Báo cáo 70/BC-VHXH năm 2013 kết quả giám sát về công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2011, 2012 và 4 tháng đầu năm 2013

Số hiệu 70/BC-VHXH
Ngày ban hành 14/06/2013
Ngày có hiệu lực 14/06/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Bùi Văn Tuân
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/BC-VHXH

Hà Giang, ngày 14 tháng 06 năm 2013

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ GIÁM SÁT VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG NĂM 2011, 2012 VÀ 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Thực hiện Kế hoạch số 68/KH-VHXH ngày 16/5/2013, từ ngày 27/5 đến 05/6/2013, Ban VHXH - HĐND tỉnh đã triển khai giám sát về công tác đào tạo nghề trong các năm 2011, 2012 và 4 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Đoàn giám sát đã làm việc trực tiếp với UBND huyện Yên Minh, Mèo Vạc; UBND xã Na Khê, Mậu Duệ, Tát Ngà, Thị trấn Mèo Vạc của 2 huyện Yên Minh, Mèo Vạc; Trung tâm dạy nghề huyện Yên Minh; Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và một số sở, ngành có liên quan.

Ban Văn hóa - Xã hội báo cáo kết quả giám sát như sau:

I. Đánh giá về kết quả triển khai công tác đào tạo nghề

1. Những ưu điểm và kết quả đạt được:

1.1- Về quản lý, chỉ đạo: UBND các cấp từ tỉnh đến xã đã thành lập Ban chỉ đạo (hoặc tcông tác cấp xã) thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định. Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện hoạt động có hiệu quả; tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng và thực hiện đán, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về đào tạo nghề; đồng thời, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn đối với chính quyền cấp cơ sở và các cơ sở đào tạo nghề thực hiện nhiệm vụ. UBND cấp xã đã phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ sở dạy nghề đđiều tra, khảo sát, tuyên truyền, tư vấn và dự báo nhu cầu học nghề; xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy nghề nông thôn hằng năm. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát vcông tác đào tạo nghề được thực hiện thường xuyên.

1.2- Kết quả triển khai công tác đào tạo nghề:

Trong những năm qua, mạng lưới và quy mô các cơ sở đào tạo nghề được mở rộng và phân bố khá hợp lý. Toàn tỉnh hiện có 18 cơ sở đào tạo nghề (tăng 3 cơ sở so với năm 2010); trong đó, có 01 Trường Cao đng nghề, 01 Trường Trung cấp nghề, 12 trung tâm dạy nghề công lập, 01 trung tâm dạy nghề tư thục và 03 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề đang từng bước được đầu tư hoàn thiện. Riêng trong 3 năm (2011­-2013) kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị từ chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề là: 62.349 triệu đồng; trong đó: Nguồn từ Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề: 53.493 triệu đồng; Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 8.856 triệu đồng.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề được bổ sung hàng năm. Hiện nay, các cơ sở đào tạo nghề trên toàn tỉnh có 428 giáo viên, tăng 1,78 lần so với năm 2010. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo đã chủ động hợp đồng giáo viên thỉnh giảng đthực hiện nhiệm vụ đào tạo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên được thực hiện thường xuyên hàng năm. Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý công tác đào tạo nghề thuộc Sở LĐ-TB-XH và Phòng LĐ-TB-XH các huyện, thành phố từng bước được củng cố. Hiện nay, Sở LĐ-TB-XH đã bố trí 04 cán bộ chuyên trách thuộc phòng Dạy nghề; 3/11 huyện, thành phđã bố trí cán bộ chuyên trách công tác đào tạo nghề thuộc Phòng LĐ-TB-XH; những huyện, thành phố chưa bố trí được cán bộ chuyên trách đã phân công cán bộ phụ trách kiêm nhiệm.

Các cơ sở đào tạo nghề đã khắc phục khó khăn, chuẩn bị các điu kiện vcơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện; cán bộ, giáo viên; xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình; chủ động phối hợp thực hiện tuyên truyền, tư vấn về học nghề cho người lao động; tổ chức dạy nghề theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Hiện nay, đã tổ chức đào tạo 04 nghề hệ cao đẳng; 20 nghề hệ trung cấp; 44 nghề hệ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng (Trong đó: nghề phi nông nghiệp 27 nghề, nghề nông nghiệp 17 nghề).

Kết quả đào tạo: Từ năm 2011 đến nay, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo được trên 38.000 lao động, trong đó:

Đào tạo nghề hệ trung cấp, cao đẳng: Trong 2 năm (2011, 2012) đào tạo được 608 người tốt nghiệp hệ trung cấp. Trong 4 tháng đầu năm 2013 tiếp tục duy trì 1.644 người học trình độ trung cp nghvà 45 người học cao đẳng nghề. Kinh phí đào tạo (gồm chi phí đào tạo và chi trả chế độ chính sách cho học sinh) qua các năm như sau: Năm 2011: 5.298.931.000 đồng; năm 2012: 5.295.299.000 đồng; 4 tháng đầu năm 2013 là 4.675.190.000 đồng.

Đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn (trình độ sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng): Trong 2 năm (2011, 2012) đào tạo được 32.941/28.000 người, đạt 118% so với chỉ tiêu kế hoạch; riêng trong 4 tháng đu năm 2013, đã đào tạo nghề cho 4.727 lao động, bằng 35% kế hoạch năm (trong đó huyện Yên Minh đạt 34,6%; Mèo Vạc đạt 43,75%). Kinh phí đào tạo được quyết toán là 49.990.193.000 đồng (Trong đó năm 2011: 25.137.282.000 đng; năm 2012: 24.852.911.000 đồng).

Bên cạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác bi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo Đề án đào tạo nghcho lao động nông thôn cũng được Ngành Nội vụ phối hợp với các cấp, các ngành tích cực trin khai thực hiện. Từ năm 2011 đến nay, đã triển khai các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chương trình cán sự; nghiệp vụ tư pháp - hộ tịch; nghiệp vụ văn hóa; nghiệp vụ thống kê văn phòng; nghiệp vụ công tác Đoàn; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyn cp xã... với 1.276 người tham gia.

1.3- Đánh giá chung

Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2011 trở lại đây, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn được cp ủy, chính quyn các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện; chương trình đào tạo nghđược gắn kết với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Slượng lao đng qua đào tạo nghề tăng đều hàng năm, chỉ tiêu đào tạo nghcho lao động nông thôn các năm đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nguồn kinh phí đào tạo nghvà xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo nghề được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. Các ngành, nghề đào tạo cơ bản phợp với nhu cầu của người lao động; phần lớn lao động sau khi được đào tạo, nhất là lao động học nghề nông, lâm nghiệp đã phát huy, vận dụng kiến thức trong lao động sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống, góp phần giảm được nghèo.

2. Khó khăn, hạn chế:

2.1. Trong công tác chỉ đạo, quản lý:

- Một số ngành thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Đán đào tạo nghề cho lao động nông thôn (nay là BCĐ giảm nghèo, việc làm và dạy nghề) cp tỉnh, huyện chưa có sự chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao; chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đán với các ngành thành viên. Ban chỉ đạo (hoặc tổ công tác) ở một số xã hoạt động chưa hiệu quả.

- Thực hiện dự báo về việc làm, thu nhập của người lao động sau khi học nghkhông sát với thực tế; chưa thực hiện tốt việc điều tra khảo sát về tình hình lao động, nhu cầu đào tạo nghề (Hiện nay mới thực hiện được tốt ở các xã điểm v xây dựng nông thôn mới); chưa đánh giá được chính xác tỷ lệ người có việc làm sau khi học nghề, số người học nghề thuộc hộ nghèo, sau khi học nghề đã thoát được nghèo.

- Việc thống kê, lập hồ sơ quản lý, theo dõi số người lao động và lao động qua đào tạo của cấp xã chưa khoa học, thiếu nghiệp vụ; công tác quản lý, chỉ đạo còn nhiều lúng túng.

- Công tác quản lý hệ thống hồ sơ, ssách giáo vụ của một số Trung tâm dạy nghề chưa khoa học, chưa đúng quy định, nhất là đối với sổ theo dõi cấp văn bằng, chứng chỉ.

2.2. Khó khăn, bất cập trong việc btrí đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên:

- Theo Đán 1956 về đào tạo nghcho lao động nông thôn, mỗi huyện cần được bố trí 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng LĐ-TB-XH, tuy nhiên hiện nay mới có 3/11 huyện, thành phố bố trí được 01 biên chế chuyên trách, các đơn vị còn lại bố trí cán bộ kiêm nhiệm do không có biên chế.

- Tuyn dụng và sắp xếp cơ cấu đội ngũ giáo viên không phù hợp: Các trung tâm dạy nghề chủ yếu tổ chức dạy các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, nhưng giáo viên có chuyên môn về lĩnh vực này rất ít; trong khi đó, các nghề người lao động không có nhu cầu học, trung tâm không tchức dạy thì được bố trí nhiều giáo viên. Trung tâm dạy nghhuyện được bố trí nhiều giáo viên có chuyên môn về kỹ thuật điện (Yên Minh 6 giáo viên, Mèo Vạc 5 giáo viên; Quản Bạ 05 giáo viên) nhưng từ khi được tuyển dụng đến nay, các giáo viên này không được giảng dạy theo đúng chuyên môn vì không có người học; trong khi đó, vẫn phải hợp đồng giáo viên thỉnh giảng vì thiếu giáo viên cơ hữu đúng chuyên ngành đào tạo. Năng lực, trình độ của phần lớn đội ngũ giáo viên thỉnh giảng còn nhiều bất cập, thiếu kinh nghiệm giảng dạy, làm cho chất lượng đào tạo không cao.

2.3. Khó khăn về cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề:

- Hiện nay còn 2 cơ sở dạy nghề công lập (Trung tâm dạy nghề thuộc Hội LHPN tỉnh và Trung tâm dạy nghề thuộc Hội Nông dân tỉnh) chưa được đầu tư xây dựng, phải mượn địa điểm làm việc; 01 cơ sở dạy nghề hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện (Trung tâm dạy nghề huyện Mèo Vạc). Cơ sở vật chất của một số cơ sở dy nghề đã được đầu tư từ nhiều năm trước, nay đã hỏng, xuống cấp.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ