Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2017 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 17/CT-UBND
Ngày ban hành 30/08/2017
Ngày có hiệu lực 30/08/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Lê Đức Vinh
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/CT-UBND

Khánh Hòa, ngày 30 tháng 8 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM HỌC 2017 - 2018 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH KHÁNH HÒA

Năm học 2016 - 2017, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Khánh Hòa có nhiều nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ghi nhận và đánh giá cao. Công tác quản lý không ngừng được đổi mới. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được củng cố, kiện toàn. Mạng lưới trường, lớp được điều chỉnh hợp lý, trang thiết bị dạy học được tiếp tục đầu tư. Quy mô học sinh ổn định, công tác phổ cập giáo dục được giữ vững, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đạt kết quả cao, chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững. Năm học 2017 - 2018, bên cạnh việc triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của ngành giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Khánh Hòa cần tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 24/4/2014 của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 5369/KH-UBND ngày 04/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị toàn ngành giáo dục và đào tạo quán triệt phương hướng và tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm học 2017 - 2018, cụ thể như sau:

I. Phương hướng chung

Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực người học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên. Giáo dục mầm non tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo dục phổ thông tập trung đổi mới phương thức dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh; chú trọng việc học đi đối với hành, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng; khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định. Giáo dục thường xuyên thực hiện đa dạng hóa nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập.

II. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo

Rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 của tỉnh; tăng cường trang bị cơ sở vật chất trường, lớp học; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để thành lập các trường tư thục; phát triển trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu đông dân cư.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Rà soát, quản lý, đánh giá, xếp loại giáo viên, cán bộ quản lý theo các chuẩn; kiên quyết chuyển đổi vị trí công tác đối với giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn, không đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức.

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

3. Đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân lung trong giáo dục ph thông

Triển khai thực hiện có chất lượng chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non phát triển chương trình giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.

Tiếp tục giao quyền chủ động cho cơ sở giáo dục phổ thông trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh; điều chỉnh hợp lý nội dung dạy học theo hướng tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Các sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, tham mưu các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt nhất để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp học sinh phổ thông gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương; các cơ sở giáo dục hướng nghiệp phối hợp với các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, tài liệu giáo dục hướng nghiệp phù hợp với thực tiễn đời sống.

Bồi dưỡng công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông cho đội ngũ giáo viên; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp để từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp.

Triển khai và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 3628/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.

4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo

Triển khai có hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

Đa dạng hóa các chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học tập ngoại ngữ của học sinh và mọi tầng lớp nhân dân.

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dy, học và quản lý giáo dục

Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học; tăng cường việc sử dụng sổ điện tử, quản lý hồ sơ chuyên môn, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, giảm bớt sổ sách không cần thiết cho các thầy, cô giáo phục vụ nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học.

Xây dựng hệ thống thông tin kết nối thông suốt giữa Sở với các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục để trao đổi thông tin, kịp thời hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương, cơ sở giáo dục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các chế độ, chính sách.

Xây dựng và đưa vào sử dụng thống nhất toàn ngành các cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và hệ thống phần mềm quản lý trường học, quản lý nhân sự, quản lý điểm,...

6. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo

[...]