Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Chỉ thị 212-TTg năm 1977 về xây dựng kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980) và kế hoạch năm 1978 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 212-TTg
Ngày ban hành 15/05/1977
Ngày có hiệu lực 30/05/1977
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Lê Thanh Nghị
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*****

Số: 212-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 1977

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM (1976-1980) VÀ KẾ HOẠCH NĂM 1978

Việc xây dựng kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980) kết hợp với việc xây dựng kế hoạch năm 1978 có tầm quan trọng rất lớn đối với việc tổ chức thực hiện phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế, văn hóa, xã hội mà nghị quyết Đại hội lần thức IV của Đảng đã đề ra, trong việc xây dựng kế hoạch từ dưới lên, các ngành, các cấp và các đơn vị cơ sở phải nắm vững những tư tưởng chỉ đạo, nội dung và phương pháp kế hoạch hóa như sau.

I. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM (1976-1980)

Việc xây dựng kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980) phải quán triệt những tư tưởng chỉ đạo sau đây:

1. Phải quán triệt đường lối của Đảng, nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976-1980) nêu trong nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng vào kế hoạch của từng ngành, từng địa phương, từng đơn vị cơ sở. Tập trung cao độ sức lực của cả nước, của các ngành, các cấp để tạo ra một bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng; đồng thời tích cực xây dựng và phát triển công nghiệp nặng nhằm thực hiện cùng một lúc hai mục tiêu vừa cơ bản vừa cấp bách là xây dựng một bước cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, cải thiện một bước đời sống của nhân dân.

2. Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm mà Đại hội Đảng đã đề ra, bám sát hoàn cảnh thực tế của những năm trước mắt, cần giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lớn về kinh tế: quan hệ kết hợp công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa với cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp, trong đó việc xây dựng cấp huyện trở thành đơn vị kinh tế nông – công nghiệp có vị trí rất quan trọng; kết hợp việc xây dựng kinh tế trung ương và việc phát triển kinh tế địa phương; kết hợp việc phát triển lực lượng sản xuất với việc đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của nước ta đi đôi với mở rộng quan hệ về kinh tế, khoa học – kỹ thuật với nước ngoài, trong đó việc đẩy mạnh xuất khẩu là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, có tính chiến lược; kết hợp nhiệm vụ phát triển kinh tế với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, triển khai mạnh và sử dụng tốt lực lượng quân đội làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế; tranh thủ kỹ thuật hiện đại, cơ giới đồng thời tận dụng kỹ thuật thủ công, nửa cơ giới, kết hợp quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ.

3. Phát huy cao độ tinh thần tự lực tự cường, bố trí và tạo các điều kiện để cân đối kế hoạch với tinh thần tích cực, vững chắc và sinh động. Phải tìm mọi biện pháp, phân bố và sử dụng tốt lao động xã hội, khai thác mọi khả năng của ngành mình, địa phương mình, đơn vị mình để khắc phục những mặt còn chưa cân đối, nhằm bảo đảm thực hiện những chỉ tiêu số kiểm tra đã được giao mà không đòi hỏi cấp trên cung cấp thêm điều kiện vật chất kỹ thuật, đặc biệt là các vật tư, thiết bị nhập khẩu.

4. Chấp hành chính sách tiết kiệm một cách toàn diện và triệt để, thể hiện cụ thể trong kế hoạch của tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở bằng các chỉ tiêu chất lượng như: giảm hao phí lao động, giảm tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian và công suất của máy móc, thiết bị, rút ngắn thời gian xây dựng, tăng hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản…, các chỉ tiêu về thu hồi và tận  dụng phế liệu, phế phẩm, v.v…. Phải kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức và có thưởng phạt nghiêm minh. Các chỉ tiêu về vật tư, thiết bị, lao động phải được tính toán theo tinh thần mau chóng trở lại ngang định mức trước thời kỳ chiến tranh (1964), và sau đó phải đạt mức tiên tiến hơn. Năm 1978, yêu cầu cấp bách là phải xây dựng một hệ thống định mức toàn diện, bao gồm định mức tiêu hao và dự trữ vật tư, định mức sử dụng thiết bị, định mức lao động, định mức trong công tác xây dựng cơ bản, định mức vốn lưu động. Bước đầu là phải soát xét lại hệ thống định mức hiện có, nghiêm chỉnh thực hiện các định mức đã ban hành.

5. Thúc đẩy công tác nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật trong các ngành kinh tế, vận dụng tốt những thành tựu khoa học – kỹ thuật của thế giới để tạo nên những bước tiến mạnh mẽ về tăng năng suất trồng trọt và chăn nuôi, tăng năng suất lao động, tìm vật tư trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu, làm ra nhiều mặt hàng mới phù hợp với yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.

6. Việc xây dựng kế hoạch 5 năm  phải gắn liền với việc tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý kinh tế trong từng ngành, từng địa phương, từng đơn vị cơ sở để phân bố và sử dụng tốt lao động xã hội, tận dụng năng lực sản xuất hiện có, thực hiện tốt các chỉ tiêu chất lượng, phấn đấu tăng sản lượng nhằm góp phần tích cực khắc phục các mặt mất cân đối trong nền kinh tế quốc dân và đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

7. Kết hợp chặt chẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Ra sức phát triển lực lượng quốc doanh trong các ngành kinh tế. Hoàn thành sớm việc xóa bỏ các tàn tích bóc lột phong kiến và xúc tiến nhanh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh, thành phố phía Nam, kết hợp chặt chẽ hợp tác hóa nông nghiệp với thủy lợi hóa và cơ giới hóa. Trong các vùng kinh tế mới, cần xúc tiến việc tổ chức các công trường quốc doanh, các hợp tác xã. Ra sức khắc phục những mặt  tiêu cực của thành phần kinh tế tư bản tư doanh và kinh tế cá thể, phát huy thế mạnh của nền kinh tế thống nhất, mở đường cho bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cả nước đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.  Trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế tư nhân còn tồn tại trong một thời gian nhất định nhưng phải chịu sự chi phối của kinh tế xã hội chủ nghĩa và phải hoạt động theo quỹ đạo của kế hoạch Nhà nước. Do đó, kế hoạch Nhà nước phải tính đến việc khai thác và phát huy năng lực sản xuất, xây dựng của tư nhân ở các tỉnh và thành phố phía Nam, nhất là các cơ sở thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp (kể cả thủ công nghiệp gia đình).

8. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, cần đánh giá đúng tình hình, nhìn thẳng vào khó khăn, đồng thời thấy rõ thuận lợi và khả năng chung của cả nước, của từng ngành, từng địa phương, từng đơn vị cơ sở để bố trí kế hoạch. Cần phát huy tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tinh thần cách mạng tiến công, khắc phục các tư tưởng hoài nghi, trông chờ, ỷ lại đang gây trở ngại lớn cho việc xây dựng kế hoạch  và thực hiện kế hoạch Nhà nước.

Tất cả các địa phương, các ngành phải nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch 5 năm và riêng kế hoạch năm 1978. Khi xây dựng kế hoạch, cần tôn trọng số kiểm tra Nhà nước đã giao, nhất là về vật tư, tiền vốn, thu mua, giao nộp sản phẩm, quỹ tiền lương…. Các ngành, các địa phương nếu có điều kiện phát triển nhanh, vược qua số kiểm tra mà không xin thêm vật tư, thiết bị thì rất tốt, nhưng nếu ngược lại phải thêm vật tư và thiết bị thì các chỉ tiêu này cần được tính toán riêng để cho kế hoạch chung khỏi bị động, và sẽ được trình bày cụ thể trong quá trình làm việc, báo cáo kế hoạch.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM (1976-1980)

A. KẾ HOẠCH CỦA BỘ, TỔNG CỤC

Từng Bộ, Tổng cục phải căn cứ vào nghị định số 172-CP của Hội đồng Chính phủ, căn cứ vào số kiểm tra kế hoạch Nhà nước đã giao cho ngành, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và tổng hợp kế hoạch toàn ngành trong cả nước.

1. Một số yêu cầu chung về kế hoạch của các ngành.

- Kế hoạch toàn ngành, bao gồm phần do trung ương quản lý và phần do địa phương quản lý, chia theo các thành phần kinh tế: quốc doanh tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư doanh. Các Bộ, Tổng cục dự kiến phân chia các chỉ tiêu kế hoạch của toàn ngành cho từng cơ quan quản lý, liên hiệp các xí nghiệp, công ty, xí nghiệp liên hợp, nhóm sản phẩm và chia theo từng địa bàn tỉnh,thành phố; thực hiện việc phân công và hợp tác sản xuất giữa các ngành, phân cấp quản lý kinh tế giữa trung ương và địa phương.

Kế hoạch phát triển sản xuất và kinh doanh của ngành phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Phải tích cực phát triển lực lượng quốc doanh để làm tôt nòng cốt của từng ngành.

- Kế hoạch ngành phải tính toán chặt chẽ vốn đầu tư cơ bản theo nguyên tắc: nếu chưa tận dụng hết công suất hiện có thì không đầu tư xây dựng mới thêm (trừ trường hợp đặc biệt); bảo đảm công trình được ghi vào kế hoạch phải có điều kiện thực hiện. Khi phân bố vốn đầu tư, cần chú trọng cả những địa phương có nhiều tiềm năng góp phần thực hiện các mục tiêu chủ yếu và những địa phương mà kinh tế còn gặp nhiều  khó khăn, nhất là đối với miền núi và các vùng bị chiến tranh tàn phá nhiều.

- Từng ngành phải có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu, bố trí tập trung các biện pháp đồng bộ về vốn đầu tư, cung ứng vật tư… để hình thành các vùng, các cơ sở chế biến, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Tính toán chặt chẽ nhu cầu về nhập khẩu, giảm dần và tiến tới không nhập khẩu các nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, hàng tiêu dùng mà trong nước có thể sản xuất được.

- Phải tính toán kỹ hiệu quả kinh tế của sản xuất, kinh doanh trong từng ngành như: mức đáp ứng nhu cầu trong nước, mức tăng xuất khẩu, so sánh giữa vốn đầu tư cơ bản với mức tăng sản lượng, giữa khối lượng vật tư, thiết bị của Nhà nước cung ứng với khối lượng sản phẩm thu mua, giao nộp cho Nhà nước,v.v…

Các ngành phải căn cứ vào số kiểm tra kế hoạch đã giao (về vốn và vật tư), chỉ đạo các địa phương và các đơn vị trực thuộc xây dựng cho sát; nếu số yêu cầu vượt quá xa số kiểm tra, thì từng ngành phải tính toán, cân đối, xử lý và báo cáo lên trên.

2. Nội dung kế hoạch của một số ngành chủ yếu

Cần chú trọng những điểm sau đây:

a) Kế hoạch nông nghiệp.

- Kế hoạch của ngành nông nghiệp gắn chặt với việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp từ cơ sở theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, các vùng kinh tế mới; gắn chặt kế hoạch sản xuất nông nghiệp với kế hoạch thu mua và chế biến nông sản, kế hoạch khai hoang với phân bố lực lượng lao động.

[...]