Quyết định 4405/QĐ-BGDĐT năm 2017 về phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đến năm 2020” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 4405/QĐ-BGDĐT
Ngày ban hành 18/10/2017
Ngày có hiệu lực 18/10/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Mạnh Hùng
Lĩnh vực Giáo dục

BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4405/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THANH TRA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2020”

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 232/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đề án và văn bản cá biệt năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đến năm 2020” với những nội dung sau đây:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Tăng cường năng lực thanh tra giáo dục nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh tra giáo dục đi đôi với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.

b) Tăng cường năng lực thanh tra giáo dục thể hiện cụ thể qua việc tăng cường các yếu tố cơ bản đảm bảo tính chuyên nghiệp, tính độc lập tương đối của cơ quan thanh tra, cơ chế đánh giá hiệu quả thanh tra giáo dục và tương quan với các công cụ quản lý giáo dục khác; tăng cường phân cấp trong hoạt động thanh tra.

c) Tăng cường năng lực thanh tra giáo dục gắn liền với quá trình đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đáp ng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; hoạt động thanh tra bám sát chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và việc chấp hành các văn bản, quy định chỉ đạo của ngành.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới cách thức hoạt động, tăng cường các điều kiện đảm bảo nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ và hoạt động thanh tra mang tính đặc thù của ngành Giáo dục; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, xử lý sau thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với việc thực hiện 09 nhiệm vụ và 05 giải pháp cơ bản của ngành giáo dục.

b) Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức, hoạt động của thanh tra giáo dục và rà soát, bổ sung hệ thống chế tài xử lý vi phạm trong các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; xây dựng quy trình, nghiệp vụ đối với hoạt động thanh tra, xử lý sau thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy Thanh tra Bộ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, xử lý sau thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng trong ngành giáo dục. Bổ sung lực lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục. Đảm bảo 100% công chức thanh tra Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học được bồi dưỡng và tập huấn hàng năm về nghiệp vụ thanh tra; 100% cộng tác viên thanh tra giáo dục được bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ thanh tra.

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo của hoạt động thanh tra giáo dục.

- 100% cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng về công tác thanh tra, kiểm tra. Nâng cao hiệu quả phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý sau thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế cho hoạt động thanh tra giáo dục

a) Nâng cao nhận thức

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác thanh tra, về vị trí, vai trò và nội dung đổi mới thanh tra giáo dục thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo và phát hành các tài liệu phổ biến pháp luật về thanh tra giáo dục.

[...]