Chỉ thị 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023 và giai đoạn 2024-2025 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 01/CT-BTTTT
Ngày ban hành 20/01/2023
Ngày có hiệu lực 20/01/2023
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Mạnh Hùng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/CT-BTTTT

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2023

 

CHỈ THỊ

VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NĂM 2023 VÀ GIAI ĐOẠN 2024 - 2025

Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, là năm có ý nghĩa quan trọng tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp đề ra, là năm đầu tiên Việt Nam tổ chức phát động Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với chủ đề “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”. Những thách thức do dịch COVID-19 để lại đã tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp và Chính phủ chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam và sẽ tiếp tục mang lại sự thay đổi mang tính toàn diện đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, từng người dân và mọi lĩnh vực. Nhờ đó, ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trong năm qua đã tiếp tục nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng.

Công cuộc chuyển đổi số quốc gia do ngành TT&TT chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện với mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới ngày càng được lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn quốc. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm để góp phần hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Công tác truyền thông, báo chí tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên. Truyền thông, báo chí đã góp phần truyền tải ra thế giới những thông tin sinh động, đa chiều về đất nước, con người Việt Nam ổn định, thân thiện, năng động và giàu tiềm năng phát triển.

Giai đoạn 2024 - 2025 là giai đoạn quan trọng để Việt Nam tập trung phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Trong quá trình đó, ngành TT&TT cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa đthể hiện vai trò quan trọng của mình trong phục hi, phát triển kinh tế.

Ngoài ra, nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2024 - 2025 là tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, đi phó với thiên tai, bão lũ, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi phát triển kinh tế. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện về thể chế, bao gồm thể chế số và khung pháp lý về hạ tầng thương mại điện tử; cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; cơ chế quản lý tài sản ảo, tiền điện tử, tin ảo. Đy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là một số dự án trọng điểm quốc gia; đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực thông qua Đại học số và các nền tảng đào tạo trực tuyến; cấp chứng chỉ, gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng nền tảng số quốc gia dùng chung; khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin mở rộng đầu tư nội dung số trong các ngành công nghiệp và dịch vụ như: công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp an toàn thông tin mạng. Chú trọng phát triển văn hóa số, phát huy những giá trị thun phong, mỹ tục, nht là trên không gian mạng; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người có công, người nghèo, người yếu thế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; làm tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hùng cường.

Năm 2023, bên cạnh việc bám sát quan điểm phát triển theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hệ thống chính trị; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động; luôn bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, không chuyển trạng thái đột ngột, điều hành “giật cục”. Đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng quyết tâm hành động cao nhất theo tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” để tạo nên sức mạnh tổng hợp, sự đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trọng tâm của việc phát triển là “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh, linh hoạt, đi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả” với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân; Đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế; tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn. Chú trọng thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách; tăng cường và đổi mới công tác quản lý báo chí; xây dựng đội ngũ nhân lực báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại, có giải pháp hỗ trợ báo chí phát triển; kịp thời chấn chỉnh sai phạm trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu; nâng cao vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế. Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm; coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, với thông điệp năm 2023 là “Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”.

1. Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2023, tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc ngành TT&TT tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Tiếp tục phát huy mạnh mẽ những truyền thống tốt đẹp của ngành TT&TT với việc cụ thể hóa 10 chữ vàng truyền thống của Ngành là “Trung thành, Dũng cảm, Tận tụy, Sáng tạo, Nghĩa tình” và phương châm hành động “Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá” cho năm 2023, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ TT&TT khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động và quyết tâm hoàn thành tốt Kế hoạch đề ra, và các nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc để người dân được thụ hưởng thành quả của công cuộc chuyển đổi số, để đất nước phát triển nhanh và bền vững. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025

2.1. Lĩnh vực Bưu chính

Trong xu thế chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới số, hoạt động bưu chính đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ, không những đảm bảo cung ứng dịch vụ đến mọi người dân, trong mọi tình huống thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp, mà còn trở thành hạ tầng thiết yếu cho nền kinh tế số, đặc biệt là thương mại điện tử. Dịch vụ bưu chính hiện nay đã được mở rộng theo hướng là kênh chuyển phát hàng hóa cho thương mại điện tử, góp phần đảm bảo dòng chảy vật chất của nền kinh tế.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về hạ tầng thương mại điện tử; Các chính sách, mô hình, giải pháp cụ thể để phát triển lĩnh vực Bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đang tiếp tục được hoàn thiện để khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Bưu chính trong thời đại số.

2.1.1. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023

- Đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính công ích và ngoài công ích.

- Thực hiện công bố chất lượng dịch vụ và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về cạnh tranh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về giá cước bưu chính.

- Xây dựng Cổng dữ liệu bưu chính.

- Triển khai hiệu quả Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

- Hoàn thành Báo cáo nghiên cứu xây dựng dự án Luật Bưu chính (sửa đổi).

- Tổ chức Diễn đàn hợp tác và phát triển bưu chính Việt Nam 2023.

2.1.2. Định hướng giai đoạn 2024 - 2025

- Đến năm 2025, xây dựng hệ sinh thái các dịch vụ bưu chính tới tất cả các hộ gia đình và người dân. Khả năng tiếp cận phổ cập dịch vụ đạt tối thiểu 50 bưu gửi/đu người; 100% điểm phục vụ có người phục vụ và có kết ni Internet đhỗ trợ việc đưa hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử; 100% hộ gia đình có địa chỉ số. Tốc độ tăng trưởng trung bình của dịch vụ bưu chính chuyển phát phục vụ thương mại điện tử đạt 30%/năm.

- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Bưu chính số 49/2010/QH12.

- Xếp hạng chỉ số phát triển bưu chính theo đánh giá của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) trong Nhóm 6, là nhóm các nước có chất lượng, hiệu quả dịch vụ bưu chính phát triển nhanh và bền vững.

- Chuyển đổi số dịch vụ bưu chính, phát triển các dịch vụ bưu chính số, xây dựng hệ sinh thái các dịch vụ bưu chính tới tất cả các hộ gia đình và người dân.

- Nâng cao năng lực quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính của các doanh nghiệp bằng các công cụ, ứng dụng công nghệ số để hỗ trợ giám sát online, từ xa, thời gian thực.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy việc chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng bưu chính giữa các doanh nghiệp bưu chính.

- Phát triển mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ số để hiện đại hóa mạng lưới. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 tại địa phương để nâng cao chất lượng dịch vụ mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ