Quyết định 46/2016/QĐ-UBND Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Số hiệu | 46/2016/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 21/12/2016 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký | Nguyễn Hữu Thành |
Lĩnh vực | Thương mại,Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2016/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 21 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND18 ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH |
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HẠ TẦNG
NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày
21/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
1. Các hoạt động sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2. Các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc các lĩnh vực: Nước sạch vệ sinh môi trường, giao thông, trường học (trường THCS công lập, tiểu học công lập, mầm non công lập), trụ sở cấp xã, nhà văn hóa, trạm y tế, kiên cố hóa kênh mương, chợ, trụ sở hợp tác xã (HTX), nhà kho, sân phơi HTX nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1. Các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, có tham gia các hoạt động sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2. UBND các xã, phường, thị trấn có các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Các cơ quan, đơn vị có liên quan đến điều hành, quản lý và sử dụng kinh phí chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn.
1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo các mức hỗ trợ tại quyết định này phần còn lại sử dụng từ ngân sách huyện, xã và nguồn khác.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2016/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 21 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND18 ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH |
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HẠ TẦNG
NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày
21/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
1. Các hoạt động sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2. Các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc các lĩnh vực: Nước sạch vệ sinh môi trường, giao thông, trường học (trường THCS công lập, tiểu học công lập, mầm non công lập), trụ sở cấp xã, nhà văn hóa, trạm y tế, kiên cố hóa kênh mương, chợ, trụ sở hợp tác xã (HTX), nhà kho, sân phơi HTX nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1. Các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, có tham gia các hoạt động sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2. UBND các xã, phường, thị trấn có các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Các cơ quan, đơn vị có liên quan đến điều hành, quản lý và sử dụng kinh phí chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn.
1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo các mức hỗ trợ tại quyết định này phần còn lại sử dụng từ ngân sách huyện, xã và nguồn khác.
2. Trong trường hợp cùng thời gian, một số nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
3. Đối với máy móc thiết bị được hỗ trợ phải là máy mới và được sản xuất hoặc lắp ráp tại Việt Nam, các dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật chỉ được hỗ trợ một lần.
4. Liên sở: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giá các loại giống, vật liệu, thiết bị, vật tư để làm căn cứ hỗ trợ hàng năm.
Mục 1. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Điều 4. Hỗ trợ sản xuất trồng trọt
1. Hỗ trợ sản xuất giống
Hỗ trợ 50% giá giống đối với giống lúa siêu nguyên chủng để sản xuất giống lúa nguyên chủng hoặc đối với giống rau, màu để sản xuất giống rau màu các loại.
2. Hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung
a) Hỗ trợ 05 triệu đồng/ha đất canh tác/năm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất cây trồng hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao.
b) Hỗ trợ 20 triệu đồng/ha đất canh tác/năm trong 03 năm đầu cho tổ chức, cá nhân sản xuất từ 03ha chuyên canh rau trở lên được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương.
c) Hỗ trợ 50% giá giống cho các vùng sản xuất lúa năng suất cao, chất lượng cao tập trung có quy mô từ 05 ha trở lên và giống cây ăn quả chất lượng cao có quy mô từ 0,5 ha trở lên.
d) Hỗ trợ công chỉ đạo, nghiệm thu, chi trả hỗ trợ sản xuất lúa, rau màu cho Ban quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp với mức 50 nghìn đồng/ha/vụ.
Điều 5. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi
1. Hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại tập trung
Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nuôi thường xuyên từ 500 con lợn nái hoặc từ 1.000 con lợn thịt hoặc từ 500 con trâu, bò (thịt, sữa, sinh sản) hoặc từ 10.000 con gà, vịt, ngan trở lên, nằm trong vùng quy hoạch được phê duyệt và đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật được hỗ trợ như sau:
a) 03 tỷ đồng/dự án, riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 05 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị.
b) Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định của điểm a khoản này, được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 05 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.
c) Ngoài hỗ trợ theo điểm a, b khoản này, nếu dự án nhập giống gốc cao sản vật nuôi (danh mục giống gốc cao sản vật nuôi do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định) được hỗ trợ chi phí nhập giống gốc, mức hỗ trợ theo quy định tại mục 14, Phụ lục I ban hành kèm theo thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp có công suất giết mổ một ngày đêm đạt tối thiểu 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 gia súc và 2.000 con gia cầm, nằm trong vùng quy hoạch được phê duyệt và đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật được hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.
b) Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định của điểm a khoản này, còn được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 05 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.
c) Đối với các cơ sở giết mổ tập trung xây dựng điểm, ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại điểm a, b khoản này còn được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng theo đơn giá do Nhà nước quy định.
d) Tổ chức, cá nhân hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm trong các cơ sở giết mổ tập trung, được hỗ trợ 100% kinh phí thuê mặt bằng và lệ phí kiểm dịch trong năm đầu và 50% cho 01 năm tiếp theo.
3. Hỗ trợ phòng bệnh gia súc, gia cầm
Hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, vật tư, công tiêm phòng 02 lần/năm các bệnh: bệnh lở mồm long móng cho lợn nái, lợn đực giống, trâu, bò, dê; bệnh tai xanh cho lợn nái, lợn đực giống; bệnh dịch tả cho đàn lợn; bệnh dại cho đàn chó, mèo; bệnh cúm gia cầm cho đàn gà, vịt, ngan, chim cút.
4. Hỗ trợ chăn nuôi an toàn thực phẩm
Hỗ trợ lần đầu 100% kinh phí chứng nhận cho các cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương nằm trong vùng quy hoạch của địa phương (bao gồm kinh phí tư vấn, thẩm tra, đánh giá, lấy mẫu phân tích, tập huấn, cấp chứng nhận...), nhưng không quá 80 triệu đồng/trang trại.
5. Hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ
a) Hỗ trợ mua gà, vịt giống bố mẹ
Hộ chăn nuôi gà, vịt giống bố mẹ gắn với ấp nở cung cấp con giống, có nhu cầu mua giống, được hỗ trợ một lần 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị (trên 08 tuần tuổi). Mức hỗ trợ bình quân không quá 50 nghìn đồng/con; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.
b) Hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi và nước thải chăn nuôi
Hỗ trợ một lần 50% giá trị công trình khí sinh học (bể Biogas) hoặc đệm lót sinh học, nhưng không quá 05 triệu đồng/hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm.
6. Hỗ trợ nuôi giữ đàn gà Hồ giống gốc
Hỗ trợ hàng năm cho cơ sở nuôi giữ gà Hồ giống gốc với mức 500 nghìn đồng/con/năm giống gốc để sản xuất giống gà bố mẹ cung cấp cho người chăn nuôi. Số lượng gà Hồ giống gốc nuôi giữ hàng năm không quá 1000 con.
Điều 6. Hỗ trợ phát triển thủy sản
Hỗ trợ lần đầu 100% kinh phí chứng nhận cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương nằm trong vùng quy hoạch của địa phương (bao gồm kinh phí tư vấn, thẩm tra, đánh giá, lấy mẫu phân tích, tập huấn, cấp chứng nhận...), nhưng không quá 80 triệu đồng/cơ sở.
Điều 7. Hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm
1. Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong 03 năm đầu cho các tổ chức, cá nhân mua mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, nếu cam kết phục vụ trên địa bàn tỉnh ít nhất 03 năm (giao UBND xã theo dõi giám sát các máy được hỗ trợ).
2. Hỗ trợ 80% kinh phí mua thiết bị lạnh và giá để hàng chuyên dùng cho siêu thị bán nông sản thực phẩm điểm (siêu thị cụ thể do UBND tỉnh quyết định) với mức hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/siêu thị/huyện.
Điều 8. Hỗ trợ tuyên truyền, tập huấn và ứng dụng khoa học công nghệ
1. Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, tập huấn
Hỗ trợ 100% kinh phí tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, kiến thức quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, phổ biến văn bản pháp luật cho tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
2. Hỗ trợ sản xuất ứng dụng công nghệ cao
Hỗ trợ 50% vật tư, thiết bị của dự án nhưng không quá 05 tỷ đồng/dự án cho tổ chức, cá nhân có dự án ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình
Hỗ trợ 70% kinh phí mua giống, vật tư, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu để xây dựng mô hình sản xuất, trình diễn tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.
Điều 9. Chính sách ưu đãi khuyến khích sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm
1. Ưu đãi khuyến khích tiêu thụ nông sản
Các tổ chức, cá nhân có hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các tổ hợp tác, HTX nông nghiệp, các hộ nông dân theo phương thức ứng trước vốn nếu thực hiện đúng hợp đồng và đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ số tiền vay ứng trước theo hợp đồng (lãi suất vốn vay được tính bằng mức lãi suất chung do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay vốn).
2. Hỗ trợ và khuyến khích tích tụ ruộng đất
a) Các tổ chức, cá nhân thuê ruộng để thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung có quy mô từ 03ha trở lên (đối với vùng chăn nuôi, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây dược liệu và sản xuất rau), 10 ha trở lên (đối với vùng sản xuất lúa) được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/năm trong 05 năm đầu.
b) Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản, thủy sản tập trung thông qua các hình thức: chuyển nhượng, thuê đất, thuê mặt nước, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo hướng lâu dài từ 20 năm trở lên nhưng không quá 50 năm.
3. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm
UBND các huyện, thị xã, thành phố, hợp tác xã, tổ hợp tác, xây dựng thương hiệu sản phẩm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản được hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng thương hiệu.
Điều 10. Hỗ trợ cộng tác viên kiểm lâm
Hỗ trợ cho lực lượng cộng tác viên kiểm lâm ở các thôn, xã, phường có rừng để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng, với mức phụ cấp hàng tháng bằng 0,3 hệ số lương cơ bản, lực lượng công tác viên không quá 28 người.
Mục 2. HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG NÔNG THÔN
Điều 11. Hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch
1. Hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch
a) Đối với các dự án Nhà nước trực tiếp đầu tư
Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% tổng dự toán được phê duyệt, bao gồm: Khu đầu mối và hệ thống đường ống cấp nước (hệ thống đường ống chính và đường ống nhánh). Nhân dân đóng góp để đấu nối với hệ thống đường ống nhánh, bao gồm: Đồng hồ đo nước, đường ống dẫn nước từ đồng hồ vào đến hộ gia đình.
b) Đối với các dự án do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư
- Dự án do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư 40% tổng dự toán được phê duyệt: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 60% tổng dự toán được phê duyệt và được hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng cho phần vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (40% tổng dự toán được phê duyệt) trong thời gian 05 năm, kể từ ngày khởi công công trình.
- Dự án do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư 100% tổng dự toán được phê duyệt để đầu tư xây dựng khu đầu mối và hệ thống đường ống (hệ thống đường ống chính và đường ống nhánh): Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng cho phần vốn đầu tư trong thời gian 10 năm, kể từ ngày khởi công công trình.
c) Đối với các dự án nối mạng cấp nước sạch từ công trình cấp nước của khu công nghiệp hoặc đô thị đến các xã: Nhà nước hỗ trợ 100% tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho chủ đầu tư để lắp đặt đường ống chính và đường ống nhánh.
- Điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có phương án tổ chức kinh doanh, dịch vụ, chuyển giao công nghệ, có năng lực quản lý, khai thác và cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch phục vụ cho cộng đồng dân cư nông thôn theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy mô công trình: Thực hiện chủ yếu theo cụm xã, gồm xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và nối mạng các xã, thị trấn gần khu công nghiệp hoặc đô thị.
- Quản lý, vận hành trước, sau đầu tư và các nội dung khác, thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước, thời gian khai thác, sử dụng tối thiểu 30 năm.
Điều 12. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp đường giao thông
1. Hỗ trợ xây dựng đường trục cấp xã không quá 03 tỷ đồng/km (Tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp A theo quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải).
2. Hỗ trợ để mua vật liệu làm đường trục cấp thôn không quá 02 tỷ đồng/km (Tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp B theo quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải).
3. Hỗ trợ để mua vật liệu làm đường ngõ, xóm không quá 01 tỷ đồng/km.
4. Hỗ trợ để mua vật liệu làm đường đường trục chính nội đồng không quá 750 triệu đồng/km (Tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp D theo quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải).
Điều 13. Hỗ trợ đầu tư xây dựng kênh mương
Dự án đầu tư kiên cố hóa kênh mương có nguồn nước từ trạm bơm cục bộ đến khu sản xuất được hỗ trợ kinh phí mua vật liệu nhưng không quá 500 triệu đồng/km (dự án phải được cấp thẩm quyền lựa chọn phê duyệt).
Điều 14. Hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo nâng cấp trụ sở UBND cấp xã và nhà văn hóa cấp thôn
Hỗ trợ Xây dựng và nâng cấp trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hóa được hỗ trợ 100% giá trị dự toán được phê duyệt (theo thiết kế mẫu do Sở Xây dựng công bố).
Điều 15. Xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp trường học
Hỗ trợ xây dựng mới trường học (bao gồm nhà hiệu bộ và phòng học) bằng 5,2 triệu đồng/m2 xây dựng (không quá 370 triệu đồng/phòng học đối với phòng 72m2 và 598 triệu đồng/phòng học đối với phòng 115m2.
- Hỗ trợ nâng cấp, cải tạo trường học không quá 3,2 triệu đồng/m2 (bao gồm nhà hiệu bộ và phòng học).
- Các công trình phụ trợ khác hỗ trợ bằng 50% giá trị dự toán được phê duyệt.
Điều 16. Xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp trạm y tế
1. Các dự án đầu tư xây dựng mới có phòng chức năng: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 7 triệu đồng/m2 nhưng không quá 4,4 tỷ đồng/trạm.
2. Các dự án cải tạo, sửa chữa có phòng chức năng: Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 3,2 triệu đồng/m2 và không quá 124 triệu đồng/phòng.
3. Các công trình cải tạo sửa chữa có xây bổ sung phòng chức năng: Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 4,9 triệu đồng/m2 và không quá 190 triệu đồng/phòng.
Điều 17. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ nông thôn
Hỗ trợ 80% dự toán được phê duyệt để xây dựng mới chợ nông thôn nhưng không quá 01 tỷ đồng/chợ, nâng cấp, cải tạo chợ không quá 500 triệu đồng/chợ.
Điều 18. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hợp tác xã nông nghiệp
Hỗ trợ HTX nông nghiệp xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, cửa hàng vật tư nông nghiệp, xưởng sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản với mức hỗ trợ 80% tổng mức đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 05 tỷ đồng/HTX.
Điều 19. Chính sách ưu tiên các xã khó khăn
Đối với hỗ trợ hạ tầng nông thôn các xã khó khăn được hỗ trợ bằng 100% giá trị quyết toán được phê duyệt theo thiết kế mẫu đối với các danh mục hạ tầng đã quy định trong quyết định này.
Điều 20. Trách nhiệm các sở, ban, ngành thuộc tỉnh
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn liên ngành để thực hiện quyết định này.
- Công bố danh mục giống cây, con, vật tư, thiết bị được hỗ trợ theo quy định. Hướng dẫn các huyện, các đơn vị xây dựng kế hoạch và rà soát kế hoạch hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để tổng hợp, thẩm định gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí, đồng thời phối hợp thẩm định quyết toán kinh phí hỗ trợ hàng năm.
- Chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế, dự toán các hạng mục, dự án đầu tư hạ tầng thuộc chuyên ngành quản lý.
- Quản lý, theo dõi kinh phí cấp cho các đơn vị dự toán thuộc ngành.
- Theo dõi tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính
- Hàng năm cân đối ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quy định này.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo giá các loại giống cây, con, vật tư, thiết bị, làm căn cứ cho các đơn vị thực hiện.
- Quản lý, cấp phát nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, thành phố và các đơn vị dự toán cấp tỉnh. Đôn đốc giải ngân, thanh quyết toán các nội dung hỗ trợ, đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở chuyên ngành thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hỗ trợ vốn đầu tư, đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 40/2016/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá hiệu quả các dự án.
4. Các sở, ngành liên quan
- Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, xây dựng và hoàn thiện hướng dẫn áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và kiểm tra công tác quản lý chất lượng theo chuyên ngành.
- Sở Khoa học - Công nghệ hướng dẫn quy trình xây dựng thương hiệu để các đơn vị thực hiện.
- Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các thủ tục về chuyển nhượng, thuê đất, thuê mặt nước, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để các tổ chức cá nhân dễ thực hiện.
- Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xem xét và trình UBND tỉnh danh sách các xã khó khăn trên địa bàn.
- Các Sở ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tổ chức thực hiện các nội dung tại quy định này.
Điều 21. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm huy động các nguồn lực hợp pháp khác cùng với ngân sách tỉnh hỗ trợ các xã thực hiện tốt chính sách này; Tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn và trực tiếp quản lý tốt các nguồn kinh phí.
- Chỉ đạo các phòng, ban chức năng, Chủ tịch UBND cấp xã và các đơn vị, xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí hỗ trợ đảm bảo trong khả năng ngân sách của tỉnh và địa phương. Tổng hợp quyết toán khối lượng công việc đã thực hiện phù hợp với quyết định giao dự toán đầu năm, hoàn thiện các chứng từ pháp lý theo quy định, tiếp nhận và sử dụng đúng mục đích kinh phí hỗ trợ trên địa bàn.
- Tổ chức kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện chính sách. Đối với những vi phạm nghiêm trọng phải báo cáo ngay Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài Chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở chuyên ngành.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã xây dựng dự án, kế hoạch, huy động nguồn lực của địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ và quản lý kinh phí hỗ trợ của chính sách này đúng theo quy định hiện hành của nhà nước và của tỉnh.
Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã có tiếp nhận và sử dụng kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn: Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả kinh phí hỗ trợ trên địa bàn. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí hỗ trợ, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện theo quy định.
Điều 22. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh chỉ đạo tổ chức ở các cấp thực hiện giám sát cộng đồng trong thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định hiện hành; phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn.
Các cơ quan thông tin truyền thông từ tỉnh đến cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền thường xuyên để nhân dân biết và thực hiện quy định này.
Giám đốc các Sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Tổ chức, tuyên truyền, phổ biến quyết định này và các văn bản liên quan đến các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, các đối tượng liên quan hoặc thụ hưởng chính sách theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch triển khai hỗ trợ phù hợp với nguồn lực của tỉnh; hàng năm ngân sách tỉnh công khai mức hỗ trợ đối với từng lĩnh vực tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh và tổ chức thực hiện hỗ trợ theo kế hoạch; khắc phục tình trạng đầu tư hạ tầng nông thôn tự phát, không tuân thủ quy định, quy trình hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
- Chỉ đạo hỗ trợ trực tiếp đến đối tượng được hỗ trợ, nghiêm cấm qua khâu trung gian.
- Người đứng đầu của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, điều hành và sử dụng kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, phải trực tiếp chỉ đạo các đơn vị cá nhân dưới quyền, tăng cường kiểm tra, đôn đốc phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, nếu thực hiện tốt sẽ được khen thưởng và để xảy ra vi phạm hoặc có hành vi lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân, gây lãng phí, thất thoát tài sản và ngân sách nhà nước, thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, tùy theo mức độ vi phạm xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.