ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ DU LỊCH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
459/BC-SDL
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 3 năm 2022
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUÝ I NĂM 2022 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM QUÝ II NĂM 2022
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Kết quả thực
hiện các chỉ tiêu về du lịch
Khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí
Minh quý I năm 2022 là 0 lượt.
Khách du lịch nội địa đến Thành phố Hồ
Chí Minh ước đạt là 4.852.000 lượt, giảm 0,1% so cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 là
4.900.000 lượt), đạt 26,96% kế hoạch năm 2022.
Tổng thu du lịch: ước đạt 20.377 tỷ
đồng, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 là 23.103 tỷ
đồng), đạt 30,14% so với kế hoạch năm 2022.
2. Công tác định
hướng và phát triển sản phẩm du lịch
2.1. Công tác định hướng phát triển
du lịch
Trên cơ sở kết luận của Ban Thường vụ
Thành ủy1 và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố2 về giao Sở Du lịch phối hợp với đơn vị tư vấn, các
đơn vị liên quan bổ sung hoàn thiện, thực hiện quy trình phê duyệt, triển khai
Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, Sở Du lịch đang phối hợp các sở,
ngành, đơn vị liên quan để hoàn chỉnh Báo cáo tóm tắt Chiến lược, chuẩn bị
trình Ủy ban nhân dân Thành phố. Trên cơ sở đề xuất của Sở Du lịch3, Ủy ban nhân dân Thành phố đã
ban hành Kế hoạch số 4311/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2021 về triển khai Đề án
phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021
- 2025. Hiện đang phối hợp các đơn vị liên quan liên quan xây dựng Kế hoạch của
Sở Du lịch về triển khai Đề án phát triển du lịch thông minh tại Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2021-2025.
Nhằm có những giải pháp thiết thực
khôi phục du lịch Thành phố sau sự ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19, đồng
thời tiếp tục tạo môi trường, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo trong ngành du lịch, Sở Du lịch phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ
xây dựng, triển khai kế hoạch Tổ chức Chương trình hiến
kế khôi phục du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có Cuộc thi khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề
“Chung tay khởi động du lịch”, tổ chức 02 giai đoạn trong năm 2021 và năm 2022,
để chọn ra các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có khả năng ứng dụng, hỗ trợ
ngành du lịch Thành phố phục hồi sau đại dịch Covid-19 hoặc phù hợp thúc đẩy sự
phát triển của ngành du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh4.
Sở Du lịch đang dự thảo kế hoạch tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2 năm 2022).
Để tăng cường phát huy vai trò trách nhiệm,
nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp quản lý nhà nước về du lịch và thực
hiện có hiệu quả các chương trình phát triển du lịch trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 186/KH-SDL
ngày 14 tháng 02 năm 2022 về tổ chức giao ban công tác phát triển du lịch
năm 2022 theo định kỳ hàng quý. Trên cơ sở đó, Sở Du lịch tổ chức Hội nghị
giao ban công tác phát triển du lịch Quý I năm 2022 với sự tham dự của Ủy ban
nhân dân dân Thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân 21 quận/huyện,
một số sở, ngành liên quan, Hiệp hội Du lịch Thành phố5.
Tại hội nghị giao ban quý I năm 2022, Sở Du lịch đã giới thiệu, triển khai các
nội dung định hướng phát triển du lịch trong năm 2022 cho Thành phố Thủ Đức và
21 quận huyện bao gồm : (i) Định hướng khai thác tài nguyên du lịch để phát triển
sản phẩm du lịch;(ii) Thông tin về các hoạt động xúc tiến du lịch, công tác tổ
chức các sự kiện du lịch tại Thành phố trong năm 2022; (iii) Triển khai công
tác thanh kiểm tra, phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Thủ Đức và 21 quận-huyện.
2.2. Công tác phát triển sản phẩm
du lịch
Phát huy kết quả của năm 2021, ngay từ
đầu năm 2022 Sở Du lịch tập trung triển khai về sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm
tập trung khai thác và phát huy thế mạnh của du lịch của thành phố Thủ Đức và
các quận, huyện gắn liền với các loại hình du lịch là tiềm năng thế mạnh của địa
phương..Qua đó đã tiếp tục triển khai các chương trình du lịch mẫu gắn kết các
tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố (gồm 42 chương trình du lịch).
Đồng thời, Sở Du lịch đã cùng các doanh nghiệp lữ hành làm mới lại các chương
trình du lịch tại các điểm đến của Thành phố, gắn với các hoạt động trải nghiệm,
đạp xe tại các vùng nông thôn ngoại thành, tìm hiểu văn hóa địa phương, tham
gia các hoạt động hướng đến việc bảo vệ môi trường... Với 6 chương trình
du lịch6 mới, hấp dẫn và đa dạng, đầy màu sắc và
mỗi chương trình mang một giá trị riêng để tôn vinh điểm đến, dịch vụ du lịch của
mỗi quận, huyện và Thành phố Thủ Đức. Sở Du lịch đã tiến hành công bố và cập nhật
tài nguyên du lịch gồm 366 tài nguyên du lịch7
đặc sắc trên ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động (app du lịch),
hấp dẫn đang khai thác phục vụ khách du lịch tạo điều kiện khai thác có hiệu quả
các tài nguyên du lịch gắn liền với địa bàn thành phố Thủ Đức, quận/huyện.
Sở Du lịch đang hoàn thiện kế hoạch
phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; tổng
hợp báo cáo và dự thảo Kế hoạch phát triển điểm đến Thiềng Liềng, Thạnh An, Cần
Giờ thành sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng, giá trị tự
nhiên và văn hóa đặc trưng của Cần Giờ; xây dựng dự thảo kế
hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy năm 2022, kế hoạch khảo sát, xây dựng
sản phẩm du lịch gắn với hoạt động “Trên bến dưới thuyền” trên địa bàn Quận 1,
5, 6 và Quận 8, kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp, sinh thái gắn với thực
hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm
2022, kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử trên địa bàn Thành
phố năm 2022.
Sở Du lịch ban hành Công văn số
238/SDL-QLLH ngày 18 tháng 02 năm 2022 gửi các sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân
dân Thành phố Thủ Đức và 21 quận/huyện; chuyên gia du lịch về việc góp ý nội
dung triển khai Kế hoạch tổ chức Chương trình chuẩn hóa và nâng cao chất lượng
dịch vụ “Thành phố Hồ Chí Minh- 100 điều thú vị” lần III ( giai đoạn 2022-2024) nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh
với 05 giá trị cốt lõi8 thông qua việc tạo lập chủ
đề cho những sản phẩm tiêu biểu, phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng
phát triển các sản phẩm du lịch Thành phố mang tính sáng tạo và không ngừng đổi
mới đến du khách trong và ngoài nước.
3. Công tác truyền
thông - tuyên truyền
Sở Du lịch tiếp tục triển khai Chiến
dịch quảng bá, xúc tiến truyền thông nhằm giới thiệu hình ảnh
thành phố Hồ Chí Minh sống động, đổi mới từng ngày. Thực hiện các bài viết truyền
thông, chia sẻ những câu chuyện về Thành phố, đăng tải trên Cổng thông tin điện
tử của Sở và hệ thống các trang mạng xã hội thuộc Sở, lan tỏa sự hưởng ứng của
các cá nhân, đơn vị, đặc biệt là người dân Thành phố; Truyền thông việc tái khởi
động ngành du lịch Thành phố với thông điệp: “Du lịch an toàn”, “An toàn trong từng trải nghiệm”, “Người Thành phố đi du lịch Thành
phố” trên các kênh thông tin của Sở Du lịch và các đối
tác trong và ngoài nước, các kênh truyền thông của doanh nghiệp, các phương tiện
truyền thông đại chúng, báo chí và các kênh truyền thông của các tỉnh, thành phố
trong các cụm liên kết phát triển du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh9.
Thực hiện kế hoạch truyền thông quảng
bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, trong đó có việc quảng bá du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh trên kênh truyền hình và trang điện tử của hãng truyền thông quốc tế CNN. Sở Du lịch đang làm việc với đại diện văn
phòng CNN châu Á tại Singapore để kịp thời triển khai thực hiện chiếu TVC quảng
bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vào quý II - III năm 2022.
Sở Du lịch đang tập trung đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong quảng bá du lịch theo đó:
(i) Thực hiện ý kiến của Văn phòng Ủy
ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 61827/PC-KT ngày 12 tháng 11 năm 2021 về
việc đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các sở, ngành đơn vị liên
quan có ý kiến đối với đề xuất của Sở Du lịch về góp ý Kế hoạch quảng bá hình ảnh
điểm đến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trên màn hình LED tại
các cửa ngõ Thành phố, sân bay Tân Sơn Nhất và điểm tập trung đông du khách; Sở Văn hóa và Thể thao đã có Công
văn số 106/SVHTT-XDNSVHGĐ ngày 12 tháng 01 năm 2022 báo cáo Ủy ban nhân dân
Thành phố, trong đó thống nhất với nội dung kế hoạch đề nghị của Sở Du lịch về
Quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Thành phố trên màn hình LED tại các cửa ngõ
Thành phố, Sân bay Tân Sơn Nhất và điểm tập trung đông du
khách. Sở Du lịch đã hoàn thiện dự thảo Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân Thành phố.
(ii) Hoàn chỉnh kế hoạch ứng dụng
công nghệ 3D trong thông tin quảng bá du lịch năm 2022 trong đó tập trung ứng dụng
công nghệ 4.0 vào quảng bá phát triển du lịch, nâng cao năng lực tuyên truyền
thông tin, quảng bá các điểm đến du lịch hấp dẫn của Thành phố thông qua việc đề nghị các sở, ngành liên quan10,
Thành phố Thủ Đức và 21 quận/huyện11 góp ý kế hoạch,
bổ sung các điểm đến đẹp, đặc sắc tại địa phương vào danh
sách các điểm quét 3D/2D. Sở Du lịch đang tổng hợp ý kiến từ các Sở, ban ngành
và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện để hoàn thiện danh mục các điểm quét trên.
(iii) Sở Du lịch đã ban hành Công văn
số 171/SDL-TTXTDL ngày 08 tháng 02 năm 2022 về việc hỗ trợ triển khai Cổng
thông tin 1022 phục vụ cung cấp thông tin và hỗ trợ du khách. Trong đó, Sở Du lịch
đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản hướng dẫn Sở Du lịch thực hiện
các thủ tục cần thiết nhằm sớm triển khai ứng dụng Cổng thông tin 1022 vào công
tác hỗ trợ, tiếp nhận và phản hồi các thông tin cho du khách. Đồng thời, Trung
tâm Xúc tiến Du lịch thuộc Sở Du lịch đã và đang tiếp tục phối hợp với đơn vị
liên quan của Sở Thông tin và Truyền thông nhằm trao đổi và thực hiện các bước
tiếp theo để triển khai Kế hoạch Thiết lập và vận hành Cổng thông tin 1022 phục vụ khách du lịch.
4. Công tác hợp
tác phát triển du lịch- đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch
4.1. Hợp tác phát triển du lịch
Sở Du lịch tập trung triển khai nội
dung hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh
và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu
Long: (i) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai
chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh,
thành Đồng bằng sông Cửu Long năm 202212;(ii) Tổng hợp ý kiến góp ý của 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu
Long về quy chế phối hợp triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du
lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022,
trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét phê duyệt, triển khai việc ký kết quy
chế do lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long
cùng ký; (iii) Phối hợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ,
phương hướng trong thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu
Long năm 202213.
Bên cạnh việc tiếp tục theo dõi, nắm
tình hình, thúc đẩy việc liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ
Chí Minh với 40 tỉnh thành, tập trung cho việc thực hiện nội dung xúc tiến hợp
tác du lịch từ tháng 10 năm 2021 đến nay14, Sở
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
tham mưu Kế hoạch tổ chức Hội nghị liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh/thành
vùng Đông Nam bộ và các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ.
4.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân
lực du lịch
Sở Du lịch phối hợp với trường Đại học
Hoa Sen tổ chức chương trình bồi dưỡng kiến thức quản trị rủi ro trong du lịch
với 80 học viên tham gia trực tiếp và hơn 300 học viên tham gia trực tuyến.
Trao đổi với Sở Nội vụ về xây dựng chương trình bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý nhà nước về du lịch năm 2022 và trao đổi,
làm việc với Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài Chính, Sở Giáo dục và Đào tạo15 về góp ý đề tài “Thành phố Hồ Chí Minh là
trung tâm thu hút và đào tạo nguồn nhân lực
du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực” làm cơ
sở điều chỉnh đề tài trình Ủy ban nhân dân Thành phố. Hoàn thiện kế hoạch và
kinh phí tổ chức khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên năm 2022 trình hồ
sơ xin chủ trương và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân Thành phố16.
Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Quản
lý Buồng/Phòng Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý buồng phòng
trong tình hình mới với sự tham dự của 55 học viên của các khách sạn từ 3 - 5
sao trên địa bàn Thành phố nhằm giúp các cơ sở lưu trú du lịch nắm bắt và vận dụng vào hoạt động quản lý điều hành và kinh doanh dịch vụ
lưu trú trong tình hình mới, thích ứng linh hoạt, đảm bảo an toàn cho khách du
lịch và người lao động tại đơn vị.
5. Hoạt động xúc
tiến du lịch
5.1. Công tác tổ chức các sự kiện
du lịch kết nối với văn hóa tại Thành phố tạo được điểm
nhấn, thu hút sự chú ý, gia tăng sức hấp dẫn của điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh
đối với khách trong và ngoài nước, theo đó Sở Du lịch đã phối hợp các đơn vị
liên quan:
Tổ chức Lễ đón đoàn khách đầu tiên
đến thành phố vào ngày đầu năm 2022 cùng với công tác truyền thông được đẩy
mạnh, đặc biệt trên mạng xã hội đã tạo hiệu ứng khá tốt, chủ động và tích cực
giới thiệu điểm đến thành phố17.
Phối hợp với Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, Nhà Văn hóa Thanh niên tổ chức Lễ hội Tết Việt năm 2022, Trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh vừa
chính thức là vùng xanh, đời sống xã hội đang dần sôi động trở lại trong trạng
thái thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19, đồng thời đẩy mạnh chuyển
đổi công nghệ số trong lĩnh vực du lịch, sự kiện này là Lễ hội Tết đầu tiên trong cả nước áp dụng hình thức trực tiếp kết hợp với nền tảng
hội chợ mua sắm Tết trực tuyến, thu hút hơn 80.000 lượt khách tham quan với sự
tham gia của 58 gian hàng đến từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, du lịch trên địa bàn Thành phố và 22 tỉnh thành trên cả nước.
Ngoài ra, tại khuôn viên Nhà Văn hóa Thanh Niên cũng tổ chức nhiều hoạt động trực
tiếp hấp dẫn18 thu hút hơn 350.000 lượt khách đến
tham quan.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố
Thủ Đức tổ chức Ngày hội Khinh khí cầu và các hoạt động thể thao dưới nước trong 02 ngày 22 và 23 tháng 01 năm 2022 tại Công viên nóc hầm Thủ
Thiêm (Thành phố Thủ Đức). Đây là sự kiện nhằm chào mừng Kỷ
niệm 1 năm ngày thành lập Thành phố Thủ Đức và “Mừng Xuân, mừng Đảng 2022”.
Trong khuôn khổ sự kiện, nhiều hoạt động đặc sắc, mới lạ được diễn ra như múa
lân sư rồng, trình diễn Khinh khí cầu và chương trình Diễu hành du thuyền và hoạt
động thể thao dưới nước trên sông Sài Gòn từ khu vực trước nóc hầm Thủ Thiêm - Cầu Sài Gòn - Cầu Phú Mỹ - nóc hầm Thủ Thiêm. Sự kiện này cũng nhằm
đa dạng hoá các sản phẩm của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua đó tái khẳng định hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh - điểm đến
“an toàn - hấp dẫn - sôi động và tràn đầy hứng khởi” trên
bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế, chuẩn bị cho việc đón du khách quốc tế trở
lại Thành phố trong năm 202219.
Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố
ban hành và triển khai Kế hoạch số 579/KH-UBND ngày 25
tháng 02 năm 2022 về tổ chức Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 8
năm 2022 với chủ đề “Tôi yêu Áo dài Việt Nam” cùng nhiều hoạt động phong phú20 nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh
điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh “Điểm đến An toàn - Hành
trình sống động”; tạo sân chơi văn
hóa lành mạnh, bổ ích đồng thời truyền cảm hứng về áo dài truyền thống của Việt Nam đến người dân thành phố và bạn bè quốc tế, với các hoạt động chính:
Chương trình Khai mạc Lễ hội vào tối ngày 05/03/2022 (thứ Bảy) tại Công viên
tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ
(đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Mạc Thị Bưởi), được
truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Thành phố Hồ
Chí Minh (HTV1); Chương trình diễu hành với Áo dài diễn ra vào sáng ngày 06/03/2022 tại
Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ và các điểm
du lịch trên địa bàn Thành phố Thủ Đức và các Quận/Huyện với
sự tham gia của hơn 3.000 phụ nữ từ các độ tuổi khác nhau, góp phần truyền tình
yêu với chiếc Áo dài Việt Nam đến trong cộng đồng trong và ngoài nước, chào mừng
112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (8/3/1910 - 08/3/2022); Chương
trình nghệ thuật về Áo dài với chủ đề “Áo dài ơi” diễn ra vào tối ngày 06/03/2022 (Chủ
Nhật) tại Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ; Không
gian triển lãm Áo dài và điểm đến du lịch diễn ra từ ngày 05/03/2022 (thứ Bảy)
đến ngày 06/03/2022 (Chủ Nhật) tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và
đường đi bộ Nguyễn Huệ21.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành
bổ sung thêm hoặc thiết kế các tour mới có nội dung gắn với Lễ hội Áo dài và vận
động các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có nhiều hoạt động thiết thực
hưởng ứng Lễ hội như: giảm giá tour, tặng hoặc bán các bộ quà tặng hưởng ứng Lễ
hội Áo dài trong tháng 3, tháng 4, giảm giá cho du khách sử dụng dịch vụ du lịch
khi mặc áo dài... Các điểm đến trên địa bàn Thành phố tổ chức các hoạt động hưởng
ứng Lễ hội phù hợp với điều kiện của đơn vị như: miễn, giảm vé cho du khách
cũng như công chúng thành phố mặc Áo dài đến tham quan; triển lãm Áo dài xưa và
nay; tổ chức hoạt động trải nghiệm với Áo dài cho du khách chụp hình và cùng
may, thêu, kết cườm, vẽ áo; tổ chức các buổi trình diễn về Áo dài...; phát động
các nhà may, các đơn vị bán vải Áo dài, phụ kiện kèm theo
Áo dài thông qua hình thức giảm giá từ 5% đến 50%22.
5.2. Nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa lại du lịch quốc tế từ ngày 15
tháng 3 năm 2022, tăng cường thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển sau
dịch trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác công tư để khai thác và phát huy các tiềm năng
thế mạnh của các bên, góp phần phát triển du lịch bền vững, Sở Du lịch đã phối
hợp các đơn vị:
Tổ chức Tọa đàm “Giải pháp thu hút
khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022” vào ngày 03 tháng
3 năm 2022 với sự tham dự của khoảng 150 đại biểu đến từ Hiệp hội Du lịch Thành
phố, Sở - ngành liên quan, các doanh nghiệp du lịch và báo đài nhằm lắng nghe ý
kiến trao đổi, đóng góp của các hãng hàng không và doanh
nghiệp du lịch về việc triển khai đón khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh
trong năm 2022 sau khi mở lại các hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường
mới đồng thời giới thiệu các sản phẩm du lịch, sự kiện, lễ hội của du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai trong năm 2022 để thu hút khách du lịch quốc tế
đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Triển khai việc ký kết các thỏa
thuận hợp tác phát triển du lịch với Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam
(EuroCham) giai đoạn 2022-2024 và Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt
Nam (VIAGS) vào ngày 07 tháng 03 năm 2022 tại Khách sạn Sofitel Saigon Plaza. Theo đó, thỏa thuận giữa Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
và EuroCham giai đoạn 2022 - 2024 sẽ thúc đẩy phát triển du lịch MICE và du lịch
ẩm thực, tăng cường mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu thị trường, thống kê du lịch,
đào tạo nguồn nhân lực; Thỏa thuận giữa Sở Du lịch và Viags giai đoạn 2022 -
2027 nhằm mục tiêu nâng cao số lượng và chất lượng khách du lịch, thông qua việc
hỗ trợ lẫn nhau giữa các bên trong phối hợp thực hiện công tác nghiên cứu thị
trường và xây dựng thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp đón các
đoàn khách MICE đến với Thành phố.
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
và thái độ thân thiện, cởi mở của người dân Thành phố Hồ
Chí Minh đối với khách du lịch, gia tăng sức thu hút của điểm đến Thành phố Hồ Chí
Minh, góp phần phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố, xây dựng thương hiệu
“Thành phố Hồ Chí Minh - Đô thị du lịch sống động hàng đầu Châu Á”, Sở Du lịch
tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức chương trình thu
hút khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh “Thành phố Hồ Chí Minh chào đón
bạn- Welcome to Ho Chi Minh City”23.
7. Công tác quản
lý nhà nước về thẩm định, cấp phép hoạt động du lịch
7.1. Quản lý nhà nước về cơ sở lưu
trú du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
Tiếp nhận và thẩm định đạt 1 khách sạn
2 sao24; phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin
các quận/huyện kiểm tra điều kiện tối thiểu đối với 02 cơ
sở lưu trú du lịch, kết quả 2 cơ sở lưu trú đều đạt. Sở Du lịch đã ban hành Quyết
định kiện toàn Tổ công tác25, Quy chế hoạt động
của các tổ thẩm định hạng sao (1, 2, 3 sao), cơ sở tối thiểu và dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn Thành phố; ban hành kế hoạch kiểm tra điều kiện tối thiểu về
cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2022. Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các
cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác trên địa bàn Thành
phố, Sở Du lịch đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, Ủy ban
nhân dân 21 quận/huyện26 đề nghị phối hợp vận động,
khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch, dịch vụ du lịch
khác trên địa bàn nộp hồ sơ đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch để được
cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thẩm định, công nhận hạng
sao theo quy định; đồng thời có công văn gửi các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh
dịch vụ lưu trú du lịch, dịch vụ du lịch khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh27 khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh
doanh lưu trú du lịch, dịch vụ du lịch khác đăng ký công nhận hạng sao, cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Tính đến
thời điểm hiện tại, trên địa bàn Thành phố có tổng cộng 342 cơ sở lưu
trú du lịch đã được thẩm định công nhận hạng từ 1 đến 5 sao còn hiệu lực với 18.637
phòng28.
Trong những tháng đầu năm 2022, công
suất bình quân của các khách sạn 3 - 5 sao đạt trong khoảng 30-40%, các dịch vụ
ăn uống của các khách sạn tăng so với quý I năm 2021, đạt công suất 70-80% do
cuối năm 2021 và đầu năm 2022 các đơn vị đặt tiệc nhiều và tâm lý người dân đã
thích nghi với việc sống chung với dịch nhưng vẫn đảm bảo các quy định về
phòng, chống dịch Covid-19. Đối với khối khách sạn 1 - 2 sao, khách lưu trú vẫn
chủ yếu là khách thuê giờ hoặc khách du lịch đơn lẻ nhưng
vẫn đảm bảo tuân thủ công tác phòng, chống dịch bệnh tại đơn vị.
Sở Du lịch phối hợp phòng Văn hóa và
Thông tin các quận/huyện thẩm định 05 hồ sơ cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ
khách du lịch (đều đạt)29. Tính đến nay,
trên địa bàn Thành phố có 55 cơ sở dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách
du lịch (còn hiệu lực quyết định) trong đó có: 41 cơ sở dịch vụ ăn uống,
13 cơ sở dịch vụ mua sắm và 01 cơ sở dịch vụ thể thao.
Sở Du lịch đang dự thảo Kế hoạch xây
dựng giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực trên địa bàn Thành phố,
nghiên cứu xây dựng kế hoạch chi tiết về việc mời đầu bếp quốc tế, đầu bếp có
sao Michelin đến giao lưu văn hóa, ẩm thực tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời
dự thảo kế hoạch: (1) Hội thảo đẩy mạnh chuyển đổi số
trong hệ thống lưu trú du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 (2)
Chương trình phát triển du lịch MICE giai đoạn 2 năm 2022.
7.2. Quản lý Nhà nước về hoạt động
lữ hành- điểm du lịch
Tiếp tục theo dõi tình hình hoạt động
của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố. Trong tháng tiếp
nhận và thụ lý 23 hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (17 cấp
mới, 02 cấp đổi, 04 thu hồi);. Hiện nay, tổng số doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt
động lữ hành trên địa bàn thành phố là 1.031 doanh nghiệp (trong đó
740 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 195 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa;
76 đại lý lữ hành; 20 Văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt
Nam).
Tiếp tục thực hiện việc báo cáo trực
tuyến nhằm cải tiến hình thức quản lý doanh nghiệp đồng thời làm cơ sở cập nhật
dữ liệu thống kê. Hiện đã có 559 doanh nghiệp du lịch đăng ký thành công tài
khoản báo cáo du lịch trực tuyến.
Đã tiếp nhận và thụ lý 165 hồ sơ cấp
đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch (cấp mới: 66 quốc tế và 40 nội địa; cấp đổi:
59 hồ sơ), Tổng số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ
cho đến hiện nay trên địa bàn thành phố là 6.410 hướng dẫn viên du lịch
bao gồm 3.901 hướng dẫn viên có thẻ quốc tế và 2.509 hướng dẫn viên có thẻ nội
địa.
Công tác triển khai gói hỗ trợ hướng
dẫn viên du lịch theo tinh thần Nghị quyết số 68 của Chính phủ được thực hiện
nghiêm túc, đồng bộ. Sở Du lịch đã ban hành 78 quyết định phê duyệt danh
sách và kinh phí hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch gặp khó khăn do đại dịch
Covid-19 với tổng số hướng dẫn viên
du lịch được hỗ trợ là 4.010 người với kinh phí là 14.859.100.000 đồng. Đã ban hành báo cáo tổng
kết công tác triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch bị ảnh
hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/2021/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định
23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ
trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
đến hết tháng 01/202230.
Đã thẩm định và tham mưu trình Ủy ban
nhân dân Thành phố công nhận 03 điểm du lịch31. Tổng số điểm du lịch được công nhận trên địa
bàn Thành phố là 22 điểm du lịch.
8. Hoạt động
thanh kiểm tra, đảm bảo môi trường an ninh du lịch trên địa bàn Thành phố
Sở Du lịch đã ban hành Quyết định số
322/QĐ-SDL ngày 29 tháng 12 năm 2021 về việc phê duyệt Kế hoạch công tác thanh
tra của Thanh tra Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Đồng thời ban hành
Quyết định số 12/QĐ-SDL ngày 12 tháng 01 năm 2022 về việc thành lập Đoàn kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động kinh
doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh và
hoạt động của doanh nghiệp vẫn trong thời gian phục hồi, tạm thời trong tháng
chưa tiến hành thanh tra, kiểm tra, tuy nhiên nhằm chuẩn bị
cho công tác thanh tra kiểm tra theo kế hoạch, Sở Du lịch đã chủ động rà soát tổng
hợp danh sách doanh nghiệp lữ hành xin rút giấy phép hoạt động lữ hành và danh
sách hướng dẫn viên du lịch đã được Sở thực hiện chi trả theo Nghị quyết số
68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 để triển khai thanh kiểm
tra trong tháng 3 năm 2022.
Việc tiếp công dân được thực hiện tiếp
thường xuyên cá nhân, tổ chức đến liên hệ làm việc; theo biên bản kiểm tra,
biên bản vi phạm hành chính và thư mời. Qua công tác tiếp công dân đã góp phần
tăng cường giải thích các quy định của pháp luật, giải thích thắc mắc và hướng
dẫn các tổ chức, cá nhân, liên hệ đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Do đó,
đến nay chưa xảy ra vụ việc phát sinh tình huống người dân khiếu kiện tập trung
đông người.Trong tháng tiếp nhận xử lý 03 đơn phản ánh, kiến nghị; đã giải quyết
02/03 đơn, đạt tỷ lệ 66.7%
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành
văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản
chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác thực hành tiết kiệm phòng, chống
tham nhũng, lãng phí được Sở Du lịch chú trọng. Đã ban hành: Báo cáo về việc
thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản
lý sử dụng tài sản nhà nước giai đoạn 2016-202132;
Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, chỉ thị của Ban Bí thư Trung
ương Đảng và Thanh tra Chính phủ trong dịp tết Nhâm Dần33; Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 202234.
Trong quý, tình hình an ninh trật tự
trên địa bàn Thành phố cơ bản ổn định, chưa phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Lực
lượng an ninh trật tự duy trì thường xuyên công tác kiểm tra nhằm đảm bảo an
ninh trật tự. Lực lượng trật tự du lịch thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích
Thanh niên Xung phong kịp thời tiếp nhận và giải quyết các vụ việc phát sinh. Sở
Du lịch tổ chức họp giao ban công tác đảm bảo an ninh du lịch Quý I năm 2022 với
các đơn vị phối hợp có liên quan (Phòng An ninh
Du lịch - Bộ công an, Phòng PA01 - Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty
TNHH công ích Thanh niên xung phong thành phố) nhằm
triển khai các nội dung phối hợp trong năm.
9. Công tác chăm
lo, tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả dịch Covid-19
Sở Du lịch đã ban hành và triển khai
Kế hoạch số 104/KH-SDL ngày 19 tháng 01 năm 2022 về tổ chức hoạt động đón mừng
năm mới và chăm lo Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; theo
đó tổ chức các hoạt động của ngành du lịch nhằm thiết thực chào đón năm mới
2022 và chăm lo Tết Nguyên đán Nhâm Dần với phương châm “Tết tri ân, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm”; Triển khai các biện pháp bảo đảm
an toàn cho khách du lịch, tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng dịch vụ du
lịch và phương tiện phục vụ khách du lịch, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm; tổ
chức thực hiện các sự kiện du lịch, chương trình du lịch kết hợp mua sắm phục vụ
cho người dân và du khách phù hợp với văn hóa và phong tục tốt đẹp của người Việt Nam. Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch thực
hiện các hoạt động đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên tinh thần thực hiện
nghiêm các hướng dẫn và chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố về
công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; chủ động phối hợp với các cơ quan có
thẩm quyền trong xử lý trong trường hợp có dịch bệnh.
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP
ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và Quyết
định số 3900/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định tạm
thời các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
Covid-19” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Sở Du lịch
đã tham mưu Tờ trình số 34/TTr-SDL ngày 07 tháng 01 năm 2022 về ban hành Bộ
tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động du
lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo
phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế Thành phố đã ban hành Quyết định
số 306/QĐ-BCĐ ngày 21 tháng 01 năm 2022 về ban hành Bộ tiêu chí nói trên35, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã ban hành Kế
hoạch số 239/KH-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2022 về thí điểm tổ chức đón khách
du lịch quốc tế đến Thành phố năm 2022 theo đề xuất của Sở Du lịch.
Sở Du lịch đã tích cực triển khai các
nội dung chỉ đạo nói trên của Ủy ban nhân dân Thành phố, theo đó đã ban hành:
(1) Công văn số 154/SDL-QLLH ngày 28 tháng 01 năm 2022 về
hướng dẫn triển khai Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong thực hiện phòng,
chống dịch Covid-19 đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh; (2) ban hành Công văn số 155/SDL-QLCSLTDL ngày 28 tháng 01 năm 2022 hướng
dẫn triển khai Kế hoạch thí điểm đón và phục vụ khách du lịch quốc tế đến Thành
phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở tự nguyện tham gia phục vụ khách du lịch quốc tế đến
Thành phố Hồ Chí Minh đó, Sở Du lịch đã chấp thuận cho 08
doanh nghiệp lữ hành36, 12 điểm du lịch37, 44 khách sạn38
(tương ứng 8.928 buồng/ phòng), 03 nhà hàng39 đạt tiêu chuẩn phục
vụ khách du lịch tham gia phục vụ đón khách du lịch quốc tế. Trong quá trình
triển khai, Sở Du lịch đề nghị các doanh nghiệp du lịch nói trên tuân thủ, đảm
bảo đầy đủ các điều kiện theo phương án kèm theo, đảm bảo đầy đủ các điều kiện,
quy định của cơ sở phục vụ khách du lịch quốc tế theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh.
Căn cứ Công văn số 1265/BYT-DP ngày
15 tháng 3 năm 2022 của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch Covid-19 đối với người
nhập cảnh và Phương án số 829/PA-BVHTTDL ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch về việc mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, Sở Du lịch đã điều chỉnh Bộ tiêu
chí đánh giá mức độ an toàn trong thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 đối với
lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ban hành Công văn số
445/SDL-QLLH ngày 18 tháng 3 năm 2022 gửi Sở Y tế lấy ý kiến về bộ tiêu chí
đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với lĩnh vực
du lịch trên địa bàn Thành phố40. Sau khi có ý
kiến của Sở Y tế, Sở Du lịch sẽ hoàn chỉnh Bộ tiêu chí,
trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
Thực hiện Phương án số 829/PA-BVHTTDL
ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về mở cửa lại hoạt
động du lịch trong điều kiện bình thường mới, Sở Du lịch tiến hành lấy ý kiến một
số sở, ngành liên quan41 về dự thảo Kế hoạch mở
cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới để trình Ủy ban nhân
dân Thành phố ban hành.
II. PHƯƠNG HƯỚNG
NHIỆM VỤ QUÝ II NĂM 2022
1. Công tác định
hướng phát triển du lịch
Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố
phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
đến 2030 trong quý II năm 2022. Tiếp tục triển khai Đề án phát triển du lịch
thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025. Làm việc với
Sở Thông tin và Truyền thông và đơn vị tư vấn về các thủ tục tiếp theo đối với
hạng mục “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dịch vụ du lịch”.
Tổ chức chương trình talkshow thuộc
khuôn khổ Cuộc thi Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2 năm 2022).
Phối hợp các sở, ngành, Thành phố Thủ
Đức và các quận/huyện cùng với các doanh nghiệp du lịch triển khai tổ chức
đón khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 đảm bảo an
toàn và hiệu quả.
2. Công tác
phát triển sản phẩm du lịch
Tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch
đặc trưng nhằm tập trung khai thác và phát huy thế mạnh của du lịch của thành
phố Thủ Đức và các quận, huyện gắn liền với các loại hình du lịch là tiềm năng
thế mạnh của địa phương.
Tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn
xây dựng dự thảo kế hoạch phát triển điểm đến Thiềng Liềng, Thạnh An, Cần Giờ
thành sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng, giá trị tự nhiên
và văn hóa đặc trưng của Cần Giờ.
Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm
du lịch đường thủy năm 2022; khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch gắn với hoạt động
“trên bến dưới thuyền” trên địa bàn Quận 1, 5, 6 và Quận 8.
Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm
du lịch văn hóa, lịch sử trên địa bàn Thành phố năm 2022; phát triển du lịch
nông nghiệp, sinh thái gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm
du lịch y tế; hội thảo đẩy mạnh về chuyển đổi số trong hệ thống lưu trú du lịch;
chương trình phát triển du lịch MICE giai đoạn 2; kế hoạch tổ chức cuộc thi thiết
kế quà lưu niệm của Thành phố.
Triển khai giải pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ về ẩm thực tại Thành phố Hồ Chí Minh trong đó có nội dung mời đầu bếp
quốc tế, đầu bếp có sao Michelin đến giao lưu văn hóa, ẩm
thực tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Triển khai thực hiện Chương trình
“Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị” (Giai đoạn 2022 - 2024) sau khi được
sự chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Công tác
truyền thông, quảng bá và xúc tiến du lịch
Tiếp tục triển khai chiến dịch truyền
thông quảng bá du lịch thành phố với chủ đề Thành phố Hồ Chí Minh - Sống động từng trải nghiệm trên kênh thông tin
chính thống của ngành, trong nước và quốc tế; đa dạng hóa loại hình, công cụ,
phương tiện tuyên truyền quảng bá, khai thác, tận dụng lợi thế của mạng xã hội
nhằm gia tăng độ tương tác với khách du lịch, nâng cao tính lan tỏa.
Triển khai Kế hoạch tổ chức chương
trình thu hút khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh “Thành phố Hồ Chí Minh
chào đón các bạn- Welcome to Ho Chi Minh City”, nhằm nâng cao chất lượng
các dịch vụ, sản phẩm, sự kiện du lịch phục vụ khách du lịch trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh đi đôi với tổ chức chiến dịch truyền thông
về điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh “Thành phố Hồ Chí Minh
chào đón các bạn- Welcome to Ho Chi Minh City”
Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ
trong công tác thông tin, quảng bá du lịch Thành phố, theo đó:
(i) Theo dõi, bám sát chỉ đạo của Ủy
ban nhân dân Thành phố, triển khai có hiệu quả: các kế hoạch: Kế hoạch Ứng dụng
3D trong thông tin, quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; Kế hoạch
Quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Thành phố trên màn hình LED tại các cửa ngõ
Thành phố, Sân bay Tân Sơn Nhất và điểm tập trung đông du khách; Kế hoạch Thiết
lập và vận hành cổng thông tin - 1022 hỗ trợ du khách.
(ii) Tập trung triển khai dự án ứng dụng
du lịch thông minh trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số du lịch, tham quan
thực tại ảo và lên lịch trình du lịch trực tiếp. Tiếp tục vận hành và nâng cấp
phần mềm du lịch thông minh Vibrant Ho Chi Minh City. Nâng cao chất lượng và
tính phong phú của thông tin và nội dung trên Cổng thông
tin điện tử của Sở Du lịch nhằm phục vụ tốt hơn doanh nghiệp,
người dân và du khách..
Tập trung tham mưu triển khai công
tác tổ chức, tham gia các sự kiện, hoạt động du lịch gắn kết với văn hóa: Lễ
đón đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; Lễ
hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 8 năm 2022; Hội chợ Du lịch quốc tế Việt
Nam - VITM 2022; Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2022;
Cuộc thi hiến kế và thiết kế mô hình điểm checkin Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
(bao gồm khảo sát, lễ phát động, truyền thông cho cuộc thi, lễ công bố và
trao giải thưởng cho cuộc thi,...); Không gian văn hóa sáng tạo tại Khu di
tích Cột cờ Thủ ngữ; Lễ hội Quảng bá Ẩm thực Việt Nam và tổ
chức các hoạt động quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tại Diễn đàn Phát triển
đường bay châu Á (Routes Asia) 2022.
4. Công tác đào
tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về
đề tài ứng dụng “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm đào tạo nguồn
nhân lực du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực ASEAN” hoặc “Kế
hoạch thống kê hoặc Kế hoạch điều tra, khảo
sát nguồn nhân lực du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
sau đại dịch Covid-19 và một số giải pháp tái cơ cấu, nâng cao chất lượng du lịch sau đại dịch”, theo đề xuất điều
chỉnh của Sở Du lịch nhằm tránh trùng lắp với Đề án “Xây dựng
Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả
nước và khu vực” do Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan triển khai tổ chức các khóa cập nhật kiến thức cho Hướng dẫn viên du
lịch năm 2022, sau khi có chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5. Công tác hợp
tác phát triển du lịch
Tiếp tục triển khai hiệu quả liên kết
du lịch vùng giữa Thành phố Hồ Chí Minh với 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu
Long; phối hợp Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tham mưu triển khai tổ chức Hội
nghị liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh/thành vùng Đông Nam bộ và các tỉnh
Tây Nguyên, Nam Trung bộ. Phát huy vai trò then chốt của các doanh nghiệp dịch
vụ du lịch, các Hiệp hội du lịch trong việc xây dựng các sản phẩm, chương trình
du lịch liên kết thực sự hấp dẫn, độc đáo, khác biệt của mỗi địa phương và của
cả vùng; đồng thời, thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư vào
du lịch, tạo cơ hội hợp tác, liên kết phát triển của các doanh nghiệp địa
phương.
6. Công tác quản
lý lữ hành- cơ sở lưu trú du lịch
Tiếp tục vận động các doanh nghiệp du
lịch thực hiện báo cáo trực tuyến đối với các doanh nghiệp lữ hành theo hướng
nâng số lượng đồng thời đảm bảo chất lượng báo cáo phục vụ cho yêu cầu quản lý
nhà nước.
Phối hợp với Thành phố Thủ Đức và các
quận/ huyện về thực hiện rà soát, nắm bắt tình hình hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thành phố.
Tiếp tục triển khai việc kiểm tra điều
kiện tối thiểu, thẩm định và phân loại, xếp hạng sao cho các cơ sở lưu trú du lịch
theo quy định.
7. Công tác
thanh kiểm tra, đảm bảo môi trường an ninh du lịch trên địa bàn Thành phố
Tổ chức công tác thanh, kiểm tra có
trọng tâm, trọng điểm đúng kế hoạch năm được phê duyệt. Xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm pháp luật nhằm răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm
pháp luật về lĩnh vực du lịch. Hoạt động lữ hành tập trung kiểm tra lữ hành
không có giấy phép, hoạt động kinh doanh qua mạng. Trong lĩnh vực cơ sở lưu
trú, kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tối thiểu, tiêu chuẩn tương ứng hạng sao
theo quy định.
Kiểm tra việc các doanh nghiệp, cơ sở
du lịch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong thực hiện
phòng, chống dịch Covid-19 đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
Triển khai 01 đoàn thanh tra hành
chính về việc thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Thực
hiện công tác Tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết các đơn thư khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định.
Tiếp tục phối hợp triển khai Đề án nâng
cao hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ du khách (theo Chỉ thị số 18/CT-TTg
ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý môi trường
du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch); Tăng cường kiểm tra tuyến
điểm để kịp thời phát hiện những vụ việc lợi dụng du lịch để gây rối trật tự xã
hội. Tiếp tục triển khai thực hiện Quy chế về công tác phối hợp giữa Sở Du lịch
và Công an Thành phố về đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao chất lượng quản lý du
lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Công tác
phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong ngành du lịch Thành phố
Tiếp tục thực hiện trong ngành du lịch
thành phố các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm an toàn cho
khách du lịch, góp phần cùng với thành phố và cả nước thực hiện có hiệu quả
công tác phòng, chống dịch bệnh trong đó tập trung thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí
đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với lĩnh vực du lịch; triển
khai có hiệu quả, an toàn kế hoạch đón khách du lịch quốc tế, bảo đảm thích ứng
an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Trên đây là Báo cáo tình hình hoạt động
du lịch Quý I năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm Quý II năm 2022 của Sở
Du lịch./.
Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL;
- Tổng cục Du lịch;
- Cơ quan Đại diện Bộ VHTTDL phía Nam;
- Ban chỉ đạo phát triển du lịch TP;
- Ủy ban nhân dân Thành phố (Chủ tịch; các Phó Chủ tịch
- Văn phòng Ủy ban nhân dân
Thành phố;
- Công an nhân dân Thành phố;
- Phòng An ninh Đối ngoại (PA01) - Công an Thành phố;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê;
- Viện nghiên cứu phát triển;
- UBND Thành phố Thủ Đức, 24 quận/huyện.
- BGĐ Sở Du lịch;
- Các phòng, đơn vị thuộc Sở;
- Văn phòng Sở (CVP, PCVP);
- Lưu: VT, HCMT
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Bùi Thị Ngọc Hiếu
|
1
Kết luận số 775-KL/TU ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành ủy về dự thảo Chiến
lược phát triển du lịch đến năm 2030 và dự thảo Đề án phát triển du lịch thông
minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030..
2 Công văn số 7691/VP-KT ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về triển
khai thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về dự
thảo Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và dự thảo Đề án phát triển du lịch thông
minh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn
đến năm 2030.
3 Công văn số 1520/SDL-CNTTDL ngày 24 tháng 11 năm
2021 của Sở Du lịch
4 Đã có 68 hồ sơ dự án khởi nghiệp.
5
Vào lúc 14g ngày 22 tháng 02 năm 2022 tại Landmark 81.
6
6 chương trình đặc trưng: Sài Gòn
- Củ Chi: kết hợp
các phương tiện ô tô, xe đạp, đường sông để trải nghiệm
thiên nhiên xanh, không gian gần gũi với đời sống nông
thôn; Sài Gòn - Thành phố Thủ Đức: kết hợp các phương tiện buýt sông, ô
tô, xe đạp... để tìm hiểu văn hóa lịch sử và không gian miệt
vườn ven sông Sài Gòn của Thành phố Thủ Đức; Sài Gòn - Hóc Môn: kết hợp các phương tiện ô tô, xe đạp,
đường sông để tìm hiểu văn hóa - lịch
sử và không gian sống gắn với đời sống nông thôn, nông
nghiệp, làng nghề; City tour khám phá nhịp sống Sài Gòn: Quận 1 - Quận 3
- Quận 4 để khám phá nét đẹp Sài Gòn với các công trình lịch sử bằng phương tiện Hop on - Hop off; Sài
Gòn - Quận 7 -
Nhà bè - Cần Giờ; Sài Gòn - Bình Chánh.
7
13 điểm đến gắn với giá trị tài nguyên tự nhiên, sinh thái; 225
điểm đến gắn với giá trị tài nguyên văn hóa vật thể; 8 hoạt động gắn với du lịch
(tài nguyên du lịch phi vật thể) được hình thành từ các lễ
hội dân gian, lễ hội hiện đại, tập tục truyền thống và 120
điểm đến gắn với giá trị công trình nhân tạo
8 Cởi mở, Trẻ trung, Sống động,
Hứng khởi, và Hướng về tương lai.
9
Từ ngày 25/01/2022 đến 08/3/2022 đăng tải 37 bài viết trên Cổng
thông tin điện tử Sở, Zalo OA và Fanpage Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với số lượt tiếp cận đạt 22.925 lượt. Hiện nay trang
Fanpage có 6.790 người Thích (Like) trong đó có 318 lượt thích mới và 7.895 người
theo dõi (Follow), lượt tương tác toàn trang đạt 292.794.
10
Công văn số 353/SDL-TTXTDL ngày 02 tháng 3 năm 2022 Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn
hóa và Thể thao, Sở Tài chính.
11
Công văn số 354/SDL-TTXTDL gửi Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức
và các quận huyện
12
Kế hoạch số 726/KH-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2022
13
Vào ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2022 tại tỉnh
Bạc Liêu.
14
(i) Hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố
Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Nam bộ (ii) Hợp tác phát triển du lịch giữa Thành
phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Trung (Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định) (iii) Hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với một số tỉnh miền Tây
Nam bộ (Bến Tre, Long An, Đồng Tháp) (iiii) Hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.
15
Công văn số 349/SDL-QLLH ngày 02 tháng 03 năm 2022 của Sở Du lịch
16
Công văn số 1090/VP-KT ngày 16 tháng 02 năm 2022 của Văn phòng Ủy
ban nhân dân Thành phố
17
Sở Du lịch Thành phố đã chủ động làm việc với
Hiệp hội Du lịch Thành phố và các doanh nghiệp du lịch, mua sắm để vận động 700 voucher giảm 20% cho hóa đơn trên
2.000.000 đồng khi mua hàng tại tất cả các cửa hàng thời trang thuộc hệ thống
DAFC của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và voucher giảm 400.000 đồng cho
các hóa đơn trị giá 2.000.000 đồng khi mua hàng thời trang và mỹ phẩm của hệ thống
ACFC; 30 phần quà trị giá 3.000.000 đồng/phần; 16 voucher chương trình du lịch
hấp dẫn mới do các doanh nghiệp du lịch Vietravel, TST,
Benthanhtourist, Công ty Cổ phần Dịch vụ Lữ hành Chim cánh cụt, Công ty TNHH Du
lịch Việt An và 16 phần quà vật phẩm du lịch dành cho du khách khi đến với sân
bay quốc nội Tân Sơn Nhất trong thời gian diễn ra sự kiện.
18 Không gian Gian hàng Du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh; Chương trình biểu diễn ẩm thực Tết Việt với nhiều món ăn hấp dẫn ngày Tết do các nghệ nhân, đầu bếp chuyên
nghiệp thuộc Chi hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn, Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn
và Phát triển Ẩm thực Việt Nam thực hiện; Hoạt động tham
quan, chụp ảnh lưu niệm trong không gian mang đậm bản sắc văn hóa Tết cổ truyền
với hoa mai vàng, lồng đèn đỏ, câu đối Tết, chợ nổi trên không, biểu diễn nghệ
thuật nắn tò he, viết thư pháp cùng
nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật hàng đêm
19
Tại chương trình Khai mạc, Ban tổ chức đã trao
tặng cho 42 em có hoàn cảnh khó khăn tại quận Bình Thạnh và mái ấm Ga Sài Gòn
những phần quà thiết thực và lì xì Tết trị giá 1.000.000 đồng/em.
20
Chương trình Khai mạc Lễ hội vào ngày 05
tháng 3 năm 2022; Chương trình diễu hành với Áo dài với chủ đề “Khát vọng hòa
bình”; Chương trình nghệ thuật về Áo
dài với chủ đề “Áo dài ơi”; Cuộc thi “Duyên dáng Áo dài Thành phố Hồ Chí
Minh”; Cuộc vận động thiết kế mẫu áo dài với chủ đề “Áo dài ra Thế giới”; Các chương trình truyền cảm hứng về Áo dài cho du khách, học sinh, sinh viên, người dân thành phố...
21
Với các tiểu cảnh chụp ảnh là điểm đến thành phố, các công trình
kiến trúc nổi bật kết hợp các khu triển lãm hình ảnh theo
các chủ đề Áo dài xưa và nay, Áo dài gắn với nhân vật và sự
kiện,...kết hợp biểu diễn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như Quan họ, Ví - giặm, Đờn ca tài tử nhằm bảo tồn
và phát huy giá trị.
22
Khi may Áo dài, may Áo dài lấy nhanh, giảm giá mua vải Áo dài và phụ kiện hoặc tặng phụ kiện kèm theo khi mua vải hoặc khi may Áo dài
23
Dự kiến công bố vào cuối tháng 3 năm 2022.
25
Quyết định số 25/QĐ-SDL, Quyết định số 26/QĐ-SDL, Quyết định số
27/QĐ-SDL, Quyết định số 28/QĐ-SDL, Quyết định số 29/QĐ-SDL và Quyết định số
30/QĐ-SDL ngày 21 tháng 01 năm 2022.
26 Công văn số 367/SDL-QLCSLTDL ngày 03 tháng 3 năm
2022
27 Công văn số 368/SDl-QLCSLTDL
ngày 03 tháng 3 năm 2022
28
24 khách sạn 5 sao với 6.912 phòng; 25 khách sạn 4 sao với 3.449
phòng; 29 khách sạn 3 sao với 2.092 phòng; 73 khách sạn 2 sao với 2.297 phòng;
190 khách sạn 1 sao với 3.647 phòng; 01 căn hộ du lịch với 240 phòng.
29
Siêu thị CoopXtra Sư Vạn Hạnh, Quận 10); Trung tâm thương mại
Vincom KĐT Saigonres; nhà hàng Hào Huê Quán, nhà hàng Noodle Noodle; quán ăn
Hoàng ty Group, quận Phú Nhuận.
30 Báo cáo số 259/BC-SDL ngày 24 tháng 02 năm 2022
31
Di tích Lịch sử Dinh Độc Lập; Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động
Thành đánh Dinh Độc Lập Năm 1968; Chợ Bình Tây
32 Báo cáo số 296/BC-SDL ngày 24 tháng 02 năm 2022
33
Công văn số 219/SDL-TTS ngày 16 tháng 02 năm 2022
34
Kế hoạch số 387/KH-SDL ngày 08 tháng 3 năm 2022
35
Thay thế Quyết định số 3587/QĐ-BCĐ ngày 15 tháng 10 năm 2021 của
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố).
36 Công ty dịch vụ lữ hành
Saigon Tourist, Công ty lữ hành quốc tế Hải Vân Cát, Công ty cổ phần Vijasun;
Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị
Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel; Công ty TNHH Dịch thuật và Dịch vụ
Thương mại S&S; Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST; Công ty TNHH Du lịch Thiên Thanh; Công ty TNHH Lữ hành Tagger.
37
Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố
Hồ Chí Minh; Bảo tàng Áo Dài thuộc Công ty Cổ phần The
Signature;. Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trực thuộc Bộ Tư lệnh Thành phố;
Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác, Cần Giờ trực thuộc Bộ Tư lệnh Thành phố;.
Đài quan sát Saigon Skydesk thuộc Công ty TNHH Bitexco Văn phòng; Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ; Bảo
tàng Chứng tích Chiến tranh; Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ
Chí Minh; Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Bảo
tàng Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty CP Du lịch Văn hóa Suối Tiên.
38
Khách sạn InterContinental Saigon; Khách sạn Thương mại An Đông - Windsor Plaza Hotel- Khách sạn
Liberty Central Saigon Centre; Khách sạn Liberty Central Saigon Citypoint;
Khách sạn Ramana Saigon; Khách sạn Silverland Sakyo; Khách sạn Bến Thành (REX);
Khách sạn Sheraton Saigon Hotel & Towers; Khách sạn Equatorial Thành phố Hồ
Chí Minh; Khách sạn Eastin Grand Saigon; Khách sạn Novotel Saigon Centre; Khách
sạn Liberty Central Saigon Riverside; Khách sạn Viễn Đông;
Khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81; Khách sạn Nikko Saigon; Khách sạn Pullman Saigon Centre; Khách sạn Continental Saigon; Khách sạn Riverside;
Khách sạn Aristo; Khách sạn Avanti; Khách sạn Avanti Boutique; Khách sạn Le
Meridien Saigon; Khách sạn Renaissance Riverside; Khách sạn Caravelle; Khách sạn
Lotte Legend Saigon; Khách sạn Đồng Khởi Grand; Khách sạn Tân Sơn Nhất; Khách sạn
Des Arts Saigon; Khách sạn Bông Sen; Khách sạn Liberty Saigon Parkview; Khách sạn
Sài Gòn; Khách sạn M Boutique; Khách sạn Thiên Hồng; Khách sạn Đại Nam; Khách sạn
New World Saigon; Khách sạn Holiday Inn & Suites
Saigon Airport; Khách sạn Sofitel Saigon Plaza; Khách sạn La Vela Saigon; Khách
sạn Mường Thanh Luxury Sài Gòn; Khách sạn Ibis Saigon
Airport; Khách sạn Vissai Sài Gòn; Khách sạn Hoàng Hải Long - Alagon; Khách sạn
Hương Sen; Khách sạn Phú Thọ;
39
Nhà hàng Noodle Noodle, nhà hàng Ngân Đình Sài Gòn, hộ kinh doanh
Hào Huê quán.
40
Bao gồm 03 bộ tiêu chí: Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng,
chống dịch Covid-19 đối với hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh; Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong
phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động của doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Bộ tiêu chí đánh giá an toàn
trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động của điểm tham quan du lịch
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
41
Công văn số 441/SDl-QLLH ngày 17 tháng 3 năm
2022 gửi Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, Sở Giao thông vận tải, Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Công an
Thành phố và Hiệp hội Du lịch Thành phố.