Chỉ thị 6524/CT-BNN-KHCN năm 2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 6524/CT-BNN-KHCN
Ngày ban hành 07/08/2017
Ngày có hiệu lực 07/08/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Xuân Cường
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6524/CT-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TIẾP CẬN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

I. BỐI CẢNH

Trong giai đoạn vừa qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc: giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đã tăng liên tục trong một thời gian dài, sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện. Sự tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên các yếu tố đầu vào truyền thống cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và nguồn lực tự nhiên cao. Việc ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối tạo ra các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh còn rất ít. Vì vậy, mô hình tăng trưởng nông nghiệp như hiện nay mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao.

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Các thành tựu mới của khoa học - công nghệ được ứng dụng để tối ưu hóa quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và quản lý, quản trị... Tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đu vào truyền thống. Nếu không có những thay đổi mạnh mẽ về khoa học và công nghệ, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với mới nhiều thách thức và tác động tiêu cực như tụt hậu về công nghệ, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy giảm sản xuất kinh doanh... sản phẩm tạo ra sẽ không thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Làn sóng đổi mới công nghệ tốc độ cao song hành với hội nhập và tự do hóa thương mại toàn cầu sẽ tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, đkhắc phục những tn tại, hạn chế trên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ khẩn trương tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ sau:

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xác định các công nghệ mà ngành nông nghiệp cần ưu tiên phát triển trong trung hạn và dài hạn để đón đầu các xu hướng công nghệ mới trên thế giới. Rà soát điều chỉnh cơ cấu nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chú trọng đầu tư cho thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ; lấy doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và phát triển được các công nghệ sản xuất mới.

2. Ưu tiên cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới, đồng thời, tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng đnhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh.

3. Chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị công nghệ và quản lý, quản trị doanh nghiệp; có chính sách khuyến khích lao động trình độ cao từ các viện nghiên cứu, trường đại học tham gia, thực hiện các nhiệm vụ do khu vực doanh nghiệp đặt hàng; tăng cường chất lượng đào tạo đại học, cao đng, dạy nghề, bảo đảm cung cấp đầu vào về lao động nông nghiệp chất lượng cao cho các doanh nghiệp.

4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017, s35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ; kiên quyết triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ để giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

5. Tiếp tục chủ động rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; sửa đổi các điều kiện quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, bảo đảm minh bạch hóa hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ.

6. Rà soát các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển nông nghiệp thông minh.

7. Tăng cường hội nhập quốc tế, nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức để phát triển nông nghiệp bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia và tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận bình đng và hưởng lợi từ các thành quả của cách mạng công nghiệp và tăng trưởng bền vững.

8. Nâng cao nhận thức về cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng lần thứ tư để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả.

III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

a) Chủ trì xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

b) Chủ trì, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bộ triển khai thực hiện Quyết định số 4332/QĐ-BNN-KHCN ngày 30/10/2015 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2016-2020, các Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017, số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ; kiên quyết triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ để giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng sâu rộng công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám phục vụ việc phát triển các sản phẩm chủ lực của ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Chú trọng đầu tư cho thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ.

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm kết nối và thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia (Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp, thủy sản) và Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030 đ tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lựa chọn, đề xuất các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của ngành, trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2017 đxem xét, tập trung đầu tư phát triển.

2. Các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ

a) Xác định các công nghệ mà ngành nông nghiệp cần ưu tiên phát triển trong trung hạn và dài hạn đđón đầu các xu hướng công nghệ mới trên thế giới. Ưu tiên cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới.

b) Rà soát các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển nông nghiệp thông minh.

c) Tiếp tục chủ động rà soát, đề xuất bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; đề xuất sửa đổi các điều kiện quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính.

d) Lựa chọn, đề xuất các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của lĩnh vực, đáp ứng được thực tiễn sản xuất, phù hợp với xu thế cuộc cách mạng công nghiệp ln thứ tư phục vụ thiết thực và hiệu quả việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, báo cáo Bộ trưởng để xem xét, tập trung đầu tư phát triển.

đ) Đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của lĩnh vực, đáp ứng được thực tiễn sản xuất, phù hợp với xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ thiết thực và hiệu quả việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

3. Các đơn vị nghiên cứu triển khai trực thuộc Bộ

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ