Chỉ thị 11/2004/CT-TTg đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 (Khoá IX) và thực hiện Luật Doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ ban hành
Số hiệu | 11/2004/CT-TTg |
Ngày ban hành | 30/03/2004 |
Ngày có hiệu lực | 21/04/2004 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2004/CT-TTG |
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2004 |
Để tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9 Khoá IX và để triển khai Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội Khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ tư, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị :
- Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu sắc Nghị quyết lần thứ 3 và Nghị quyết lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức tập huấn, phổ biến và tuyên truyền nội dung Luật Doanh nghiệp nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đến cán bộ quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước và cán bộ của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
- Xác định sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm của các năm 2004 - 2005. Nghiêm túc thực hiện nội dung và phấn đấu đẩy nhanh lộ trình thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt. Trong năm 2004, rà soát chiến lược, quy hoạch phát triển doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục phân loại doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty nhà nước để mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 Khoá IX. Đẩy mạnh việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn theo hình thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có và phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn. Xây dựng lộ trình để đến hết năm 2005 chuyển đổi phần lớn số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh mà Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ sang hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Phối hợp với các Bộ, cơ quan chức năng giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Trong cổ phần hoá cần đẩy mạnh bán cổ phiếu theo phương thức đấu giá thông qua thị trường chứng khoán để thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý, không cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng mà không cổ phần hoá được thì chuyển sang hình thức giao, bán; đối với các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá nhưng bị lỗ, mất hết vốn thì xây dựng phương án bán, thanh lý doanh nghiệp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc xử lý nợ tồn đọng; đối với doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu phải xử lý các vấn đề tồn tại về tài chính, nhất là các khoản nợ xấu (bao gồm các khoản nợ không có khả năng thu hồi hoặc không có khả năng trả được) trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, bán hoặc giao doanh nghiệp.
- Trong thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước cần giải quyết đúng chế độ, chính sách cho người lao động theo quy định hiện hành, tạo điều kiện để người lao động thôi việc ở doanh nghiệp nhà nước mà chưa đủ điều kiện nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội có điều kiện tìm được việc làm mới.
- Các Bộ : Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông vận tải, trong tháng 4 năm 2004, chọn 1 tổng công ty 90 thuộc Bộ quản lý có đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng đề án thí điểm cổ phần hoá toàn tổng công ty.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp lựa chọn các doanh nghiệp quy mô lớn để quyết định cổ phần hoá theo Nghị quyết Trung ương 9 Khoá IX và theo quy định hiện hành.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng đề án cổ phần hoá Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
- Những Bộ, tỉnh, thành phố có tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cần khẩn trương triển khai Đề án thí điểm, xây dựng Điều lệ, Quy chế tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Những nơi đã được phép xây dựng Đề án cần sớm xây dựng Đề án thí điểm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Đầu năm 2005 tổ chức sơ kết mô hình này để nhân rộng.
- Bộ Bưu chính, Viễn thông hoàn chỉnh Đề án hình thành tập đoàn Bưu chính, Viễn thông trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 4 năm 2004. Bộ Xây dựng phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án hình thành tập đoàn công nghiệp xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2004. Việc hình thành tập đoàn kinh tế phải bảo đảm nguyên tắc lấy các tổng công ty nhà nước làm nòng cốt, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung Điều lệ cho phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước thực hiện đúng chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật; đồng thời nghiên cứu để thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế thông qua các công ty đầu tư tài chính của Nhà nước. Trước mắt, Bộ Tài chính phối hợp với ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng nghiên cứu, xây dựng Đề án thí điểm thành lập Công ty Đầu tư tài chính của Nhà nước ở hai thành phố này.
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan :
- Trước ngày 30 tháng 4 năm 2004 trình Thủ tướng Chính phủ :
+ Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 về ban hành Tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX.
+ Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về thành lập mới, tổ chức lại, giải thể công ty nhà nước.
+ Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước.
+ Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về tổ chức quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Trước ngày 30 tháng 5 năm 2004 trình Thủ tướng Chính phủ :
+ Nghị định của Chính phủ về sản phẩm và dịch vụ công ích, trong đó có quy định về công ty nhà nước đặc biệt trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng và công ty nhà nước được thành lập và đăng ký kinh doanh để thực hiện mục tiêu chủ yếu, thường xuyên và ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích.
+ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/1999/NĐ-CP và Nghị định số 49/2002/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
- Trước ngày 30 tháng 6 năm 2004 trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.