Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2017 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành giáo dục và đào tạo do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 14/CT-UBND
Ngày ban hành 30/08/2017
Ngày có hiệu lực 30/08/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Hòa Hiệp
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 14/CT-UBND

Đồng Nai, ngày 30 tháng 08 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM HỌC 2017 - 2018 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của ngành Giáo dục; căn cứ Nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; căn cứ tình hình thực tế giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Đng Nai, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 như sau:

I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

Tiếp tục xây dựng kỷ cương, nề nếp trong ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, hạn chế hiện tượng bạo lực học đường, học sinh, sinh viên không tuân thủ pháp luật; nâng cao năng lực, đẩy mạnh thực hiện kỷ cương công vụ, đạo đức nhà giáo; tăng cường đầu tư các điều kiện đáp ng yêu cu đi mi, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, trình độ đào tạo phục vụ nhu cầu học tập của xã hội và đào tạo nhân lực của đa phương.

II. CÁC NHÓM NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo

Phát triển trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu đông dân cư, vùng nông thôn. Mở rng quy mô lớp học, khắc phục tình trạng lớp học ca ba, lớp học có số học sinh vượt mức quy định ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Phát triển quy mô mở rộng các ngành đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực của địa phương. Tạo điu kiện để nhà đầu tư cùng với nhà nước phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ngoài công lập; tiếp tục triển khai thực hiện định hướng phát triển trường mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2022.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp

a) Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch s 7533/KH-UBND ngày 23/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phthông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức dạy học kiểm tra đánh giá trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

b) Tổ chức đào tạo văn bằng 2 cho giáo viên đã được điều chuyển dạy học tiu học không dùng tnh đđào tạo sư phạm theo cấp học; tuyển dụng, sử dụng hợp lý, từng bước khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu giáo viên cục bộ; chú trọng bi dưỡng năng lực qun trị nhà trường cho cán bộ quản lý giáo dục.

3. Đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông

a) Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 147/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2015 - 2020, đảm bảo các điều kiện để tăng cường huy động trẻ ra lớp, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non; Kế hoạch số 8332/KH-UBND ngày 14/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, điều chỉnh nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phthông mới; Kế hoạch số 3111/KH-UBND ngày 24/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các đề án thành phần, nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập.

b) Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch s1963/KH-UBND ngày 18/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, li sng cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020; Kế hoạch số 4856/KH-UBND ngày 13/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; Chỉ thị s11/CT-UBND ngày 01/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, li sống, k năng sng cho học sinh, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường học.

c) Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 63-KH/TU ngày 10/4/2012 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị; tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phcập giáo dục, xóa mù chữ và phân lung học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông.

4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo

Tập trung thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai thực hiện các định dạng đề thi, quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; chú trọng thực hành trong quá trình dạy học ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên; đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ; khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học ngoại ngữ; thực hiện công tác khảo thí ngoại ngữ đảm bảo minh bạch, khách quan, công bng.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025.

b) Tập trung xây dựng hệ thống thông tin kết ni liên thông giữa cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục và đào tạo toàn tỉnh; tổ chức hội nghị trực tuyến, tập huấn qua mạng; sử dụng sổ sách điện tử trong quản lý; triển khai mô hình giáo dục điện tử, lớp học, trường học thông minh; áp dụng mạnh mẽ phương pháp học trực tuyến (e-learning), kết hợp giữa phương pháp học truyền thống với học trực tuyến (blended learning).

6. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo

Tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong quản lý, điều hành các hoạt động của đơn vị; đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong trường học gắn với trách nhiệm của người đứng đu cơ sở giáo dục và đào tạo. Công khai thông tin về các điều kiện đảm bo chất lượng, các hoạt động cơ bản của trường đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm và các thông tin khác theo quy định để người học lựa chọn và các bên liên quan cùng giám sát.

7. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo

a) Triển khai thực hiện đề án, chương trình thúc đẩy hội nhập quốc tế để có yếu tố hội nhập ở các cấp học với các mc độ khác nhau. Tiếp tục thí điểm áp dụng các mô hình, chương trình, giáo trình và phương thức dạy học, kiểm tra, đánh giá của các nước có nền giáo dục tiên tiến; tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học.

b) Các trường đại học chủ động và tích cực mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, liên thông chương trình, đồng cấp bằng với các trường đại học được kiểm định của nước ngoài; phát triển các chương trình trao đi sinh viên, giảng viên, cán bquản lý với các trường đại học nước ngoài; tham gia phát triển không gian giáo dục Việt Nam, kết nối với ASEAN và thế giới.

8. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo

a) Thực hiện rà soát hệ thống trường lớp, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực của nhà nước và xã hội đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với các trường thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, các trường trong lộ trình xây dựng đạt chuẩn quốc gia, duy trì kết quả đã đạt chuẩn; mở rộng quy mô lớp học để giảm sĩ số ở khu vực có nhiều áp lực huy động học sinh.

b) Tổ chức thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Chủ động xây dựng kế hoạch tng thchuẩn bị cơ sở vt chất, thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình đi mới chương trình giáo dục phổ thông.

[...]