Công văn 1968/TĐC-ĐL năm 2013 hướng dẫn thực hiện nội dung của Thông tư 24/2013/TT-BKHCN do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
Số hiệu | 1968/TĐC-ĐL |
Ngày ban hành | 21/11/2013 |
Ngày có hiệu lực | 21/11/2013 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng |
Người ký | Trần Văn Vinh |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ
KHOA HỌC VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1968/TĐC-ĐL |
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: |
- Viện Đo lường Việt Nam; |
Ngày 30/9/2013, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, phương tiện đo, chuẩn đo lường (sau đây viết tắt là Thông tư 24). Thông tư 24 được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục), tại địa chỉ: http://www.tcvn.gov.vn, chuyên mục “quản lý đo lường” và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2013. Để thực hiện nghiêm túc quy định của Thông tư 24, Tổng cục hướng dẫn chi tiết thêm đối với một số nội dung như sau:
1. Từ thời điểm có hiệu lực của Thông tư 24, các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm quy định tại Điều 25 của Luật Đo lường phải thực hiện đăng ký, chỉ định theo quy định tại Thông tư này.
2. Điểm b Khoản 4 Điều 3 quy định: “Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực đăng ký hoạt động theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây gọi tắt là Tổng cục).” được thực hiện như sau:
a) Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm do tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cấp cho nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hoàn thành khóa đào tạo theo hướng dẫn của Tổng cục và phù hợp với quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng (quy trình do chính tổ chức đó ban hành hoặc Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành);
b) Trường hợp công bố áp dụng hoàn toàn Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam, giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm do tổ chức đào tạo được Tổng cục giao nhiệm vụ cấp được chấp nhận.
3. Khoản 5 Điều 3 quy định: “Ban hành và thực hiện đúng quy định về chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm gồm: Nội dung, hình thức của chứng chỉ, việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ. Nội dung và hình thức của chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tại Khoản 5 Điều này không được gây nhầm lẫn với chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định quy định tại Mục 4 Chương III của Thông tư này.” được thực hiện như sau:
a) Đối với tem, dấu: Phải thể hiện số đăng ký do Tổng cục cấp trong Giấy đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, số đăng ký được ký hiệu là: ĐK... Ví dụ: ĐK 05.
b) Đối với giấy chứng nhận: Phải thể hiện số đăng ký trong ngoặc đơn sau tên tổ chức. Ví dụ: Công ty A (ĐK 02). Giấy chứng nhận có kích thước khổ giấy A5.
4. Khoản 1 Điều 11 Chương III quy định: “Có lĩnh vực hoạt động được chứng nhận phù hợp với lĩnh vực đề nghị chỉ định.” được thực hiện tương tự như ví dụ sau:
Ví dụ:
Giấy chứng nhận đăng ký cấp đối với lĩnh vực hoạt động sau:
TT |
Tên phương tiện đo, chuẩn đo lường |
Phạm vi đo |
Cấp/độ chính xác |
Tên dịch vụ |
Ghi chú |
1 |
Công tơ điện xoay chiều kiểu cảm ứng 1 pha, 3 pha |
U đến 400 V I đến 150 A |
1 |
Kiểm định, hiệu chuẩn |
|
Phù hợp với Đề nghị chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sau:
TT |
Tên phương tiện đo, chuẩn đo lường |
Phạm vi đo |
Cấp/độ chính xác |
Tên hoạt động (1) |
Ghi chú |
1 |
Công tơ điện xoay chiều kiểu cảm ứng 1 pha, 3 pha |
U đến 380 V I đến 100 A |
2 |
Kiểm định |
|
5. Điểm b Khoản 7 Điều 11 quy định: “Không trực tiếp kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng thông qua sử dụng phương tiện đo nhóm 2 thuộc lĩnh vực đề nghị được chỉ định (đối với trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2).” được thực hiện tương tự như ví dụ sau:
Ví dụ:
- Công ty điện lực A kinh doanh điện năng thông qua công tơ điện, biến dòng đo lường, biến áp đo lường thì không được chỉ định để kiểm định công tơ điện, biến dòng đo lường, biến áp đo lường.
- Công ty cấp thoát nước B kinh doanh nước thông qua đồng hồ nước thì không được chỉ định để kiểm định đồng hồ nước.
- Công ty xăng dầu C kinh doanh xăng dầu thông qua xi téc ô tô, cột đo xăng dầu, đồng hồ xăng dầu thì không được chỉ định để kiểm định xi téc ô tô, cột đo xăng dầu, đồng hồ xăng dầu.
6. Đối với điểm a Khoản 3 Điều 14 quy định: “...Trưởng đoàn và thành viên khác phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo chuyên gia đánh giá do Tổng cục tổ chức thực hiện;”
Từ nay đến hết tháng 6/2014, trong khi Tổng cục hoàn thiện phê duyệt chương trình, tài liệu đào tạo và tổ chức thực hiện đào tạo cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo chuyên gia đánh giá, trưởng đoàn đánh giá, thành viên khác phải là cá nhân đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo kiểm định viên đo lường do các đơn vị đào tạo được Tổng cục công nhận thực hiện cấp;
- Đã được Tổng cục cử tham gia ít nhất 3 lần đánh giá tại chỗ theo quy định của Quyết định số 20/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/11/2006.
7. Đối với điểm a Khoản 1 Điều 20 quy định: “Đã được hiệu chuẩn tại tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định theo quy định; giấy chứng nhận hiệu chuẩn phải còn thời hạn có giá trị.”
Trong khi chưa ban hành mới Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam về hiệu chuẩn chuẩn đo lường tương ứng thay thế quy trình kiểm định chuẩn đo lường hiện hành, Giấy chứng nhận kiểm định chuẩn đo lường do tổ chức kiểm định chuẩn đo lường được Tổng cục chỉ định được phép sử dụng.
8. Đối với Khoản 1 Điều 29 quy định: “Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên”
Nhân viên kiểm định đã được Tổng cục chứng nhận kiểm định viên đo lường theo quy định ban hành kèm theo quyết định số 21/2006/QĐ-BKHCN, Thông tư số 13/2011/TT-BKHCN và đang làm nhiệm vụ kiểm định đến thời điểm Thông tư 24 có hiệu lực thi hành, trình độ tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương trở lên được tiếp tục xem xét chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường theo Thông tư 24 này.