Công văn 1381/TCT-TNCN năm 2014 về Danh mục tổng hợp khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 1381/TCT-TNCN
Ngày ban hành 24/04/2014
Ngày có hiệu lực 24/04/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Cao Anh Tuấn
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Lao động - Tiền lương

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1381/TCT-TNCN
V/v: Danh mục tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2014

 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong quá trình thực hiện Luật Thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012, Tổng cục Thuế nhận được ý kiến phản ánh của tổ chức, cá nhân về việc cần xác định chi tiết, cụ thể các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khỏi thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) từ tiền lương, tiền công theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 và quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 26/2012/QH13. Vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 và quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 26/2012/QH13; tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và tại khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP 27/6/2013, của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân đã quy định, hướng dẫn các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ, các khoản không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Căn cứ quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; để có cơ sở thực hiện thống nhất trong cả nước, hạn chế các vướng mắc phát sinh; Tổng cục Thuế đã báo cáo Bộ Tài chính có công văn đề nghị các Bộ, ngành; cơ quan rà soát. Sau khi nhận được ý kiến tham gia của các Bộ ngành, cơ quan liên quan, Tổng cục Thuế đã tổng hợp đến tháng 3 năm 2014 Danh mục các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về thuế TNCN hiện hành (chi tiết theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 và hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013)

Trường hợp qua rà soát cụ thể hoặc phát sinh văn bản mới, văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung các văn bản nêu tại Danh mục, đề nghị các Cục Thuế phản ánh kịp thời về Tổng cục Thuế (theo địa chỉ: số 123 Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội) để Tổng cục Thuế tiếp tục bổ sung, tổng hợp Danh mục.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được biết và hướng dẫn thực hiện.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo BTC (để báo cáo);
- Vụ PC, CST, HCSN (BTC);
- Vụ Pháp chế (TCT);
- Website TCT;
- Lưu: VT, TNCN.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

 

DANH MỤC

TỔNG HỢP CÁC KHOẢN PHỤ CẤP, TRỢ CẤP DO CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN BAN HÀNH LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN TỪ TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM B, KHOẢN 2, ĐIỀU 3 NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/2013/NĐ-CP NGÀY 27/6/2013 VÀ HƯỚNG DẪN TẠI ĐIỂM B, KHOẢN 2, ĐIỀU 2 THÔNG TƯ SỐ 111/2013/TT-BTC NGÀY 15/8/2013.
(ban hành kèm theo công văn số: 1381/TCT-TNCN ngày 24/4/2014)

1. Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Người có công với cách mạng:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Thân nhân của người có công với cách mạng nêu trên.

Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Chính phủ ban hành.

1. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

3. Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 04/9/2013 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

3. Trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; chế độ đối với quân nhân, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác đã phục viên, thôi việc, xuất ngũ về địa phương; đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Mức trợ cấp tùy theo từng đối tượng và tùy theo thời gian công tác, thời gian tham gia kháng chiến.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với từng đối tượng.

(Ví dụ: Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/2005 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP- BLĐTBXH-BTC sửa đổi thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/2005;...)

2. Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

Chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Mức trợ cấp theo mức chuẩn và theo thời gian tham gia kháng chiến.

1. Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của thủ tướng Chính phủ Quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

2. Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/4/2012 của liên Bộ Lao động thương binh & xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm đối với CBCNVC làm việc ở những nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm: tiếp xúc với chất độc, khí độc, làm việc ở môi trường dễ lây nhiễm,...

Từ 1/10/2004 quy định gồm 4 mức theo hệ số 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 được tính trên mức lương tối thiểu chung và thời gian thực tế làm việc tại nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm. Nếu làm việc dưới 4 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc. Nếu làm việc từ 4 giờ trở đi thì được tính cả ngày làm việc.

1. Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức.

2. Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động thương binh & Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ độc hại, nguy hiểm trong các công ty nhà nước.

3. Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006 của Bộ văn hóa thông tin về chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa thông tin.

2. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện độc hại áp dụng đối với: Công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã sau:

a) Các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang (bao gồm cả lực lượng làm công tác cơ yếu);

b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

d) Hợp tác xã;

đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Các tổ chức khác có sử dụng lao động.

Từ ngày 05/12/2013 bồi dưỡng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

Mức 1: 10.000 đồng

Mức 2: 15.000 đồng

Mức 3: 20.000 đồng

Mức 4: 25.000 đồng

Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội về hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

4. Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn như xa xôi, hẻo lánh, xa khu dân cư; chưa có mạng lưới giao thông, đi lại khó khăn; chưa có hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt; nhà ở thiếu thốn; chưa có trường học, nhà trẻ, bệnh viện.

Gồm 04 mức: 20%, 30%, 50%, và 70% theo mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Thời gian hưởng được xác định trong khung thời gian từ 3 đến 5 năm.

Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05/1/2005 của liên bộ Bộ Nội vụ, Bộ lao động thương binh & Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phụ cấp thu hút.

2. Phụ cấp thu hút giáo viên đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Phụ cấp thu hút trả cho thời gian công tác thực tế của nhà giáo, Cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng thời gian được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm.

1. Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thông tư số 06/2007/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của tỉnh bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 03/11/2013).

4. Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức phụ cấp bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

1. Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 03/8/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Phụ cấp thu hút cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng và cán bộ, nhân viên quân y trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế của Nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức hưởng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

1. Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 22/3/2010 hướng dẫn Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Phụ cấp khu vực.

Theo các mức từ 0,1 đến 1,0 so với mức lương tối thiểu chung của từng địa bàn,

Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005 của liên bộ Bộ Nội vụ, Bộ LĐTB & XH, Bộ Tài chính, Ủy ban dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.

6. Hỗ trợ, trợ cấp cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã

- Hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

- Trường hợp đội viên dự án có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ.

- Trợ cấp thêm hàng tháng bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Tiền tàu xe đi và về thăm gia đình khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng.

1. Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút tri thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

2. Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo.

3. Thông tư số 171/2011/TT-BTC ngày 25/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo dược phê duyệt theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Mức hưởng chế độ thai sản.

Theo chế độ quy định (vè thai sản) cho các tháng nghỉ sinh.

1. Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Bộ luật Lao động.

2. Chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với: người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động; cán bộ công chức, viên chức, xã viên người học nghề, tập nghề theo Bộ Luật lao động.

1. Trường hợp không do lỗi của người lao động:

- Ít nhất bằng 1,5 lần tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

- Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

2. Trường hợp do lỗi của người lao động: ít nhất bằng 40% mức quy định tại điểm 1 mục này.

1. Điều 145 Bộ Luật lao động.

2. Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật BHXH đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

1. Trợ cấp 1 lần

a) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp 1 lần.

b) Mức trợ cấp 1 lần được quy định như sau:

- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;

- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền trước khi nghỉ việc để điều trị.

2. Trợ cấp hàng tháng:

a) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng

b) Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:

- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;

- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Luật BHXH 2006

6. Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

Trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi, người khuyết tật, đặc biệt nặng ...

Trợ cấp xã hội có nhiều mức khác nhau, mức tối thiểu là 270.000 đồng.

1. Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi.

2. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật người khuyết tật.

3. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

7. Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

Phụ cấp phục vụ, các khoản nhận được theo chế độ của lãnh đạo cấp cao.

Theo chế độ quy định

1. Quyết định số 205/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách, chế độ đối với cán bộ cao cấp.

2. Thông tư số 117/2005/TT-BNV ngày 04/11/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 205/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách, chế độ đối với cán bộ cao cấp.

3. Quyết định số 269/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp phục vụ.

4. Thông tư số 214/2005/TT-BQP ngày 28/12/2005 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn Quyết định số 269/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp phục vụ.

5. Quyết định số 344/QĐ-BQP năm 2006 về việc đính chính Thông tư số 214/2005/TT-BQP ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

8. Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo.

Theo chế độ quy định.

Quyết định số 34/2011/QĐ-BCĐBĐHĐ ngày 15/6/2011 của Ban chỉ đạo biển đông hải đảo.

2. Trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Trợ cấp lần đầu: 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người tại thời điểm nhận công tác.

- Trợ cấp chuyển vùng: Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ.

1. Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thông tư số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của liên bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 19/9/2013 hướng dẫn thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ.

3. Trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng đối với cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Trợ cấp lần đầu: 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người tại thời điểm nhận công tác;

- Trợ cấp chuyển vùng: Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tàu xe, cước hành lý, trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu cho hộ gia đình đi kèm (nếu có).

1. Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

2. Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31/8/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ.

9. Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ