Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Báo cáo 80/BC-TTTH tình hình thực hiện Quyết định 13/2005/QĐ-BNV báo cáo thống kê cơ sở và Quyết định 14/2005/QĐ-BNV báo cáo thống kê tổng hợp về công tác văn thư, lưu trữ từ năm 2005 đến năm 2011 do Trung tâm tin học Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước ban hành

Số hiệu 80/BC-TTTH
Ngày ban hành 07/08/2012
Ngày có hiệu lực 07/08/2012
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước
Người ký Lê Văn Năng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ
NHÀ NƯỚC
TRUNG TÂM TIN HỌC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/BC-TTTH

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2012

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 13/2005/QĐ-BNV NGÀY 06/01/2005 CỦA BỘ NỘI VỤ VỀ VIỆC BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 14/2005/QĐ-BNV NGÀY 06/01/2005 CỦA BỘ NỘI VỤ VỀ VIỆC BÁO CÁO THỐNG KÊ TỔNG HỢP VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2011

Thực hiện Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Điều 13 của Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia; Bộ Nội vụ giao cho Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước biên soạn trình Bộ Nội vụ ban hành Quyết định về chế độ báo cáo thống kê công tác văn thư, lưu trữ.

Ngày 06 tháng 01 năm 2005 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 13/2005/QĐ-BNV về việc chế độ báo cáo thống kê cơ sở công tác văn thư, lưu trữ và Quyết định số 14/2005/QĐ-BNV về việc chế độ báo cáo thống kê tổng hợp công tác văn thư, lưu trữ. Thông qua số liệu báo cáo thống kê định kỳ hàng năm giúp lãnh đạo của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương nắm được tình hình về tổ chức, số lượng và chất lượng công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ; tình hình tài liệu, kho tàng, trang thiết bị lưu trữ của ngành và địa phương. Qua đó, có biện pháp chấn chỉnh về công tác tổ chức, tăng cường biên chế, kho tàng, trang thiết bị…cho công tác văn thư, lưu trữ ngày càng phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương.

Trên cơ sở thống kê số liệu báo cáo và thực tế kiểm tra công tác thống kê văn thư, lưu trữ tại các Bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua, Trung tâm Tin học báo cáo đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ về công tác văn thư, lưu trữ tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương như sau:

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÁO CÁO THỐNG KÊ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2011

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thực hiện quản lý nhà nước về thống kê văn thư lưu trữ tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

Thực hiện Điều 5 tại Quyết định số 13/2005/QĐ-BNV ngày 06/01/2005 và Quyết định số 14/2005/QĐ-BNV ngày 06/01/2005 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở và thống kê tổng hợp công tác văn thư, lưu trữ. Để quán triệt thực hiện Quyết định một cách có hiệu quả, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã tổ chức triển khai thực hiện đến các bộ, ngành và địa phương, đồng thời đã đưa nội dung tập huấn hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ vào hai Hội nghị tập huấn công tác văn thư, lưu trữ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tại Lào Cai tháng 5/2005 và các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tổ chức tại Nam Định tháng 7/2005, ngoài ra còn phổ biến và hướng dẫn các văn bản này trên Website Văn thư Lưu trữ và Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam.

Hàng năm, Trung tâm Tin học tham mưu giúp Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ. Đồng thời cử cán bộ đi kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ kết hợp với kiểm tra, hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Từ năm 2005 đến nay, Trung tâm Tin học cũng đã tổ chức và phối hợp cùng các Đoàn thanh tra, kiểm tra của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tiến hành kiểm tra nghiệp vụ cùng với công tác thống kê định kỳ đối với 12 bộ, ngành; 18 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc kiểm tra thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và chế độ báo cáo thống kê văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ trong thời gian qua đã có tác dụng thiết thực, góp phần chấn chỉnh công tác thống kế văn thư, lưu trữ tại các đơn vị cơ sở.

2. Thực hiện quản lý nhà nước về thống kê văn thư lưu trữ tại các bộ, ngành và địa phương

Sau khi nhận được Quyết định số 13/2005/QĐ-BNV ngày 06/01/2005 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chế độ báo cáo chế độ thống kê cơ sở và Quyết định số 14/2005/QĐ-BNV ngày 06/01/2005 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp công tác văn thư, lưu trữ, các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương đã phổ biến văn bản tới các đơn vị trực thuộc thông qua các hình thức: sao gửi văn bản, lồng ghép nội dung tập huấn hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo thống kê vào các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, các công chức, viên chức đối với công tác thống kê văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ.

Công tác kiểm tra, hướng dẫn đối với việc thực hiện báo cáo thống kê định kỳ hàng năm của các đơn vị thuộc quyền quản lý cũng đã được các cấp quan tâm nhưng chưa được duy trì thường xuyên, trong khi đó công chức, viên chức làm lưu trữ thì đa phần là kiêm nhiệm và đang dần được tăng cường hoàn thiện do vậy việc lập báo cáo số liệu thống kê văn thư, lưu trữ hàng năm còn gặp nhiều hạn chế.

Mặc dù vậy, trong thời gian qua việc báo cáo thống kê định kỳ về văn thư, lưu trữ đã được các Bộ, ngành, địa phương thực hiện ngày càng nghiêm túc. Năm 2005: có 40/53 Bộ, ngành và 41/64 tỉnh thực hiện báo cáo thống kê tổng hợp công tác văn thư, lưu trữ; Năm 2006: có 33/53 Bộ, ngành và 48/64 tỉnh thực hiện báo cáo thống kê tổng hợp công tác văn thư, lưu trữ; Năm 2007: có 34/53 Bộ, ngành và 52/64 tỉnh thực hiện báo cáo thống kê tổng hợp công tác văn thư, lưu trữ; Năm 2008: có 41/53 Bộ, ngành; 58/64 tỉnh gửi báo cáo thống kê; Năm 2009: có 40/53 Bộ, ngành; 36/63 tỉnh gửi báo cáo thống kê; Năm 2010: có 41/53 Bộ, ngành; 51/63 tỉnh gửi báo cáo thống kê; Năm 2011: có 41/53 Bộ, ngành; 60/63 tỉnh gửi báo cáo thống kê. Như vậy, vẫn còn một số Bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê định kỳ về văn thư, lưu trữ theo quy định; chất lượng báo cáo còn hạn chế và thời gian thực hiện còn chậm so với yêu cầu.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Số lượng các bộ, cơ quan trung ương và địa phương gửi báo cáo thống kê văn thư, lưu trữ về Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

TT

Nội dung

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Trung tâm LTQG

3/3

100

3/3

100

3/3

100

3/4

75

2/4

50

4/4

100

4/4

100

2

Bộ, CQ Trung ương, Tập đoàn, Tổng Cty NN

40/53

75

33/53

62

34/53

64

41/53

77

40/53

75

41/53

77

41/53

77

3

Tỉnh, TP trực thuộc TW

41/64

64,1

48/64

75

52/64

81

58/64

91

36/63

57

51/63

80

60/63

95

a) Các cơ quan thường xuyên gửi báo cáo thống kê định kỳ về Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước:

Cơ quan Trung ương: Bộ Ngoại giao; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Quốc phòng; Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Tư pháp; Bộ Y tế; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Uỷ ban Dân tộc; Thông tấn xã Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Toà án Nhân dân Tối cao; Đài Truyền hình Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tổng Công ty Thép Việt Nam; Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam,…

Cơ quan địa phương: Chi cục Văn thư - Lưu trữ thành phố Hồ Chí Minh; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Cần Thơ; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bình Dương; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bình Phước; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bến Tre; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Trà Vinh; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Tây Ninh; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Kiên Giang; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Đồng Tháp; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Đồng Nai; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Tiền Giang; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Sóc Trăng; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Vĩnh Long; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Khánh Hoà; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Gia Lai; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bình Định; Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Quảng Nam; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Quảng Ngãi; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Quảng Trị; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Quảng Bình; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Hưng Yên; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bắc Ninh; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Cao Bằng; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Thái Bình; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Thanh Hoá; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Tuyên Quang; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Hà Giang; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Sơn La,…

b) Các cơ quan thường xuyên không gửi báo cáo thống kê định kỳ về Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước:

Bộ Xây dựng;Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng Công ty Xi măng Việt Nam; Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng Công ty Cà phê; Chi cục văn thư – Lưu trữ thành phố Hà Nội; Chi cục văn thư – Lưu trữ tỉnh Bạc Liêu; Chi cục văn thư – Lưu trữ tỉnh Phú Thọ; Chi cục văn thư – Lưu trữ tỉnh Thái Nguyên; Chi cục văn thư – Lưu trữ tỉnh Đắc Nông; Chi cục văn thư – Lưu trữ tỉnh Hải Dương; Chi cục văn thư – Lưu trữ tỉnh Hà Nam,…

2. Số liệu thống kê tổng hợp (có biểu đính kèm)

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Qua 7 năm thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở và thống kê tổng hợp công tác văn thư, lưu trữ trong phạm vi cả nước có những điểm cần lưu ý:

- Số liệu báo cáo thống kê định kỳ phải được tổng hợp từ các loại sổ sách thống kê, trong công tác thống kê thường gọi là chứng từ, sổ sách ghi chép ban đầu. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa thực hiện đúng nguyên tắc thống kê công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ theo quy định;

- Số liệu báo cáo thống kê tổng hợp không đầy đủ, độ chính xác không cao nên không phản ánh đúng tình hình thực tế công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương;

[...]