Chỉ thị 701-TTg năm 1995 về đấu tranh chống buôn lậu trên biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 701-TTg
Ngày ban hành 28/10/1995
Ngày có hiệu lực 12/11/1995
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Võ Văn Kiệt
Lĩnh vực Thương mại,Trách nhiệm hình sự

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 701-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 1995 

 

 CHỈ THỊ

VỀ ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN BIỂN

Thực hiện Chỉ thị số 15-CT ngày 20-11-1992 của Bộ Chính trị, Quyết định số 114-TTg ngày 21-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ và các Nghị quyết, Chỉ thị khác của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu; các ngành, các cấp đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn tệ tham nhũng, buôn lậu và đã thu được một số kết quả nhất định. Song tình hình tham nhũng, buôn lậu vẫn còn nghiêm trọng, các hành vi buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến biên giới. Gần đây, buôn lậu trên tuyến biển nổi rộ lên, đã gây hậu quả không tốt đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh - quốc phòng.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình là các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các cấp chưa nhận thức đầy đủ về nguy cơ và tác hại lâu dài của tệ nạn buôn lậu, đã buông lỏng quản lý Nhà nước, chưa có các biện pháp kiên quyết, triệt để nhằm đấu tranh có hiệu quả với nạn buôn lậu. Nhiều trường hợp vì quyền lợi cục bộ, lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương đã làm ngơ, thậm chí tiếp tay cho hành vi buôn lậu. Các lực lượng làm nhiệm vụ chống buôn lậu còn yếu kém, thiếu phương tiện, hoạt động tản mạn, chưa có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, thậm chí còn có tình trạng vô hiệu hoá nhiệm vụ của nhau. Một số bộ phận cán bộ, nhân viên có biểu hiện tiêu cực. Việc xét xử để xử lý các vụ vi phạm hành vi buôn lậu chưa nghiêm, chưa kịp thời.

Để bảo đảm kỷ cương pháp luật trong các hoạt động thương mại, tăng cường quản lý Nhà nước, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu, tạo được môi trường lành mạnh cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố phải quán triệt sâu sắc trong công tác lãnh đạo là phải tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, nhân dân về sự nguy hại của nạn buôn lậu, xây dựng kế hoạch và áp dụng các biện pháp kiên quyết, triệt để chống buôn lậu, đặc biệt là chống buôn lậu trên biển, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong năm 1995,1996 nhằm đạt được các yêu cầu sau:

- Phát hiện và xử lý nghiêm khắc, kịp thời mọi hành vi buôn lậu trên tuyến biển.

- Quản lý chặt chẽ các phương tiện vận tải biển, nghiêm cấm việc sử dụng các phương tiện vận tải biển của Nhà nước vào việc buôn lậu.

- Nhân dân có ý thức tự giác không tham gia buôn lậu và tiếp tay cho bọn buôn lậu dưới mọi hình thức, xây dựng được “phòng tuyến” vững chắc trên toàn tuyến biển nhằm không cho nạn buôn lậu xâm nhập.

- Xây dựng các lực lượng chống buôn lậu đủ mạnh, trong sạch, vững mạnh.

 2. Để thực hiện các yêu cầu nêu trên, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Các Bộ, ngành ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động rà soát các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý và xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức và cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp buôn lậu trong thời gian qua, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh theo quy định của Chỉ thị này.

- Tổng cục Hải quan chủ trì, cùng với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Thương mại xây dựng kế hoạch chung, tổ chức việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tác chỉ đạo cuộc đấu tranh chống buôn lậu mạnh mẽ, toàn diện trên toàn tuyến biển.

- Ủy ban nhân dân các cấp dọc tuyến đường biển với sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổ chức vận động tuyên truyền, giáo dục cho toàn thể nhân dân địa phương về công tác đấu tranh chống buôn lậu, tổ chức cho nhân dân đăng ký không tham gia buôn lậu dưới mọi hình thức.

- Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, các Bộ, ngành chức năng có trách nhiệm giúp đỡ Ủy ban nhân dân các cấp vùng ven biển trong việc quản lý cư dân bằng các chính sách kinh tế - xã hội cụ thể (chương trình xoá đói, giảm nghèo, các dự án đầu tư…) nhằm tạo công ăn, việc làm, bảo đảm cho nhân dân ổn định đời sống.

- Phân công trách nhiệm cho các lực lượng chống buôn lậu trên tuyến biển như sau:

+ Tổng cục Hải quan ngoài nhiệm vụ chủ trì công tác phối hợp đấu tranh chống buôn lậu trên tuyến biển, phải chỉ đạo toàn lực lượng tăng cường quản lý tại các cửa khẩu, bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, phải huy động tối đa lực lượng hiện có vào việc đấu tranh chống buôn lậu trên tuyến biển.

Lực lượng Hải quan chịu trách nhiệm chủ trì chống buôn lậu ở vùng nội thuỷ và tham gia cùng Bộ Quốc phòng chống buôn lậu ở hải đảo, vùng đặc quyền kinh tế.

+ Bộ Quốc phòng có trách nhiệm huy động bộ đội hải quân, bộ đội biên phòng thường xuyên tham gia đấu tranh chống buôn lậu trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện vận tải biển của quân đội, không để bị sử dụng vào việc buôn lậu, đồng thời có trách nhiệm hỗ trợ các lực lượng chống buôn lậu khác về phương tiện vận tải, phương tiện thông tin liên lạc khi có yêu cầu, chỉ đạo Bộ đội biên phòng và Hải quân chủ trì chống buôn lậu ở vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế, Bộ đội biên phòng tham gia tích cực cùng Hải quan chống buôn lậu ở vùng nội thuỷ. Trong khi làm nhiệm vụ chống buôn lậu, các lực lượng của Bộ Quốc phòng được quyền kiểm tra, bắt giữ các tầu thuyền, kể cả tầu thuyền dân sự vận chuyển hàng lậu.

+ Bộ Nội vụ có trách nhiệm triển khai các biện pháp nhằm phát hiện các đường buôn lậu lớn, bọn “đầu nậu” chuyên nghiệp, khẩn trương điều tra các vụ việc có dấu hiệu phạm tội hình sự do các cơ quan chức năng chuyển đến, tham gia cùng lực lượng quản lý thị trường chống buôn lậu trong nội địa.

+ Bộ Thương mại quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép xuất, nhập khẩu; chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường theo chức năng, chủ trì việc chống buôn lậu, kinh doanh trái phép trong nội địa, kiểm tra, kiểm soát những địa điểm có dấu hiệu tàng trữ hàng lậu.

+ Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thủy sản và các Bộ, ngành có liên quan phải chấn chỉnh ngay việc buôn lỏng quản lý đối với các đơn vị có chức năng kinh doanh vận tải biển, giao trách nhiệm cá nhân rõ ràng cho Thủ trưởng các đơn vị này trong việc quản lý, sử dụng phương tiện, bảo đảm tuyệt đối việc không sử dụng phương tiện của Nhà nước vào buôn lậu.

+ Bộ Tài chính chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có kế hoạch phân bổ kinh phí đột xuất cho các lực lượng chống buôn lậu và các địa phương nhằm đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết cho công tác.

+ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về chỉ đạo công tác đấu tranh chống buôn lậu trong các lực lượng của địa phương, tạo điều kiện cần thiết để các lực lượng chống buôn lậu của Trung ương hoàn thành nhiệm vụ.

 3. Xử lý các hành vi buôn lậu:

 Tổng cục Hải quan, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Thương mại tổ chức tập huấn cho số cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu về chế độ, chính sách và thủ tục thương mại để nâng cao nhận thức, bảo đảm việc xử lý được thống nhất, công bằng, đúng pháp luật.

Bộ Tư pháp chủ trì đôn đốc các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu sớm hoàn chỉnh các dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế trình Chính phủ ban hành.

Mọi hàng hoá buôn lậu đều phải bị tịch thu. Phương tiện vận chuyển sử dụng vào việc buôn lậu nếu chủ phương tiện đồng thời là chủ hàng thì tịch thu, nếu là phương tiện do hợp đồng, thuê vận chuyển thì cơ quan chống buôn lậu thông báo ngay cho chủ phương tiện hoặc Thủ trưởng của đơn vị quản lý phương tiện đó xử lý theo pháp luật hiện hành.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ