Công văn 11540/BTC-KBNN năm 2021 triển khai Nghị quyết 22/2021/QH15 về điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 11540/BTC-KBNN
Ngày ban hành 08/10/2021
Ngày có hiệu lực 08/10/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Võ Thành Hưng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11540/BTC-KBNN
V/v triển khai Nghị quyết số 22/2021/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh dự toán chi NSNN và phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2019

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác trung ương;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các đơn vị được kiểm toán.

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 22/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước (NSNN) và phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2019, trong đó giao Chính phủ:

“2. Chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp các đơn vị quản lý thu, chi sử dụng ngân sách nhà nước kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế được nêu trong Báo cáo thẩm tra số 08/BC-UBTCNS15 ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, kết luận, kiến nghị được nêu trong Báo cáo số 181/BC-KTNN ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Kiểm toán nhà nước và ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019.

3. Chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; cải cách chính sách thu, chi để cơ cấu lại thu, chi ngân sách; chấn chỉnh tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế; chỉnh đốn công tác quản lý chi đầu tư phát triển từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán đến thực hiện và quyết toán; quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, xử lý nghiêm các trường hợp để nợ đọng xây dựng cơ bản, chuyển nguồn, tạm ứng ngân sách sai quy định, đồng thời có giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện các khoản chi thường xuyên theo quy định để giảm mạnh chi chuyển nguồn, kết dư ngân sách địa phương; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

4. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Báo cáo Quốc hội danh sách, mức độ vi phạm, hình thức xử lý, kết quả xử lý vi phạm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước niên độ 2019 khi trình Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020.

5. Phối hợp với Kiểm toán nhà nước tập trung đôn đốc, xác định nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan và đề ra giải pháp xử lý dứt điểm các kết luận, kiến nghị chưa thực hiện từ năm 2018 về trước; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện nội dung này khi trình Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020”.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nêu trên và Chỉ thị s 33/2008/CT-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nghiêm các chính sách tài khóa và thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan kim toán, thanh tra và Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 08/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về NSNN, để kịp thời tổng hợp báo cáo Quốc hội theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị được kiểm toán tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và cấp dưới triển khai thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán NSNN năm 2019 với các nội dung sau:

1. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, sử dụng NSNN

- Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách cần có giải pháp đ tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, sử dụng NSNN; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng NSNN; cải cách chính sách thu, chi để cơ cấu lại thu, chi ngân sách; đồng thời khắc phục triệt để các sai phạm xảy ra trong quá trình quản lý NSNN như: giao dự toán thu, chi không sát; phân bổ vốn đầu tư chậm; các khoản thu quan trọng không đạt dự toán; khai thiếu thuế phải nộp vẫn diễn ra; giải ngân vốn đầu tư phát triển chậm; chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức...; nâng cao chất lượng xây dựng dự toán NSNN, bảo đảm dự toán chi NSNN sát thực tế, phù hợp với khả năng của NSNN và đúng theo quy định của pháp luật, chủ trương, định hướng, mục tiêu của Đảng, Nhà nước, triệt để tiết kiệm.

- Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương cần chỉnh đốn công tác quản lý chi đầu tư từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán đến thực hiện và quyết toán; tránh tình trạng giao kế hoạch vốn đầu tư chưa ưu tiên bố trí vốn cho một số dự án hoàn thành, chưa sát với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân dẫn đến trong năm đạt tỷ lệ giải ngân thấp, nhiều trường hợp phải điều chỉnh giảm kế hoạch, hủy bỏ vốn lớn; khắc phục tình trạng phân bổ vốn nhiều lần trong năm, cho dự án chưa dù thủ tục, chưa có trong kế hoạch trung hạn, chưa đảm bảo điều kiện, chưa phù hợp với tiến độ thực hiện, chưa đúng thứ tự ưu tiên; phân bổ vốn đầu tư công chưa phù hợp phải điều chỉnh, bổ sung còn xảy ra khá phổ biến; giao kế hoạch vốn lớn hơn nhiều so với khả năng thực hiện nên kết thúc năm dự án không giải ngân hết kế hoạch vốn được giao, phải cắt giảm hoặc chuyển nguồn sang năm sau; một số dự án không có khả năng thực hiện vẫn được đăng ký và giao kế hoạch vốn nên không thể giải ngân. Tập trung, xử lý nghiêm xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản, tạm ứng ngân sách sai quy định, đồng thời có giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

- Điều hành chi NSNN bám sát dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tránh tình trạng chi không đúng nguồn kinh phí, mua sắm vượt nhu cầu gây lãng phí NSNN; sử dụng hiệu quả các khoản chi cho giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ và các khoản chi thường xuyên khác.

- Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương cần quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn và thực hiện đúng theo quy định của Luật NSNN, khắc phục tình trạng chuyển số dư không còn nhiệm vụ chi hoặc cấp thừa nhưng chưa hủy, chưa thu hồi theo quy định, các khoản chi chuyển nguồn qua nhiều năm nhưng chưa thực hiện.

- Công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác: Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khi lập, giao dự toán thu NSNN phải đảm bảo bao quát hết các nguồn thu, sát với thực tế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, từng bước khắc phục tình trạng người nộp thuế kê khai thiếu thuế phải nộp, trốn, lậu thuế, nợ đọng thuế lớn; xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật các trường hợp không kê khai, kê khai không đầy đủ các khoản phải nộp NSNN.

- Khẩn trương rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đối với các cơ chế, chính sách quản lý tài chính ngân sách không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

2. Thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán NSNN năm 2019

- Đối với các kết luận, kiến nghị về xử lý các vi phạm về tài chính - ngân sách: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác trung ương, các địa phương và các đơn vị được kiểm toán cần tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm các sai phạm, tồn tại trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và thu nộp đầy đủ vào NSNN đối với các khoản thu, các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo đúng quy định của Luật NSNN.

- Đối với các kiến nghị về cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác trung ương, các địa phương và các đơn vị được kiểm toán khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định của pháp luật đối với các cơ chế, chính sách quản lý tài chính ngân sách không còn phù hợp với thực tiễn; bãi bỏ các cơ chế, chính sách ban hành trái thẩm quyền hoặc trái với quy định của pháp luật. Trường hợp chưa sửa đổi, bổ sung, nêu rõ lý do và dự kiến thời hạn sửa đổi, bổ sung.

- Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng NSNN.

3. Thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách đối với quyết toán NSNN các năm trước (từ năm 2013 đến năm 2018)

- Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị được kiểm toán tập trung xử lý dứt điểm các sai phạm, tồn tại đã được Kiểm toán Nhà nước kết luận, kiến nghị từ niên độ năm 2018 trở về trước chưa được thực hiện.

- Đối với các kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa thực hiện, đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị được kiểm toán xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan, đồng thời có giải pháp để thực hiện theo đúng yêu cầu tại Khoản 5, Điều 3 Nghị quyết số 22/2021/QH15 của Quốc hội nêu trên.

4. Báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước

4.1 Báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước liên quan đến tài chính, ngân sách

Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị được kiểm toán báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước liên quan đến tài chính, ngân sách năm 2019 và các năm trước gửi về Bộ Tài chính cùng với Báo cáo quyết toán NSNN năm 2020 theo quy định tại khoản a Điểm 5 Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg nêu trên, đồng thời tiếp tục cập nhật, báo cáo đến ngày 30/4/2022 để Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định.

- Đối với kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị về tài chính, ngân sách năm 2019 bao gồm cả kết quả thực hiện các kiến nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách:

Báo cáo kết quả thực hiện các vi phạm về tài chính ngân sách gửi Bộ Tài chính theo Mẫu biểu số 01, 02 đính kèm cùng với Báo cáo quyết toán NSNN năm 2019 theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 70 Luật NSNN năm 2015Khoản 8, Điều 44 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ và đối với lĩnh vực đầu tư cần báo cáo theo mẫu biểu số 03/CQTH của Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính về quy định việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm.

Trong quá trình thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán NSNN năm 2019 bao gồm cả các kiến nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ cơ chế, chính sách quản lý tài chính ngân sách, các đơn vị được kiểm toán tiếp tục rà soát các kết luận, kiến nghị, những nội dung đơn vị chưa thống nhất với kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, đề nghị có báo cáo giải trình cụ thể gửi Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước cùng với Báo cáo quyết toán NSNN năm 2020.

- Đối với kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị về tài chính ngân sách từ năm 2018 trở về trước:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ