Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2017 về nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên năm học 2017-2018

Số hiệu 09/CT-UBND
Ngày ban hành 28/08/2017
Ngày có hiệu lực 28/08/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Mùa A Sơn
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/CT-UBND

Điện Biên, ngày 28 tháng 8 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM HỌC 2017 - 2018

Năm học 2016 - 2017, với sự quyết tâm vào cuộc của toàn xã hội, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên đã đạt được một số kết quả rõ nét, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao dân trí và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Số điểm trường lẻ của cấp học mầm non, tiểu học còn nhiều, một bộ phận học sinh không có động cơ học tập, đi học không chuyên cần, bỏ học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên còn thiếu so với định mức ở một số huyện vùng khó khăn, đặc biệt là cấp học mầm non; đời sống của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục phổ thông ở một số vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Việc dạy nghề còn nặng về dạy kiến thức lý thuyết, chưa quan tâm đúng mức việc dạy các kỹ năng làm việc độc lập, giáo dục khởi nghiệp, tự tạo việc làm. Cơ sở vật chất ở nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu phát triển về quy mô và yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục.

Năm học 2017 - 2018, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh tập trung quán triệt sâu sắc, toàn diện Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của ngành Giáo dục; trong đó quán triệt phương hướng và cụ thể hóa, tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ chủ yếu, giải pháp cơ bản sau:

I. Ngành Giáo dục và Đào tạo

1. Phương hướng chung

Tiếp tục tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong các cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực, tai nạn, thương tích học đường. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực người học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên.

Giáo dục mầm non tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo dục phổ thông tập trung đổi mới phương thức dạy học; chú trọng việc học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng. Giáo dục thường xuyên thực hiện đa dạng hóa nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập. Giáo dục nghề nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội và thị trường lao động.

2. Các nhiệm vụ chủ yếu

2.1. Thực hiện Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, rà soát, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo

Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 17/7/2017 của UBND tỉnh. Tổ chức rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học theo hướng tăng số học sinh/lớp, tăng số lớp/trường; thí điểm sáp nhập một số trường của cấp học mầm non, tiểu học, THCS có quy mô học sinh quá nhỏ. Chuẩn bị đủ các điều kiện về cơ sở vật chất để tiếp tục vận động đưa học sinh lớp 3, 4, 5 ở cấp tiểu học từ các điểm trường lẻ về trường trung tâm trên cơ sở tự nguyện.

Tăng cường tuyên truyền, vận động tối đa dân số trong độ tuổi đến trường, duy trì sỹ số học sinh, giảm thiểu học sinh bỏ học và học sinh đi học không chuyên cần. Vận động, tư vấn, khuyến khích học sinh, sinh viên tốt nghiệp khởi nghiệp; mở lớp, nhóm trẻ ngoài công lập ở những nơi có đủ điều kiện.

Các cơ sở đào tạo và dạy nghề rà soát, điều chỉnh quy mô, ngành nghề đào tạo, xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của tỉnh và khu vực Tây Bắc.

2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Tăng cường công tác quản lý, sử dụng biên chế công chức hành chính, viên chức sự nghiệp, đảm bảo sử dụng tiết kiệm biên chế viên chức sự nghiệp, tránh thừa, thiếu cục bộ.

Phối hợp với các trường sư phạm có kế hoạch linh hoạt về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng bảo đảm đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên đủ số lượng, cơ cấu và chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới. Xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho giáo viên các cấp hoàn thiện bồi dưỡng theo yêu cầu của hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, đảm bảo việc bổ nhiệm, thi/xét thăng hạng và xếp lương theo hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực, đặc biệt là năng lực quản trị nhà trường cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Tăng cường kỷ cương công vụ, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên; gắn kết quả đánh giá với bố trí, sử dụng. Tăng cường chỉ đạo công tác phát triển Đảng trong các cơ sở giáo dục.

Tiếp tục thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ và các kế hoạch, chỉ đạo của UBND tỉnh.

Đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức, nhất là chính sách đối với nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2.3. Đổi mới chương trình giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông

a) Thực hiện có chất lượng chương trình giáo dục mầm non theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non phát triển chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, nhà trường. Nâng cao chất lượng giảng dạy các lớp mẫu giáo ghép. Đẩy mạnh thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

b) Tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Tiếp tục tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn; chú trọng các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Duy trì và phát huy hiệu quả Mô hình trường học mới Việt Nam tại các trường tiểu học đã triển khai thực hiện theo mục tiêu “Đổi mới tổ chức lớp học một cách linh hoạt, dạy học phù hợp với đối tượng học sinh“. Tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả Mô hình trường học mới đối với lớp 6,7,8 cấp THCS.

c) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức định hướng nghề nghiệp của học sinh để nuôi dưỡng ý chí và hoài bão tự thân lập nghiệp, khởi nghiệp. Bố trí và bồi dưỡng giáo viên làm công tác kiêm nhiệm về giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông. Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương; khuyến khích các trường trung học phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

d) Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.

đ) Tiếp tục duy trì, đảm bảo tính bền vững mức độ đạt được của các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi theo quy định. Duy trì 129 đơn vị hành chính cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó phấn đấu 59 đơn vị hành chính cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 130 đơn vị hành chính cấp xã duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, trong đó phấn đấu 105 đơn vị hành chính cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, 10 đơn vị hành chính cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3; 54 đơn vị hành chính cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

e) Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, giáo dục vùng đặc biệt khó khăn. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020.

2.4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ngoại ngữ phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm. Tiếp tục mở rộng chương trình tiếng Anh hệ 10 năm ở các trường tiểu học, THCS và THPT; đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ