Chỉ thị 15/2012/CT-UBND về tăng cường thực hiện các biện pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Số hiệu | 15/2012/CT-UBND |
Ngày ban hành | 26/12/2012 |
Ngày có hiệu lực | 05/01/2013 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hậu Giang |
Người ký | Trần Công Chánh |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15 /2012/CT-UBND |
Vị Thanh, ngày 26 tháng 12 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Trong những năm qua, tỉnh Hậu Giang luôn chú trọng tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước… Song song đó, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhà đầu tư như: chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang…
Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư như hiện nay chưa tương xứng với điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện chưa đồng bộ của các ngành, các cấp, năng lực cạnh tranh của tỉnh chưa được cải thiện nhiều. Các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh được đề ra khá đầy đủ, nhưng trong quá trình thực hiện chưa tạo được hiệu quả cao; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với đối tượng phục vụ chưa tích cực, thiếu chặt chẽ và đồng bộ; các cấp, các ngành quan tâm chưa đúng mức và chỉ đạo đôi khi còn thiếu kiên quyết.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời duy trì và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh chỉ thị:
1. Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố tiếp tục nâng cao trách nhiệm, xác định việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ về Chương trình hành động nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh (PCI) và vị trí, vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Hậu Giang; từ đó, luôn thực hiện sự trân trọng, hiếu khách đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tỉnh Hậu Giang; đồng thời, luôn cầu thị tiếp thu ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Thông tin, triển khai kịp thời những chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đến doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng quy định của pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh duy trì các cuộc họp, đối thoại định kỳ với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp tục đầu tư phát triển.
b) Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát các dự án đầu tư, phân tích rõ nguyên nhân, nhất là các dự án chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết.
c) Tích cực tham mưu, đề xuất giải pháp, định hướng vận động thu hút các nguồn vốn đầu tư Trung ương, vốn ODA, FDI, NGO… để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
d) Phối hợp với các sở, ban, ngành cung cấp các thông tin về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư; tăng cường quan hệ phối hợp với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các cuộc đối thoại thường xuyên giữa Lãnh đạo UBND tỉnh với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
b) Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin điện tử tỉnh, đặc biệt là kênh trao đổi thông tin hữu ích giữa chính quyền tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp; thông tin kịp thời về các giải pháp của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp; về quy hoạch, kế hoạch, dự án nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt hiệu quả các thông tin cần thiết liên quan đến lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, tận dụng tốt các cơ hội đầu tư và tổ chức hoạt động nhanh chóng, thuận lợi theo đúng chủ trương, chính sách đã ban hành.
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính; không để các quy định, thủ tục hành chính phát sinh, nhất là quy định ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư; kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh về công tác xử lý phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh, đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
4. Sở Công Thương
a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung rà soát, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án và phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi nhà đầu tư có nhu cầu. Nâng cao chất lượng và hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về thị trường, tìm kiếm đối tác, xúc tiến đầu tư - thương mại, tham gia hội chợ, triển lãm…thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư - thương mại.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng nhằm đảm bảo sự canh tranh công bằng và bảo vệ quyền, lợi ích cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư chân chính và người tiêu dùng.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì tổ chức hội nghị giữa các trường đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động lớn hàng năm, qua đó nâng cao hiệu quả, kết nối liên thông chặt chẽ công tác đào tạo và sử dụng lao động giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nghề;
b) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, giám sát nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm cơ sở tổ chức quản lý có hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh;
c) Củng cố và phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn lao động kỹ thuật phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp;
d) Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, các doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động; đa dạng hóa các loại hình và ngành nghề đào tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động; đồng thời, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Tiếp tục duy trì và nâng cấp, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thông tin cho hoạt động Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và các trang thông tin thành viên.
b) Tuyên truyền các quy hoạch, quảng bá các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh, tăng cường cung cấp hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
c) Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hậu Giang tăng cường đưa thông tin về những nỗ lực của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và kịp thời đưa tin về những kết quả, hạn chế của các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường: