Chương trình 05/CTr-UBND năm 2021 về triển khai Nghị quyết 39/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 05/CTr-UBND
Ngày ban hành 07/01/2021
Ngày có hiệu lực 07/01/2021
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CTr-UBND

Hà Giang, ngày 07 tháng 01 năm 2021

 

CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 39/NQ-HĐND NGÀY 09/12/2020 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/ĐH ngày 17/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động nhằm tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, định hướng lớn và các nhiệm vụ chủ yếu trên các lĩnh vực, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/ĐH ngày 17/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, gắn với phân công trách nhiệm cụ thể theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, thời gian hoàn thành.

- Chương trình hành động là khung nhiệm vụ trọng tâm để các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

2. Yêu cầu

- Quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 tới các cấp, các ngành, các đơn vị để triển khai thực hiện hiệu quả.

- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch phải bám sát những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã nêu tại các nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh. Xác định lựa chọn nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, mang tính đột phá, có tác động trực tiếp đến nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành, đơn vị mình và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Đề cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, gắn trách nhiệm của tập thể và người đứng đầu đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao nhất.

- Triển khai đầy đủ, toàn diện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra trong 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do đại dịch Covid-19

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tiếp tục đề cao cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh. Tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19; trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh, chấp hành nghiêm yêu cầu 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế); kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, ngăn chặn hiệu quả nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài; nghiêm túc thực hiện cách ly y tế tập trung, theo dõi sức khỏe và lấy mẫu xét nghiệm theo đúng quy định; nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, sẵn sàng các phương án cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị khỏi, không để lây lan ra cộng đồng trong trường hợp xuất hiện ca bệnh tại địa phương.

- Tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, an toàn, vừa hỗ trợ và quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân; đổi mới cách làm, tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, thu hút mọi nguồn lực cho phát triển ngành, địa phương.

2. Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế theo hướng phát triển nhanh và bền vững

2.1. Tập trung phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị bền vững

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì:

- Xây dựng và triển khai hiệu quả chính sách đặc thù phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây ăn quả có múi. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung sản xuất cho sản phẩm tốt, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trồng trọt/ha đất canh tác. Thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao; cải tạo đất canh tác đối với 04 huyện vùng cao núi đá phía Bắc. Phát huy hiệu quả mô hình sản xuất đa canh; đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa có quy mô phù hợp theo tín hiệu thị trường. Phấn đấu Giá trị sản phẩm trồng trọt thu hoạch bình quân/ha đất canh tác đạt 60 triệu đồng.

- Xây dựng và ban hành các quy trình sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành đảm bảo sát với thực tiễn sản xuất. Tập trung hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện sản xuất các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, GAP. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, quy mô hợp lý gắn với phân vùng nguyên liệu cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến. Thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phấn đấu đến năm 2025 đạt từ 5 sản phẩm cấp quốc gia trở lên.

- Phát triển các vật nuôi có thế mạnh của tỉnh; tăng nhanh số lượng, gắn với nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm; phát triển chăn nuôi đa dạng theo hướng hộ gia đình, gia trại, trang trại, ưu tiên phát triển chăn nuôi trâu, bò vàng, dê, lợn đen, gà đen, ong mật địa phương. Phát triển nuôi trồng thủy sản tại các lòng hồ thủy điện. Phấn đấu Tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp đạt 35%.

- Nâng cao hiệu quả của công tác dự báo sâu bệnh hại cho cây trồng và công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm chủ động kiểm soát dịch hại trên cây trồng, vật nuôi và nâng cao hiệu quả chế biến nông sản.

- Đẩy mạnh phát triển rừng, ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng rừng kinh tế bằng giống tốt gắn với phương án quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng; phát triển các vùng gỗ nguyên liệu tập trung tại các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần; bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gỗ, hướng tới xuất khẩu. Nâng cao chất lượng công vụ và đạo đức của lực lượng kiểm lâm, kiểm soát chặt chẽ lâm sản tại gốc; theo dõi diễn biến rừng, phòng chống cháy rừng hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ khai thác gỗ rừng trồng. Tập trung cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh có giá trị cao, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân. Phấn đấu Tỷ lệ che phủ rừng đạt 60%.

b) Sở Công thương chủ trì: Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh có ưu thế và sức cạnh tranh trên thị trường như: Cam sành, chè shan tuyết, mật ong bạc hà, thịt bò vàng, thịt lợn đen, gà đen địa phương, rau, củ, quả sạch. Phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện công tác xây dựng thương hiệu hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì: Chủ động mời gọi và khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào sản xuất nông nghiệp - vùng nguyên liệu, tập trung vào các sản phẩm như: Cam, quýt, chè, cây dược liệu, sản phẩm từ gỗ.

2.2. Cơ cấu lại và phát triển các ngành công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ