Nghị quyết số 176-UBTVQH9/NQ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Số hiệu | 176-UBTVQH9/NQ |
Ngày ban hành | 16/03/1994 |
Ngày có hiệu lực | 16/03/1994 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký | Nông Đức Mạnh |
Lĩnh vực | Thương mại,Tài chính nhà nước |
UỶ
BAN THƯỜNG VỤ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176/NQ-UBTVQH9 |
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 1994 |
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 4 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu.
QUYẾT NGHỊ:
Ban hành Quy chế về việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại phiên họp ngày 16 tháng 3 năm 1994.
|
TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
Căn
cứ vào Nghị quyết Quốc hội Khoá IX, Kỳ họp thứ 4 về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu;
Quy chế này quy định việc phối hợp giữa các cơ quan
Nhà nước trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Quốc hội.
Việc tổ chức thực hiện và phối hợp dược tiến hành trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật và được xác định trong Nghị quyết Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết Quốc hội; chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong việc giám sát thực hiện Nghị quyết Quốc hội về lĩnh vực mà Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban phụ trách; hướng dẫn các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tham gia giám sát thực hiện Nghị quyết Quốc hội tại địa phương; định kỳ làm việc với Chính phủ, Tòa Án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về tình hình thực hiện Nghị quyết Quốc hội.
Điều 3. Nội dung phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước tập trung vào những lĩnh vực chính sau đây:
1. Sử đổi, bổ sung và ban hành mới chính sách, chế độ và cơ chế quản lý phù hợp;
2. Kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ các cơ quan Nhà nước, trước hết là cơ quan bảo vệ pháp luật;
3. Chấn chỉnh, tăng cường và bảo đảm hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm sát và xét xử;
4. Xử lý các vi phạm pháp luật về tham nhũng, buôn lậu, lãng phí.
CÁC NỘI DUNG TRONG QUAN HỆ PHỐI HỢP
MỤC 1: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BAN HÀNH MỚI CÁC VĂN BẢN CẦN THIẾT
Điều 5. Việc phối hợp rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản được tiến hành như sau:
UỶ
BAN THƯỜNG VỤ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176/NQ-UBTVQH9 |
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 1994 |
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 4 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu.
QUYẾT NGHỊ:
Ban hành Quy chế về việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại phiên họp ngày 16 tháng 3 năm 1994.
|
TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
Căn
cứ vào Nghị quyết Quốc hội Khoá IX, Kỳ họp thứ 4 về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu;
Quy chế này quy định việc phối hợp giữa các cơ quan
Nhà nước trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Quốc hội.
Việc tổ chức thực hiện và phối hợp dược tiến hành trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật và được xác định trong Nghị quyết Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết Quốc hội; chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong việc giám sát thực hiện Nghị quyết Quốc hội về lĩnh vực mà Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban phụ trách; hướng dẫn các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tham gia giám sát thực hiện Nghị quyết Quốc hội tại địa phương; định kỳ làm việc với Chính phủ, Tòa Án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về tình hình thực hiện Nghị quyết Quốc hội.
Điều 3. Nội dung phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước tập trung vào những lĩnh vực chính sau đây:
1. Sử đổi, bổ sung và ban hành mới chính sách, chế độ và cơ chế quản lý phù hợp;
2. Kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ các cơ quan Nhà nước, trước hết là cơ quan bảo vệ pháp luật;
3. Chấn chỉnh, tăng cường và bảo đảm hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm sát và xét xử;
4. Xử lý các vi phạm pháp luật về tham nhũng, buôn lậu, lãng phí.
CÁC NỘI DUNG TRONG QUAN HỆ PHỐI HỢP
MỤC 1: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BAN HÀNH MỚI CÁC VĂN BẢN CẦN THIẾT
Điều 5. Việc phối hợp rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản được tiến hành như sau:
Đối với những văn bản do Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan đã chủ trì soạn thảo những văn bản đó tiến hành việc rà soát, các cơ quan liên quan có trách nhiệm tham gia;
Đối với những văn bản do Chính phủ ban hành thì Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan đã chủ trì soạn thảo những văn bản đó tiến hành việc rà soát, các cơ quan có liên quan có trách nhiệm tham gia;
Đối với những văn bản mà cơ quan chủ trì soạn thảo đã giải thể hoặc chuyển thành đơn vị khác, thì cơ quan Nhà nước cấp trên đã quản lý trực tiếp cơ quan đó tự mình hoặc chỉ định cơ quan thuộc quyền mình quản lý tiến hành việc rà soát;
Đối với những văn bản do Tòa Án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, thì cơ quan ban hành có trách nhiệm tiến hành việc rà soát, các cơ quan liên quan có trách nhiệm phát hiện và kiến nghị;
Đối với những văn bản do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành thì cơ quan nhà nước cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các cơ quan đã ban hành văn bản thuộc quyền mình quản lý tiến hành việc rà soát;
Trên cơ sở rà soát văn bản, tiến hành việc phân loại; quyết định hoặc kiến nghị bãi bỏ các văn bản trái pháp luật, ban hành không đúng thẩm quyền hoặc mang tính đặc quyền, đặc lợi, cục bộ của các ngành, các địa phương; quyết định hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản cần thiết.
Cơ quan có thẩm quyền về việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản có trách nhiệm xem xét và kịp thời xử lý các kiến nghị nói trên
MỤC 2: KIỆN TOÀN TỔ CHỨC VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
Trong việc kiện toàn tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, tập trung xây dựng đội ngũ viên chức nhà nước trong sạch, nắm vững pháp luật và các cơ chế chính sách của Nhà nước; từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ; kịp thời ngăn ngừa các vi phạm pháp luật, phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để buôn lậu hoặc tiếp tay cho bọn buôn lậu, hối lộ, tham ô, lãng phí, nhũng nhiễu quần chúng, vi phạm các quyền dân chủ của công dân, làm thiệt hại tài sản của Nhà nước và lợi ích của nhân dân.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số văn bản về kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ:
Ban hành Pháp lệnh về Quy chế công chức nhằm đưa việc quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức Nhà nước vào nền nếp.
Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và chỉ đạo tổ chức thực hiện cuộc đấu tranh chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu.
Bổ sung các quy định phù hợp nhằm tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và chế độ bồi dưỡng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, trước hết là cán bộ thuộc các bộ phận trực tiếp làm nhiệm vụ chống tham nhũng, chống buôn lậu.
MỤC 3: CÔNG TÁC GIÁM SÁT, THANH TRA, KIỂM TRA, ĐIỀU TRA, KIỂM SÁT VÀ XÉT XỬ
Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có chương trình giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội tại địa phương, cơ sở; thu thập ý kiến và động viên cán bộ nhân dân phát hiện các vi phạm pháp luật; kịp thời kiến nghị xử lý và giám sát việc xử lý các vụ việc lãng phí, tham nhũng, buôn lậu.
Hằng tháng và khi có vụ việc đột xuất, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Chính phủ, Tòa Án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho nhau và bàn biện pháp giải quyết các vấn đề cần phối hợp xử lý nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động; bảo đảm việc thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử được kịp thời, nghiêm minh và không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở cơ sở.
MỤC 4: XỬ LÝ CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT
Trong trường hợp phải xử lý về hình sự, các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử.
Việc xử lý cán bộ có sai phạm được tiến hành kịp thời, theo đúng thẩm quyền, đúng quy định về quản lý cán bộ và trong trường hợp cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong việc xử lý cán bộ là đảng viên, có sự phối hợp với tổ chức đảng quản lý đảng viên đó trên cơ sở Điều lệ Đảng, các quy định về quản lý đảng viên và pháp luật.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ PHỐI HỢP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI
Ba tháng một lần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Chính phủ, Tòa Án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết Quốc hội và thông báo đến đại biểu Quốc hội.
Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận có thể được mời tham dự các cuộc làm việc của Chủ tịch Quốc hội và phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện Nghị quyết Quốc hội và phát biểu ý kiến về những vấn đề có liên quan.
Chủ tịch nước có thể tham dự các cuộc họp này khi xét thấy cần thiết.
Tại các kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa Án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo với Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết Quốc hội thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Chính phủ tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và nhân dân phát huy được vai trò giám sát của mình trong cuộc vận động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu; quy định các hình thức động viên, khen thưởng và các biện pháp bảo vệ những người phát hiện, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ vào Nghị quyết Quốc hội và Quy chế này, Chính phủ chỉ đạo và hướng dẫn các ngành, các cấp tổ chức thực hiện các quan hệ phối hợp phù hợp với đặc điểm của ngành, cấp mình.