Chương trình hành động 3671/CTr-UBND năm 2016 về thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 3671/CTr-UBND
Ngày ban hành 29/06/2016
Ngày có hiệu lực 29/06/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3671/CTr-UBND

Lâm Đồng, ngày 29 tháng 06 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 16/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020.

Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết s35/NQ-CP của Chính phủ); UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Chương trình trình động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020, với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC

1. Quan điểm

a) Phát triển doanh nghiệp là chiến lược lâu dài, nhất quán và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng.

b) Nhà nước tạo môi trường thuận lợi về pháp luật, các cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

c) Phát triển doanh nghiệp theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; chú trọng phát triển doanh nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

d) Chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ,...Ưu tiên phát triển doanh nghiệp trong các lĩnh vực, ngành nghề mà sản phẩm có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao, phát huy được tiềm năng và lợi thế của địa phương.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát:

a) Tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ; triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh ln thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020; Kế hoạch hành động số 2950/KH-UBND ngày 31/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020.

b) Xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh; tiếp cận, tham gia vào kinh tế của khu vực và thế giới.

c) Nâng cao hiệu quả của các chương trình hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Tỷ lệ tăng trưởng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh bình quân hàng năm đạt tối thiểu 15% và phấn đấu đến năm 2020, có trên 9.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và thực tế hoạt động; trong đó, có khoảng 10% trong tổng số doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, có năng lực cạnh tranh tốt, đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế của tỉnh Lâm Đồng;

b) Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng;

c) Đầu tư của khu vực doanh nghiệp chiếm 35-40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội;

d) Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 60% GRDP vào năm 2020 và đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm từ 20-30%;

e) Giải quyết việc làm trong khu vực doanh nghiệp khoảng 20.000-25.000 lao động/năm.

3. Nguyên tắc

a) Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

b) Thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

c) Nhà nước bảo đảm sự ổn định, nhất quán về chính sách; ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện.

d) Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, đất đai... và đầu tư kinh doanh.

đ) Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển.

e) Các cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành và thực thi chính sách phải bảo đảm xác định rõ mỗi nhiệm vụ có một đầu mối và người chịu trách nhiệm.

g) Các quy định về điều kiện kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, có lộ trình phù hợp để sớm bỏ các loại giấy phép con, phí, phụ phí bất hợp lý. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm gắn với điều kiện, quy định cụ thể và thanh tra, kiểm tra, giám sát.

[...]