Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành
phố
Ngày 25/12/2000, liên Bộ Tài
chính - Công nghiệp - Tổng cục Hải quan đã ban hành Thông tư liên tịch số
120/2000/TTLT-BTC-BCN-TCHQ (Tổng cục Hải quan đã gửi cho các đơn vị) về việc bổ
sung, sửa đổi chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm, phụ
tùng thuộc ngành cơ khí - điện - điện tử hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số
176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 25/12/1998 của liên Bộ Tài chính - Công nghiệp
- Tổng cục Hải quan. Để thực hiện thống nhất trong cả nước, Tổng cục Hải quan
hướng dẫn chi tiết thêm một số điểm sau:
I/ Phạm vi áp dụng:
1/ Chính sách thuế được hưởng
ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa:
Chỉ có thuế nhập khẩu mới được
hưởng ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa. Còn các loại thuế và thu khác (thuế giá trị
gia tăng, lệ phí Hải quan...) vẫn nộp theo quy định hiện hành.
2/ Đối tượng áp dụng:
a- Chỉ áp dụng việc tính thuế
nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa với việc nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động sản
xuất hoặc lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh thuộc ngành cơ khí - điện - điện tử có
thuế suất thuế nhập khẩu (theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi) từ 30% trở lên.
b- Việc áp dụng tính thuế nhập
khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa cũng được áp dụng đối với việc nhập khẩu để phục vụ
sản xuất hay lắp ráp phụ tùng của các mặt hàng đã nêu ở điểm a.
Lưu ý phụ tùng (hoàn chỉnh)
cũng phải có thuế suất thuế nhập khẩu (theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi) từ 30%
trở lên.
II/ Các điều kiện để được
tính thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa:
Để được áp dụng thuế suất thuế
nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa, các doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu
hàng hóa phải có đầy đủ các điều kiện sau:
1/ Doanh nghiệp phải có đủ điều
kiện kỹ thuật, năng lực công nghệ sản xuất sản phẩm theo hướng dẫn của Bộ Công
nghiệp.
2/ Có Bản đăng ký thực hiện nội
địa hóa sản xuất sản phẩm, phụ tùng.
Bản đăng ký này thực hiện đối với
từng sản phẩm, phụ tùng và phải được Bộ Công nghiệp xác nhận có đủ điều kiện thực
hiện nội địa hóa sản phẩm, phụ tùng theo tỷ lệ đăng ký.
Kèm theo Bản đăng ký là các
danh mục phụ tùng, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận nguyên vật liệu bao gồm danh
mục linh kiện phải nhập khẩu và danh mục linh kiện do trong nước
sản xuất.
3/ Có văn bản đảm bảo tính hợp
pháp về sở hữu công nghiệp của cơ quan có thẩm quyền đối với sản phẩm đăng ký
thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa.
4/ Trực tiếp nhập khẩu chi tiết,
cụm chi tiết, bộ phận, phụ tùng, nguyên vật liệu để
sản xuất.
5/ Thực hiện thanh toán 100%
giá trị các lô hàng nhập khẩu qua Ngân hàng.
6/ Thực hiện nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
III/ Tỷ lệ nội địa hóa:
1/ Tỷ lệ nội địa hóa được
xác định bằng công thức sau:
|
|
Z - I
|
|
|
|
|
|
I
|
|
|
N
|
=
|
---------
|
x
|
100%
|
=
|
(1
|
-
|
-----)
|
x
|
100%
|
|
|
Z
|
|
|
|
|
|
Z
|
|
|
Trong đó:
- N (%): Tỷ lệ nội địa hóa của
một loại sản phẩm hoặc phụ tùng.
- Z: Giá nhập khẩu hoặc giá bản
của sản phẩm; Phụ tùng nguyên chiếc mà doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp.
+ Giá nhập khẩu: Là giá mua tại
cửa khẩu nhập - Việt Nam (giá CIF). Giá nhập khẩu được xác định theo hóa đơn và
các chứng từ nhập khẩu có liên quan. Trường hợp sản phẩm hoặc phụ tùng chưa được
nhập khẩu dưới dạng nguyên chiếc thì các doanh nghiệp căn cứ giá nhập khẩu
(CIF) của sản phẩm, phụ tùng cùng loại tại thị trường khu vực để kê khai - Giá
nhập khẩu được áp dụng để xác định tỷ lệ nội địa hóa trong năm Tài chính đầu tiền
đăng ký thực hiện nội địa hóa.
* Năm Tài chính là năm dương lịch
bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với
năm dương lịch mà Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp được áp dụng. Các doanh
nghiệp thuộc đối tượng trên phải đăng ký với cơ quan Hải quan về năm Tài chính
của đơn vị mình.
+ Giá bán sản phẩm: Là giá bán
bình quân gia quyền, không bao gồm thuế GTGT và các khoản chi khuyến mại, thưởng
mua hàng, hoa hồng đại lý. Giá bán sản phẩm được xác định căn cứ vào sổ sách kế
toán của doanh nghiệp, hóa đơn bán hàng (hóa đơn theo quy định của Bộ Tài
chính).
- I: Giá nhập khẩu (CIF) của
bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận do doanh nghiệp trực tiếp nhập
khẩu.
2/ Xác định tỷ lệ nội địa
hóa cho năm tiếp theo:
Khi kết thúc năm Tài chính,
doanh nghiệp phải xác định lại tỷ lệ nội địa hóa thực tế đạt được, để làm căn cứ
xác định thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm, phụ tùng
cho năm Tài chính tiếp theo.
Tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm,
phụ tùng cho năm Tài chính tiếp theo được xác định theo tỷ lệ nội địa hóa thực
tế của năm trước liền kề. Trong đó chỉ tiêu (Z) là: Giá bán sản phẩm, theo hướng
dẫn tại điểm 1 nêu trên; Chỉ tiêu (I) là giá CIF nhập khẩu thực tế.
Sau sáu mươi ngày (60 ngày) kể
từ ngày kết thúc năm Tài chính, doanh nghiệp phải nộp báo cáo quyết toán về
tình hình thực hiện nội địa hóa cho Bộ Công nghiệp, cơ quan Hải quan nơi làm thủ
tục nhập khẩu, cơ quan Thuế nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế. Trong báo cáo
quyết toán phải xác định cụ thể tỷ lệ nội địa hóa thực tế của sản phẩm, phụ
tùng đăng ký thực hiện nội địa hóa (báo cáo quyết toán phải có xác nhận của cơ
quan Kiểm toán). Giám đốc doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật về
tính trung thực, chính xác của các số liệu trong báo cáo quyết toán.
Cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp
làm thủ tục nhập khẩu, căn cứ tỷ lệ nội địa hóa thực tế đạt được tại báo cáo
quyết toán, thực hiện tính và thu thuế nhập khẩu tương ứng theo tỷ lệ nội địa
hóa thực tế. Mức thuế nhập khẩu này được áp dụng bắt đầu từ năm Tài chính tiếp
theo. Trường hợp trong sáu mươi ngày (60 ngày) kể từ khi kết thúc năm Tài chính,
cơ quan Hải quan đã thu thuế nhập khẩu khác với mức thuế doanh nghiệp Tài
chính, cơ quan Hải quan đã thu thuế nhập khẩu khác với mức thuế doanh nghiệp được
hưởng thì thực hiện tính và thu thuế nhập khẩu của doanh nghiệp theo đúng mức
thuế nhập khẩu tương ứng với mức nội địa hóa thực tế đạt được trong báo cáo quyết
toán.
Đối với các chủng loại (model)
sản phẩm, phụ tùng mà doanh nghiệp đăng ký thực hiện nội địa hóa, nhưng chỉ thực
hiện sản xuất, lắp ráp trong thời hạn một năm (không thực hiện nội địa hóa
trong năm tiếp theo), khi kết thúc sản xuất, lắp ráp các sản phẩm, phụ tùng này
(chậm nhất là 30 ngày) các doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo quyết toán theo
đúng hướng dẫn và nộp thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa thực tế đạt được.
Trường hợp nếu tỷ lệ nội địa hóa thực tế cao hơn tỷ lệ nội địa hóa đã đăng ký,
doanh nghiệp sẽ được hoàn lại số thuế nhập khẩu đã nộp; Nếu tỷ lệ nội địa hóa
được xác định lại thấp hơn tỷ lệ nội địa hóa mà doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ
Công nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nộp thuế bổ sung theo đúng mức
thuế tương ứng với tỷ lệ nội địa hóa thực tế.
3/ Đối với trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện phụ tùng chỉ
đơn thuần lắp ráp, không sản xuất cũng như không sử dụng linh kiện, phụ tùng do
trong nước sản xuất, hoặc có sử dụng các sản phẩm, linh kiện bộ phận sản xuất
trong nước nhưng chỉ là các sản phẩm, bộ phận phụ (bao bì, tài liệu quảng cáo,
sách hướng dẫn sử dụng), thì chỉ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu theo
tỷ lệ nội địa hóa ở mức có tỷ lệ nội địa hóa thấp nhất.
4/ Chỉ số khuyến khích:
Trong trường hợp các doanh nghiệp
sản xuất, lắp ráp các sản phẩm, phụ tùng cần khuyến khích thì thuế suất thuế nhập
khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa được tính giảm theo hệ số khuyến khích (k).
Tk
= Ts x (1 - k)
Trong đó:
- Tk: Thuế suất thuế nhập khẩu
khuyến khích
- Ts: Thuế suất thuế nhập khẩu
theo tỷ lệ nội địa hóa thực tế đạt dc
- k: Hệ số khuyến khích
Hệ số khuyến khích (k) phải nhỏ
hơn hoặc bằng 0,5 (k £ 0,5) tức là giảm thuế không vượt quá 50% so với mức thuế
phải nộp.
Hệ số khuyến khích được áp dụng
thống nhất cho từng loại sản phẩm, phụ tùng nằm trong danh mục sản phẩm, phụ
tùng cần khuyến khích đầu tư. Thời gian áp dụng hệ số khuyến khích tối đa không
quá 5 năm và phải theo nguyên tắc giảm dần theo từng năm.
Danh mục sản phẩm, phụ tùng cần
khuyến khích đầu tư; Thời gian áp dụng hệ số khuyến khích; Hệ số khuyến khích
cho sản phẩm, phụ tùng do Bộ Công nghiệp công bố sau khi đã có ý kiến thống nhất
của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
IV/ quy trình tính và thu
thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa:
1/ Đăng ký hồ sơ:
Để được áp dụng tính thuế nhập
khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa trong năm, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp sản phẩm,
phụ tùng phải nộp cho cơ quan Hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu) hồ sơ đăng
ký bao gồm các giấy tờ sau:
a- Bản xác nhận của Bộ Công
nghiệp về điều kiện kỹ thuật, năng lực công nghệ sản xuất và tỷ lệ nội địa hóa
của sản phẩm, phụ tùng của doanh nghiệp (đối với các sản phẩm, phụ tùng đăng ký
thực hiện nội địa hóa trong năm đầu tiên).
b- Danh mục và định mức về số
lượng các bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận cấu thành nên một sản
phẩm hoặc phụ tùng. Trong đó phân ra danh mục các bán thành phẩm, chi tiết, cụm
chi tiết, bộ phận nhập khẩu cùng với giá nhập khẩu (CIF) và danh mục các bán
thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận sản xuất trong nước (đối với các
chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận, phụ tùng do đơn vị tự sản xuất hoặc mua của
các đơn vị sản xuất, lắp ráp trong nước thì phải ghi rõ: đơn vị tự sản xuất hoặc
tên đơn vị cung cấp các sản phẩm sản xuất trong nước).
Nếu doanh nghiệp nào đăng ký thực
hiện thuế suất thuế nhập khẩu nguyên vật liệu theo tỷ lệ nội địa hóa, thì phải
cung cấp danh mục và định mức về số lượng các nguyên vật liệu nhập khẩu để sản
xuất sản phẩm, phụ tùng đó.
c- Bản đăng ký áp dụng tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Bản đăng ký này phải có ý kiến chấp nhận của
cơ quan Thuế nội địa nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế (có bản xác nhận của cơ
quan thuế nội địa).
d- Hồ sơ đăng ký chỉ thực hiện
cung cấp một lần với cơ quan Hải quan. Căn cứ tỷ lệ nội địa hóa xác định của Bộ
Công nghiệp, cơ quan Hải quan xác định tính, thu mức thuế nhập khẩu theo tỷ lệ
nội địa hóa và thực hiện trong vòng 01 (một) năm (tính theo năm Tài chính) kể cả
trường hợp doanh nghiệp thay thế nguồn cung cấp đã đăng ký.
Trường hợp cơ quan Hải quan
phát hiện doanh nghiệp nhập khẩu nhưng không đủ các điều kiện để được áp dụng
thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa quy định tại phần II thì tiến
hành lập Biên bản và không áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa
hóa.
e- Ngoài ra doanh nghiệp còn phải
xuất trình cho cơ quan Hải quan các giấy tờ sau:
- Văn bản đảm bảo tính hợp pháp
về sở hữu công nghiệp của cơ quan có thẩm quyền đối với sản phẩm đăng ký thực
hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa (nêu tại mục 3 Phần II nêu trên).
- Các chứng từ chứng minh việc
thực hiện thanh toán 100% giá trị lô hàng nhập khẩu qua Ngân hàng.
2/ Nơi làm thủ tục Hải quan
và theo dõi hàng nhập khẩu:
- Để thuận tiện cho sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp và theo dõi quản lý của cơ quan Hải quan thì các
doanh nghiệp đăng ký nộp thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa chỉ được đăng ký
tờ khai Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại một Cục Hải quan tỉnh, thành phố,
nơi doanh nghiệp thấy thuận lợi nhất.
Khi nhập khẩu doanh nghiệp có
trách nhiệm kê khai đầy đủ số lượng từng loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm,
chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và giá nhập khẩu của chúng và phải chịu trách
nhiệm về tính chính xác của các số liệu đã kê khai.
Khi doanh nghiệp kê khai làm thủ
tục nhập khẩu để tính thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa thì Cục Hải quan địa
phương yêu cầu doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi (theo mẫu đính kèm) việc nhập
khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết... để đảm bảo việc nhập khẩu phục
vụ đưa vào sản xuất, lắp ráp, ngăn chặn tình trạng lợi dụng kê khai đưa vào sản
xuất lắp ráp để nhượng bán ra ngoài, không sản xuất và được hưởng mức thuế nhập
khẩu
ưu đãi.
- Doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ
nội địa hóa đã được Bộ Công nghiệp xác nhận để tự kê khai, tự tính thuế và chịu
trách nhiệm trước Pháp luật về việc khai báo của mình theo quy định của Quy
trình hành thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện hành.
- Việc phân loại sản phẩm, phụ
tùng thuộc ngành cơ khí - điện - điện tử để áp thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ
lệ nội địa hóa được quy định tại Quyết định số 1944/1998/QĐ/BTC ngày 25/12/1998
của Bộ Tài chính.
- Cơ quan Hải quan căn cứ vào hồ
sơ lô hàng và Bản đăng ký tỷ lệ nội địa hóa thực hiện đối với từng sản phẩm, phụ
tùng của doanh nghiệp (đã được Bộ Công nghiệp xác nhận) để kiểm tra kết quả
tính thuế của doanh nghiệp và ra Thông báo thuế.
- Chỉ áp dụng thuế suất thuế nhập
khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa (nếu có đủ các điều kiện áp dụng quy định tại phần
II của công văn này) đối với toàn bộ các lô hàng nhập khẩu chi tiết, cụm chi tiết,
bộ phận, phụ tùng, nguyên vật liệu để sản xuất, lắp ráp.
- Trường hợp đối với những sản
phẩm, phụ tùng có quy định những chi tiết linh kiện bắt buộc sản xuất tại Việt
Nam nhưng nếu doanh nghiệp vẫn sử dụng chi tiết, linh kiện nhập khẩu (loại bắt
buộc sản xuất tại Việt Nam) để sản xuất lắp ráp sản phẩm, phụ tùng đó thì không
được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa.
V/ quyết toán hàng nhập khẩu:
a- Kết thúc mỗi năm Tài chính,
Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải đôn đốc tổ chức quyết toán việc nhập khẩu
trên cơ sở giấy tờ đã quy định tại khoản 7.2.2 mục 7.2, Thông tư
liên tịch 120 nêu trên.
- Thời gian doanh nghiệp nộp
báo cáo quyết toán chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm Tài chính. Đến hết
ngày này, nếu các doanh nghiệp chưa tổng hợp báo cáo quyết toán về tình hình nhập
khẩu; sản xuất, lắp ráp của năm trước (mà không có lý do giải trình) thì Cục Hải
quan tạm thời không cho doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo
tỷ lệ nội địa hóa đối với các lô hàng tiếp theo.
b- Các số liệu trong báo cáo
quyết toán của doanh nghiệp, phải có xác nhận của cơ quan Kiểm toán độc lập.
c- Đối với số bán thành phẩm,
chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận, phụ tùng đã nhượng bán hoặc không sử dụng vào mục
đích lắp ráp hay sản xuất sản phẩm, phụ tùng thì doanh nghiệp phải chủ động
khai báo với cơ quan Hải quan nơi nhập khẩu để được tính lại thuế và truy thu
thuế nhập khẩu theo đúng quy định tên hàng cụ thể trong Biểu thuế nhập khẩu. Nếu
sau 02 ngày kể từ ngày nhượng bán hoặc sử dụng không đúng mục đích, doanh nghiệp
không tự giác kê khai thì khi bị phát hiện sẽ bị truy thuế và phải chịu phạt vi
phạm hành chính và phạt chậm nộp thuế theo Luật định.
Thời điểm áp dụng thuế suất,
giá tính thuế, tỷ giá truy thu được xác định tại thời điểm nhượng bán.
d- Trên cơ sở báo cáo quyết
toán của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký áp dụng thuế
nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa, thực hiện tính, thu thuế nhập khẩu theo tỷ lệ
nội địa hóa cho sản phẩm, phụ tùng của doanh nghiệp theo tỷ lệ nội địa hóa thực
tế đạt được theo đúng quy định của Thông tư 120 nêu trên.
Trường hợp có nghi vấn cơ quan
Thuế địa phương sẽ chủ trì phối hợp cùng cơ quan Hải quan địa phương tiến hành kiểm
tra việc nhập khẩu, sản xuất, nguồn mua trong nước, ... xác định tỷ lệ nội địa
hóa thực tế của doanh nghiệp và báo cáo kết quả (biên bản) kiểm tra về Bộ Tài
chính, Bộ Công nghiệp và Tổng cục Hải quan. Cơ quan Hải quan thực hiện tính lại
thuế suất thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ nội địa hóa xác định tại biên bản
kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp có hành vi gian lận, trốn thuế, sẽ bị xử phạt
theo Luật định.
VI/ thời điểm thực hiện:
- Việc áp dụng tính thuế nhập
khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa quy định tại Thông tư liên tịch số
120/2000/TTLT-BCN-TCHQ ngày 25/12/2000 bắt đầu thực hiện đối với các tờ khai
hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan từ ngày 01/01/2001 trở đi.
- Từ 01/01/2001 Thông tư
50ATC/TCT ngày 31/07/1997 của Bộ Tài chính hết hiệu lực thi hành và bãi bỏ thuế
suất thuế nhập khẩu dạng linh kiện rời đồng bộ CKD, IKD của một số sản phẩm, phụ
tùng thuộc ngành cơ khí - điện - điện tử tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo
quy định tại Quyết định số 159/2000/QĐ/BTC ngày 26/09/2000 của Bộ Tài chính.
VII/ những quy định khác:
- Các doanh nghiệp đã đăng ký
thực hiện nội địa hóa sản xuất, sản phẩm, phụ tùng đã được Bộ Công nghiệp ghi
nhận trước thời điểm ngày 01/01/2001, nếu không đăng ký lại thì vẫn được tiếp tục
áp dụng thực hiện theo quy định của Thông tư số 120 nêu trên. Đối với các doanh
nghiệp không đủ các điều kiện để được áp dụng thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa
hóa hướng dẫn tại điểm 3 phần I của Thông tư 120 thì chỉ được
áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu tương ứng theo tỷ lệ nội địa hóa đã được Bộ
Công nghiệp ghi nhận trước thời điểm ngày 01/01/2001, nhưng tối đa không quá
ngày 01/03/2001. Đối với các trường hợp này yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh,
thành phố tiến hành quyết toán cho doanh nghiệp trên cơ sở báo cáo của doanh
nghiệp, trường hợp phát hiện doanh nghiệp không chấp hành đúng quy định thì phải
xử lý truy thu thuế nhập khẩu theo đúng thuế suất quy định tại Biểu thuế nhập
khẩu và các quy định hiện hành khác đồng thời tập hợp, phản ánh những điểm chưa
hợp lý về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra Thu thuế XNK) để Tổng cục Hải quan
cùng Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.
- Công văn này thay thế công
văn số 103/TCHQ-KTTT ngày 07/01/1999 và công văn số 4885/TCHQ-KTTT ngày
3/9/1999 của Tổng cục Hải quan. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc,
yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm
tra Thu thuế XNK) để được giải quyết cụ thể.