung điều chỉnh dự án (Nêu rõ các nội dung chính của việc điều chỉnh dự án, các thành phần của dự án được điều chỉnh)
IV. Nguyên nhân, lý do và sự cần thiết phải điều chỉnh dự án
(Xem xét một cách toàn diện về dự án, nêu rõ các lý do, nguyên nhân phải điều chỉnh dự án và trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án thông qua đó để có cơ sở thực hiện việc điều chỉnh dự án, rút kinh nghiệm cho các dự án khác ...)
V. Đánh giá lại Dự án điều chỉnh
VI. Kiến nghị
|
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCGSĐGĐT |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Tên dự án: ……………………………..
Kính gửi:…………………………………………………………
I. Thông tin về dự án
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
4. Mục tiêu chính của dự án:
5. Qui mô, công suất:
6. Địa điểm dự án:
7. Diện tích sử dụng đất:
8. Hình thức quản lý dự án:
9. Các mốc thời gian về dự án:
- Ngày phê duyệt quyết định đầu tư:
- Thời gian thực hiện dự án:
+ Thời gian bắt đầu:
+ Thời gian kết thúc:
10. Tổng mức đầu tư:
11. Nguồn vốn đầu tư:
12. Mô tả tóm tắt dự án:
13. Thông tin về kế hoạch đấu thầu:
II. Nội dung
1. Tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện dự án
Mô tả tóm tắt quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư.
2. Tổng hợp các kết quả thực hiện đạt được của dự án
2.1. Kết quả thực hiện các nội dung đã được phê duyệt: (Nêu rõ kết quả và mức độ đạt được các nội dung đã được phê duyệt: mục tiêu, quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện, chất lượng ...).
2.2. Kết quả thực hiện về tài chính:
- So sánh giữa tổng mức đầu tư theo quyết định đầu tư với tổng giá trị giải ngân thực tế;
- Nêu các điều chỉnh chủ yếu về tổng mức đầu tư của dự án;
- Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến giải ngân so với quyết định đầu tư đã phê duyệt.
2.3. Những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện dự án:
- Nêu những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện dự án gồm: Cơ sở pháp lý; Quản lý dự án; Đấu thầu, mua sắm; Giải phóng mặt bằng và tái định cư; Các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ ...
- Các thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục mà Chủ đầu tư đã thực hiện.
2.4. Nêu sơ bộ về hiệu quả kinh tế xã hội so với mục tiêu của dự án:
Việc thực hiện dự án để hướng tới hoàn thành mục tiêu của dự án và góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ.
2.5. Tác động đối với ngành và vùng:
Việc thực hiện dự án tác động đến ngành và vùng liên quan (Kinh tế, khoa học công nghệ, môi trường, văn hóa xã hội, v.v....).
2.6. Tính bền vững của dự án:
Nêu những nhân tố tác động, đảm bảo sự bền vững và phát huy hiệu quả của dự án.
2.3. Rút bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của dự án:
Các bài học rút ra từ' dự án và khuyến nghị (nếu có) để phát huy tính hiệu quả, sự bền vững hoặc khắc phục các hạn chế của dự án.
|
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-BHXH ngày 08/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
CHỦ
ĐẦU TƯ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…….. |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Dự án 1
1. Tên dự án:
2. Nguồn vốn đầu tư:
3. Vốn được ghi kế hoạch:
4. Tổng mức đầu tư được duyệt:
5. Dự toán được duyệt:
6. Tình hình tạm ứng vốn và thanh toán vốn đầu tư:
6.1. Vốn đầu tư đã được cấp:
6.2. Chủ đầu tư đã tạm ứng/thanh toán cho nhà thầu:
7. Tiến độ thực hiện (về khối lượng):
7.1. Kế hoạch đã giao:
7.2. Tiến độ thực hiện:
7.3. Chủ đầu tư tự đánh giá:
+ Đạt tiến độ; hoặc
+ Không đạt tiến độ (lý do, trách nhiệm của các bên liên quan và đề xuất xử lý).
8. Các kiến nghị, đề xuất khác (nếu có):
II. Dự án thứ 2 (nếu có)
III. Dự án thứ 3 (nếu có)
NGƯỜI
LẬP |
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Ghi chú:
- Báo cáo này lập theo quý, năm (thời hạn lập và gửi được quy định tại điều 33);
- Báo cáo này còn được lập và gửi khi chủ đầu tư đề nghị cấp/tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình.