Báo cáo 530/BC-CP năm 2023 về kết quả thực hiện Nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 (lĩnh vực thanh tra) do Chính phủ ban hành

Số hiệu 530/BC-CP
Ngày ban hành 11/10/2023
Ngày có hiệu lực 11/10/2023
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Đoàn Hồng Phong
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 530/BC-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2023

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI KHÓA XIV VỀ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ, CHẤT VẤN VÀ NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ, CHẤT VẤN TỪ ĐẦU NHIỆM KỲ KHÓA XV ĐẾN HẾT KỲ HỌP THỨ 4
(Lĩnh vực thanh tra)

Kính gửi:

- Quốc hội;
- Các Đại biểu Quốc hội.

Thực hiện Kế hoạch số 435/KH-UBTVQH15 ngày 16 tháng 3 năm 2023 triển khai nội dung giám sát của Quốc hội về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khoá XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khoá XV đến hết kỳ họp thứ 4 (Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 và Nghị quyết số 75/2022/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2022); trên cơ sở tiếp thu, bổ sung các nội dung thẩm tra tại Báo cáo số 2790/BC-TTKQH ngày 16/9/2023 của Tổng Thư ký Quốc hội, Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

Tại các kỳ họp, Quốc hội khoá XIV, khoá XV đã ban hành nhiều Nghị quyết nhằm chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025 và đã đạt được những kết quả quan trọng trên các Lĩnh vực. Chính phủ bám sát yêu cầu của các nghị quyết, chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện và đạt nhiều kết quả, như: kinh tế vĩ mô nước ta cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, nông nghiệp tăng trưởng ổn định, thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng; an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và đời sống người dân tiếp tục được quan tâm; lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch, thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh cơ bản được bảo đảm; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng và tăng cường; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong đó: Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, nhất là các Nghị quyết liên quan đến lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; cụ thể hoá các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan, đồng thời, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong tham mưu chính sách, định hướng lớn về hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Chính phủ ban hành kịp thời nhiều văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng, nhất là trình Quốc hội thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi) và khẩn trương xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật1. Thanh tra Chính phủ đã ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội2, Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 ngày 07/10/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội3.

Thực hiện pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện4, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản5 lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì nhiều cuộc họp, ban hành các văn bản chỉ đạo, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc giữa các bộ, ngành, địa phương có ý kiến khác nhau.

Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; bảo đảm chủ động, linh hoạt, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả theo đúng định hướng, chương trình, kế hoạch và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra đã quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện:

- Trong công tác thanh tra, triển khai thanh tra theo chương trình kế hoạch và thanh tra đột xuất, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thanh tra công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp và việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực; chú trọng nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ các cuộc thanh tra, nhất là các cuộc thanh tra đột xuất6. Qua thanh tra đã chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong việc ban hành chính sách, pháp luật; phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo khách quan, chính xác, đúng pháp luật, trong đó, việc chuyển thông tin, hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra có nhiều tiến bộ; công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra tiếp tục có chuyển biến tích cực, trong đó, đã tham mưu, trình cấp có thẩm quyền cơ chế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (Đề án 153). Kết quả công tác thanh tra tiếp tục đóng góp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và góp phần tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

- Trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tập trung chỉ đạo và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, nhất là thúc đẩy rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Các cấp, các ngành đã cố gắng, nỗ lực, có giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tỷ lệ giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền cao hơn trước. Kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần quan trọng trong việc củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo sự ổn định chính trị - xã hội, phục vụ các sự kiện chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

- Trong công tác phòng, chống tham nhũng, tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; xây dựng nhiều Kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng,...nhất là, giúp Ban cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2022, 2023 và triển khai thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện nghiêm túc, kiến nghị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Quan hệ phối hợp công tác giữa cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán với các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống tham nhũng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.

- Công tác xây dựng ngành Thanh tra được chú trọng, nhất là tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và bảo vệ bí mật nhà nước. Ban cán sự đảng và Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ ban hành nghị quyết về lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng và tiến độ ban hành kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ7 với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác này. Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định số 465/QĐ-TTCP ngày 29 tháng 11 năm 2022 về Quy chế tổ chức, hoạt động đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ của công chức Thanh tra Chính phủ trong hoạt động thanh tra.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả thể chế hoá Chỉ thị số 04-CT/TW trong nội dung Luật Thanh tra

Trong quá trình xây dựng Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã chú trọng đến việc thể chế hoá quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong đó có Chỉ thị số 04-CT/TW đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng. Theo đó, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có thẩm quyền yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra, ra quyết định thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra... những quy định này nhằm mục đích thu hồi triệt để tiền tài sản, hạn chế tình trạng tẩu tán tài sản trong quá trình thanh tra, đôn đốc xử lý sau thanh tra.

Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76-NQ/BCS ngày 06 tháng 6 năm 2023 lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành Thanh tra tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là thúc đẩy tiến độ, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các vi phạm; bảo đảm 100% vụ việc có dấu hiệu tội phạm chuyển cơ quan điều tra; chuyển danh sách tổ chức Đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm đến cơ quan kiểm tra Đảng để xem xét, xử lý theo quy định của Đảng.

2. Triển khai thực hiện Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đảm bảo kịp thời, hiệu quả

Thanh tra Chính phủ ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện Luật Thanh tra 20228, Kế hoạch xây dựng thể chế và các kế hoạch của Thanh tra Chính phủ9, các đề án được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023.

- Trình Chính phủ dự thảo 03 Nghị định và hồ sơ trình dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến nay, Chính phủ đã ban hành 01 nghị định10, trình Quốc hội thông qua11 hồ sơ trình dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội12; đang lấy ý kiến Thành viên Chính phủ 02 dự thảo nghị định13.

- Ban hành và triển khai Kế hoạch sơ kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và xây dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn tiếp theo.

3. Kết quả thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp cơ quan thanh tra, đội ngũ thanh tra viên, người làm công tác thanh tra và các chính sách đãi ngộ

Trong thời gian qua, ngành Thanh tra tiếp tục có nhiều giải pháp nhằm củng cố, xây dựng lực lượng cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, có bản lĩnh, đi đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là thúc đẩy tiến độ, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra. Cụ thể:

- Ban cán sự đảng ban hành Nghị quyết số 45-NQ/BCSĐ ngày 22/7/2022 và Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38-NQ/ĐU ngày 29/9/2022 về lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng và tiến độ ban hành kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác này. Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định số 465/QĐ-TTCP ngày 29/11/2022 về Quy chế tổ chức, hoạt động đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ của công chức Thanh tra Chính phủ trong hoạt động thanh tra.

- Tiếp tục đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức làm công tác thanh tra.

- Quan tâm rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định, quy chế về tổ chức, cán bộ14 đảm bảo phù hợp với quy định của cấp trên và thực tiễn triển khai hoạt động của cơ quan, của Ngành.

- Chỉ đạo thanh tra các cấp, các ngành tập trung hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan thanh tra để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 769/CT-TTCP ngày 17/5/2019 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức ngành Thanh tra; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/BCSĐ ngày 22/7/2022 về lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng và tiến độ ban hành Kết luận thanh tra; Quyết định số 465/QĐ-TTCP ngày 29/11/2022 về Quy chế tổ chức, hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ (các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu quy định của Thanh tra Chính phủ để áp dụng phù hợp);

[...]