Chỉ thị 5972/CT-BGDĐT năm 2016 về tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 5972/CT-BGDĐT |
Ngày ban hành | 20/12/2016 |
Ngày có hiệu lực | 20/12/2016 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Phùng Xuân Nhạ |
Lĩnh vực | Giáo dục |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5972/CT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016 |
Thanh tra giáo dục có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành. Thời gian vừa qua, Thanh tra giáo dục có nhiều đổi mới theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục. Hoạt động thanh tra giáo dục đã chuyển mạnh từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra quản lý nhằm tác động vào cả hệ thống. Đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra được bổ sung, kiện toàn, nâng cao chất lượng. Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo từng bước được chuẩn hóa. Tuy vậy, tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục cũng còn không ít bất cập, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đổi mới hoạt động ngành Thanh tra hiện nay.
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục, góp phần đổi mới quản lý giáo dục nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị toàn ngành tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng trực thuộc Bộ kiện toàn tổ chức thanh tra theo quy định tại Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp.
7. Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng kế hoạch và tổ chức sửa đổi, bổ sung các văn bản về thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng theo thứ tự ưu tiên; bổ sung một số chế tài trong các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục tạo công cụ cho việc xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở giáo dục.
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ; bảo đảm bao quát công việc trong đó có việc theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra và theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện kết luận của Lãnh đạo Bộ; xây dựng cơ chế bồi dưỡng cán bộ nhằm thu hút cán bộ có phẩm chất, năng lực, bản lĩnh làm công tác thanh tra.
c) Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị liên quan trong việc dự toán chi ngân sách nhà nước, bổ sung, thay thế các trang thiết bị chuyên dụng (máy tính xách tay, máy ghi âm, ghi hình, tủ bảo mật, các phần mềm chuyên dùng trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân...). Bảo đảm kinh phí cho hoạt động thanh tra, cho việc chi mua tin, trưng cầu chuyên môn, bảo vệ cán bộ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
d) Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin xây dựng hệ thống thông tin quản lý về thanh tra giáo dục từ Thanh tra Bộ đến các sở GDĐT và thanh tra nội bộ các cơ sở giáo dục đào tạo đảm bảo công tác thông tin liên lạc, hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra, trao đổi thông tin về hoạt động và kết quả hoạt động thanh tra được thường xuyên, kịp thời.
đ) Phối hợp với các Vụ, Cục, Văn phòng, Cơ quan đại diện trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra có hiệu quả, tránh chồng chéo.
e) Tổ chức rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra của Bộ, các sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học; xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về thanh tra giáo dục cho từng nhóm đối tượng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra của toàn ngành.
Chỉ thị này được phổ biến đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục trong cả nước và các đơn vị liên quan để tổ chức quán triệt và thực hiện./.
|
BỘ TRƯỞNG |