Báo cáo 1766/BC-SDL về kết quả hoạt động du lịch năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 1766/BC-SDL |
Ngày ban hành | 24/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 24/12/2021 |
Loại văn bản | Báo cáo |
Cơ quan ban hành | Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Thị Ánh Hoa |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1766/BC-SDL |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2021 |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM 2021 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2022
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch
Từ ngày 28 tháng 01 năm 2021 đến hết tháng 2 năm 2021, sự bùng phát dịch Covid-19 tại Hải Dương và một số địa phương tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành du lịch. Tiếp theo đó, từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 lại bùng phát lần thứ 4 tại một số tỉnh/thành trong cả nước, trong đó tình hình dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến ngành du lịch Thành phố.
Do biến động liên tục của dịch bệnh Covid-19, các chỉ tiêu của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể:
Khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 là 0 lượt, giảm 100% so cùng kỳ năm 2020 (năm 2020 là 1.303.750 lượt).
Khách du lịch nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh là 9.350.000 lượt, giảm 41,12% so cùng kỳ năm 2020 (năm 2020 là 15.879.000 lượt), đạt 62.3% kế hoạch năm 2021.
Tổng thu du lịch: đạt 44.247 tỷ đồng, giảm 47.65% so với cùng kỳ năm 2020 (năm 2020 là 84.512 tỷ), đạt 70% so với kế hoạch năm 2021.
Sở Du lịch đã có văn bản gửi Cục Thống kê Thành phố về điều chỉnh nhân sự tham gia Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021. Đồng thời, ngày 23 tháng 02 năm 2021, Sở Du lịch đã có Công văn số 196/SDL-QHPTTNDL gửi Ủy ban nhân dân Thành phố về việc báo cáo và giải trình một số nội dung công việc dẫn đến chậm việc triển khai thực hiện công điều tra, khảo sát số liệu ngành du lịch năm 2020. Đồng thời, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép chuyển chương trình điều tra, khảo sát chỉ tiêu ngành du lịch trong năm 2020 sang năm 2021. Căn cứ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 856/UBND-KT ngày 26 tháng 3 năm 2021 về điều tra, khảo sát số liệu ngành du lịch Thành phố, Sở Du lịch đã làm việc với Cục thống kê về phương án thực hiện các nội dung phối hợp giữa về điều tra thống kê du lịch năm 2021.
Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, Sở Du lịch đã báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về việc đề xuất không tổ chức điều tra thống kê du lịch trong năm 2021, xin được chuyển sang năm 2022.
3. Công tác định hướng và phát triển sản phẩm du lịch
3.1. Công tác định hướng phát triển du lịch
Trên cơ sở kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy1 và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố2 về giao Sở Du lịch phối hợp với đơn vị tư vấn, các đơn vị liên quan bổ sung hoàn thiện, thực hiện quy trình phê duyệt, triển khai Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, Sở Du lịch phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan để hoàn chỉnh Báo cáo tóm tắt Chiến lược; tham mưu về rà soát kiện toàn Hội đồng thẩm định Dự án xây dựng Chiến lược phát triển Thành phố năm 20303.Trên cơ sở đề xuất nhân sự của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, đơn vị có liên quan, Sở Du lịch đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 1063/SDL-QHPTTNDL ngày 18 tháng 8 năm 2021 về kiện toàn Hội đồng thẩm định và thành lập Tổ giúp việc Hội đồng Chiến lược phát triển du lịch Thành phố đến năm 2030, theo đó đề xuất Hội đồng thẩm định gồm 30 thành viên do bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố làm Chủ tịch Hội đồng, Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định Chiến lược gồm 10 thành viên.
Sở Du lịch đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị tư vấn hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Trên cơ sở đó, Sở Du lịch tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Du lịch thông minh giai đoạn 2021 - 20254. Đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Du lịch thông minh năm 20215 và Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 1373/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2021 về triển khai Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2021 với 02 nhóm nội dung chính là: (a) Thực hiện thủ tục các dự án đầu tư đối với 04 hạng mục6 (b) Thực hiện các giải pháp tăng cường thu hút và sự trải nghiệm cho khách du lịch và người dân bao gồm 05 giải pháp7.
Sở Du lịch đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan dự thảo Kế hoạch xây dựng phần mềm ứng dụng du lịch thông minh, Kế hoạch tăng cường thông tin qua hệ thống tin nhắn điện thoại, Kế hoạch tích hợp thông tin dịch vụ du lịch theo quy định hiện hành của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nhằm có những giải pháp thiết thực khôi phục du lịch Thành phố sau sự ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19, đồng thời tiếp tục tạo môi trường, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong ngành du lịch, Sở Du lịch phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng, triển khai kế hoạch tổ chức Chương trình hiến kế khôi phục du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021, trong đó có Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Chung tay khởi động du lịch”, tổ chức 02 giai đoạn trong năm 2021 và năm 2022, đã tổ chức lễ công bố, giới thiệu về Cuộc thi (ngày 5/12/2021) trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 17 năm 2021, để chọn ra các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có khả năng ứng dụng, hỗ trợ ngành du lịch Thành phố phục hồi sau đại dịch Covid-19 hoặc phù hợp thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, Sở Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các nội dung có liên quan về định hướng phát triển ngành du lịch Thành phố, như: Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 và Kết luận số 21-KL/TW ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Bộ Chính trị; Báo cáo kết quả thực hiện Luật Du lịch8; tham mưu thành lập Hội đồng Phát triển ngành du lịch Thành phố theo Quyết định 4818/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020. Đồng thời, xây dựng các quy chế tổ chức hoạt động, chương trình hoạt động của Hội đồng9; Tham mưu nội dung có liên quan về xây dựng nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
3.2. Công tác phát triển sản phẩm du lịch
Thực hiện chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thí điểm tổ chức các hoạt động du lịch có kiểm soát tại các địa bàn có mức độ an toàn phòng chống dịch bệnh cao, từng bước phục hồi ngành du lịch trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19, qua đó, góp phần chăm lo sức khỏe tinh thần cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch. Trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm 02 chương trình tham quan tại Cần Giờ và Củ Chi vào ngày 19 tháng 9 năm 202110, Sở Du lịch phối hợp với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Công ty Du lịch Vietravel và một số doanh nghiệp lữ hành triển khai Kế hoạch tổ chức các chương trình tham quan Thành phố Hồ Chí Minh cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 từ ngày 25 tháng 9 năm 2021 đến ngày 31 tháng 10 năm 202111.
Trong khuôn khổ các hoạt động tri ân lực lượng tuyến đầu chống dịch, Sở Du lịch triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình “100.000 phiếu quà tặng tham quan Thành phố Hồ Chí Minh dành cho lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19”. Qua đó, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố với các điểm đến an toàn, các dịch vụ và sản phẩm an toàn; hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch và điểm đến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh triển khai hoạt động trong giai đoạn đầu phục hồi ngành với kinh phí thực hiện dự kiến 100 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.
Sản phẩm du lịch đặc trưng
Sở Du lịch tập trung triển khai về sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm tập trung khai thác và phát huy thế mạnh của du lịch của thành phố Thủ Đức và các quận, huyện gắn liền với các loại hình du lịch là tiềm năng thế mạnh của địa phương.Theo đó, Sở Du lịch phối hợp với Thành phố Thủ Đức và 21 quận/huyện triển khai kế hoạch12 về khảo sát sản phẩm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; đã thực hiện 03 đợt khảo sát các sản phẩm du lịch trên địa bàn Thành phố13. Trên cơ sở đó, Sở Du lịch đà tổ chức Tọa đàm "Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh"14 nhằm định hướng phát triển các dòng sản phẩm chủ lực, có thương hiệu riêng của Thành phố và tập trung phát triển các quận, huyện trọng điểm có tiềm năng phát triển du lịch để ngành du lịch Thành phố thật sự là điểm đến, điểm dừng của khách du lịch với những nét riêng, những sản phẩm đặc trưng và đa dạng. Qua đó đã xây dựng các chương trình du lịch mẫu gắn kết các tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố (gồm 42 chương trình du lịch). Đồng thời, Sở Du lịch đã cùng các doanh nghiệp lữ hành làm mới lại các chương trình du lịch tại các điểm đến của Thành phố, gắn với các hoạt động trải nghiệm, đạp xe tại các vùng nông thôn ngoại thành, tìm hiểu văn hóa địa phương, tham gia các hoạt động hướng đến việc bảo vệ môi trường... Với 6 chương trình du lịch15 mới, hấp dẫn và đa dạng, đầy màu sắc và mỗi chương trình mang một giá trị riêng để tôn vinh điểm đến, dịch vụ du lịch của mỗi quận, huyện và Thành phố Thủ Đức.
Sở Du lịch đã tiến hành công bố tài nguyên du lịch gồm 366 tài nguyên du lịch16 đặc sắc, hấp dẫn đang khai thác phục vụ khách du lịch tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch gắn liền với địa bàn thành phố Thủ Đức, quận/huyện; tổ chức tập huấn về cập nhật tài nguyên du lịch lên ứng dụng Google Maps.
Du lịch đường thủy
Chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện khảo sát và trao đổi các vấn đề khó khăn của các tuyến du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng hợp tham mưu dự thảo Báo cáo tổng kết Kế hoạch số 3546/KH-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020 và kết quả thực hiện Đề án “Xây dựng các tuyến du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030”.
Sở Du lịch chủ trì phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ Xanh DP (Greenlines DP) tổ chức khảo sát 02 tuyến du lịch đường sông (Bạch Đằng - Củ Chi, Bạch Đằng - Cần Giờ) bằng tàu cao tốc, qua đó đã đưa vào khai thác tuyến du lịch đường thủy Bến Bạch Đằng- Cần Giờ nhằm phục vụ cho các hoạt động tri ân đội ngũ y bác sĩ, các lực lượng tham gia tuyến đầu phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh17 cũng như đón khách du lịch; triển khai các nội dung phát triển sản phẩm du lịch đường sông nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện kế hoạch khôi phục hoạt động kinh tế của Thành phố.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1766/BC-SDL |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2021 |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM 2021 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2022
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch
Từ ngày 28 tháng 01 năm 2021 đến hết tháng 2 năm 2021, sự bùng phát dịch Covid-19 tại Hải Dương và một số địa phương tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành du lịch. Tiếp theo đó, từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 lại bùng phát lần thứ 4 tại một số tỉnh/thành trong cả nước, trong đó tình hình dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến ngành du lịch Thành phố.
Do biến động liên tục của dịch bệnh Covid-19, các chỉ tiêu của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể:
Khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 là 0 lượt, giảm 100% so cùng kỳ năm 2020 (năm 2020 là 1.303.750 lượt).
Khách du lịch nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh là 9.350.000 lượt, giảm 41,12% so cùng kỳ năm 2020 (năm 2020 là 15.879.000 lượt), đạt 62.3% kế hoạch năm 2021.
Tổng thu du lịch: đạt 44.247 tỷ đồng, giảm 47.65% so với cùng kỳ năm 2020 (năm 2020 là 84.512 tỷ), đạt 70% so với kế hoạch năm 2021.
Sở Du lịch đã có văn bản gửi Cục Thống kê Thành phố về điều chỉnh nhân sự tham gia Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021. Đồng thời, ngày 23 tháng 02 năm 2021, Sở Du lịch đã có Công văn số 196/SDL-QHPTTNDL gửi Ủy ban nhân dân Thành phố về việc báo cáo và giải trình một số nội dung công việc dẫn đến chậm việc triển khai thực hiện công điều tra, khảo sát số liệu ngành du lịch năm 2020. Đồng thời, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép chuyển chương trình điều tra, khảo sát chỉ tiêu ngành du lịch trong năm 2020 sang năm 2021. Căn cứ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 856/UBND-KT ngày 26 tháng 3 năm 2021 về điều tra, khảo sát số liệu ngành du lịch Thành phố, Sở Du lịch đã làm việc với Cục thống kê về phương án thực hiện các nội dung phối hợp giữa về điều tra thống kê du lịch năm 2021.
Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, Sở Du lịch đã báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về việc đề xuất không tổ chức điều tra thống kê du lịch trong năm 2021, xin được chuyển sang năm 2022.
3. Công tác định hướng và phát triển sản phẩm du lịch
3.1. Công tác định hướng phát triển du lịch
Trên cơ sở kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy1 và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố2 về giao Sở Du lịch phối hợp với đơn vị tư vấn, các đơn vị liên quan bổ sung hoàn thiện, thực hiện quy trình phê duyệt, triển khai Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, Sở Du lịch phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan để hoàn chỉnh Báo cáo tóm tắt Chiến lược; tham mưu về rà soát kiện toàn Hội đồng thẩm định Dự án xây dựng Chiến lược phát triển Thành phố năm 20303.Trên cơ sở đề xuất nhân sự của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, đơn vị có liên quan, Sở Du lịch đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 1063/SDL-QHPTTNDL ngày 18 tháng 8 năm 2021 về kiện toàn Hội đồng thẩm định và thành lập Tổ giúp việc Hội đồng Chiến lược phát triển du lịch Thành phố đến năm 2030, theo đó đề xuất Hội đồng thẩm định gồm 30 thành viên do bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố làm Chủ tịch Hội đồng, Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định Chiến lược gồm 10 thành viên.
Sở Du lịch đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị tư vấn hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Trên cơ sở đó, Sở Du lịch tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Du lịch thông minh giai đoạn 2021 - 20254. Đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Du lịch thông minh năm 20215 và Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 1373/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2021 về triển khai Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2021 với 02 nhóm nội dung chính là: (a) Thực hiện thủ tục các dự án đầu tư đối với 04 hạng mục6 (b) Thực hiện các giải pháp tăng cường thu hút và sự trải nghiệm cho khách du lịch và người dân bao gồm 05 giải pháp7.
Sở Du lịch đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan dự thảo Kế hoạch xây dựng phần mềm ứng dụng du lịch thông minh, Kế hoạch tăng cường thông tin qua hệ thống tin nhắn điện thoại, Kế hoạch tích hợp thông tin dịch vụ du lịch theo quy định hiện hành của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nhằm có những giải pháp thiết thực khôi phục du lịch Thành phố sau sự ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19, đồng thời tiếp tục tạo môi trường, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong ngành du lịch, Sở Du lịch phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng, triển khai kế hoạch tổ chức Chương trình hiến kế khôi phục du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021, trong đó có Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Chung tay khởi động du lịch”, tổ chức 02 giai đoạn trong năm 2021 và năm 2022, đã tổ chức lễ công bố, giới thiệu về Cuộc thi (ngày 5/12/2021) trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 17 năm 2021, để chọn ra các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có khả năng ứng dụng, hỗ trợ ngành du lịch Thành phố phục hồi sau đại dịch Covid-19 hoặc phù hợp thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, Sở Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các nội dung có liên quan về định hướng phát triển ngành du lịch Thành phố, như: Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 và Kết luận số 21-KL/TW ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Bộ Chính trị; Báo cáo kết quả thực hiện Luật Du lịch8; tham mưu thành lập Hội đồng Phát triển ngành du lịch Thành phố theo Quyết định 4818/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020. Đồng thời, xây dựng các quy chế tổ chức hoạt động, chương trình hoạt động của Hội đồng9; Tham mưu nội dung có liên quan về xây dựng nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
3.2. Công tác phát triển sản phẩm du lịch
Thực hiện chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thí điểm tổ chức các hoạt động du lịch có kiểm soát tại các địa bàn có mức độ an toàn phòng chống dịch bệnh cao, từng bước phục hồi ngành du lịch trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19, qua đó, góp phần chăm lo sức khỏe tinh thần cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch. Trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm 02 chương trình tham quan tại Cần Giờ và Củ Chi vào ngày 19 tháng 9 năm 202110, Sở Du lịch phối hợp với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Công ty Du lịch Vietravel và một số doanh nghiệp lữ hành triển khai Kế hoạch tổ chức các chương trình tham quan Thành phố Hồ Chí Minh cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 từ ngày 25 tháng 9 năm 2021 đến ngày 31 tháng 10 năm 202111.
Trong khuôn khổ các hoạt động tri ân lực lượng tuyến đầu chống dịch, Sở Du lịch triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình “100.000 phiếu quà tặng tham quan Thành phố Hồ Chí Minh dành cho lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19”. Qua đó, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố với các điểm đến an toàn, các dịch vụ và sản phẩm an toàn; hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch và điểm đến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh triển khai hoạt động trong giai đoạn đầu phục hồi ngành với kinh phí thực hiện dự kiến 100 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.
Sản phẩm du lịch đặc trưng
Sở Du lịch tập trung triển khai về sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm tập trung khai thác và phát huy thế mạnh của du lịch của thành phố Thủ Đức và các quận, huyện gắn liền với các loại hình du lịch là tiềm năng thế mạnh của địa phương.Theo đó, Sở Du lịch phối hợp với Thành phố Thủ Đức và 21 quận/huyện triển khai kế hoạch12 về khảo sát sản phẩm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; đã thực hiện 03 đợt khảo sát các sản phẩm du lịch trên địa bàn Thành phố13. Trên cơ sở đó, Sở Du lịch đà tổ chức Tọa đàm "Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh"14 nhằm định hướng phát triển các dòng sản phẩm chủ lực, có thương hiệu riêng của Thành phố và tập trung phát triển các quận, huyện trọng điểm có tiềm năng phát triển du lịch để ngành du lịch Thành phố thật sự là điểm đến, điểm dừng của khách du lịch với những nét riêng, những sản phẩm đặc trưng và đa dạng. Qua đó đã xây dựng các chương trình du lịch mẫu gắn kết các tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố (gồm 42 chương trình du lịch). Đồng thời, Sở Du lịch đã cùng các doanh nghiệp lữ hành làm mới lại các chương trình du lịch tại các điểm đến của Thành phố, gắn với các hoạt động trải nghiệm, đạp xe tại các vùng nông thôn ngoại thành, tìm hiểu văn hóa địa phương, tham gia các hoạt động hướng đến việc bảo vệ môi trường... Với 6 chương trình du lịch15 mới, hấp dẫn và đa dạng, đầy màu sắc và mỗi chương trình mang một giá trị riêng để tôn vinh điểm đến, dịch vụ du lịch của mỗi quận, huyện và Thành phố Thủ Đức.
Sở Du lịch đã tiến hành công bố tài nguyên du lịch gồm 366 tài nguyên du lịch16 đặc sắc, hấp dẫn đang khai thác phục vụ khách du lịch tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch gắn liền với địa bàn thành phố Thủ Đức, quận/huyện; tổ chức tập huấn về cập nhật tài nguyên du lịch lên ứng dụng Google Maps.
Du lịch đường thủy
Chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện khảo sát và trao đổi các vấn đề khó khăn của các tuyến du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng hợp tham mưu dự thảo Báo cáo tổng kết Kế hoạch số 3546/KH-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020 và kết quả thực hiện Đề án “Xây dựng các tuyến du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030”.
Sở Du lịch chủ trì phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ Xanh DP (Greenlines DP) tổ chức khảo sát 02 tuyến du lịch đường sông (Bạch Đằng - Củ Chi, Bạch Đằng - Cần Giờ) bằng tàu cao tốc, qua đó đã đưa vào khai thác tuyến du lịch đường thủy Bến Bạch Đằng- Cần Giờ nhằm phục vụ cho các hoạt động tri ân đội ngũ y bác sĩ, các lực lượng tham gia tuyến đầu phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh17 cũng như đón khách du lịch; triển khai các nội dung phát triển sản phẩm du lịch đường sông nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện kế hoạch khôi phục hoạt động kinh tế của Thành phố.
Du lịch văn hóa, lịch sử
Tiếp tục phối hợp câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Sài Gòn - Gia Định và các doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu, thiết kế bộ thuyết minh mẫu cho hướng dẫn viên về chương trình du lịch Biệt động Sài Gòn18.
Làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao thống nhất các công việc trọng tâm triển khai trong năm 2021 liên quan đến phát triển chương trình nghệ thuật truyền thống phục vụ khách du lịch; tham mưu văn bản có ý kiến về Quyết định kéo dài thời gian thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2021-2025); phối hợp khảo sát Chương trình Dáng hình âm thanh (Shapes of sound) do Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố kết hợp các nghệ sỹ giới thiệu. Sở Du lịch cũng xây dựng dự thảo Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử năm 2021 trình Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương thực hiện.
Du lịch sinh thái, nông nghiệp
Xây dựng báo cáo tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch nông thôn tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 và định hướng phát triển du lịch nông thôn trong thời gian tới; phối hợp với các huyện nông thôn mới triển khai gian hàng triển lãm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XVII năm 202119. Xây dựng dự thảo Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, sinh thái gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.
Nhằm đẩy mạnh các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp lữ hành với các chủ nhà vườn, chủ làng nghề để xây dựng và duy trì tour, tuyến đến các điểm du lịch tại các xã nông thôn mới, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái của Thành phố và cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng như đa dạng các chương trình du lịch của Thành phố, trong thời gian qua, Sở Du lịch phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp lữ hành tổ chức 04 đợt khảo sát để xây dựng chương trình tham quan đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh kết nối các chương trình du lịch (tour) với các nhà vườn, khu điểm, hộ kinh doanh sản xuất nông nghiệp, làng nghề trên địa bàn Thành phố gắn kết các tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố20.
Chương trình kích cầu du lịch
Sở Du lịch đã xây dựng Kế hoạch kích cầu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 202121 nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và giới thiệu những hình ảnh, nét văn hóa tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung đến khách du lịch trong và ngoài nước22; đẩy mạnh công tác quảng bá, truyền thông “Thành phố Hồ Chí Minh - Điểm đến an toàn”, “Thành phố Hồ Chí Minh - sống động từng trải nghiệm”. Tuy nhiên do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ tháng 5/2021 đến nay nên Sở Du lịch điều chỉnh kế hoạch kích cầu du lịch theo hướng trực tuyến, gắn kết với nhóm sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ cho nhu cầu thị trường du lịch Thành phố sau thời kỳ giãn cách, sử dụng và khai thác tối đa lợi thế của các công cụ, phương tiện truyền thông (cẩm nang du lịch, ấn phẩm du lịch điện tử...).Theo đó, Sở Du lịch đã phối hợp cùng đối tác tổ chức hội thảo về giới thiệu chương trình kích cầu du lịch trên nền tảng thương mại điện tử Shopee nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu và bán sản phẩm - dịch vụ du lịch đến các đối tượng khách hàng đa dạng trên nền tảng Shopee23.
Chương trình dịch vụ đạt chuẩn du lịch
Chủ động trong việc nghiên cứu xây dựng và triển khai Kế hoạch nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá quốc tế về ẩm thực áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Triển khai các nội dung có liên quan sau khi tổ chức thành công buổi tọa đàm “Trao đổi và lắng nghe các đơn vị sau khi được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021”. Tính đến nay, Sở Du lịch đã cấp biển hiệu dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho 253 cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch bao gồm: 175 cơ sở mua sắm; 77 nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; 01 cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
4. Công tác truyền thông - tuyên truyền
Tập trung chỉ đạo quyết liệt và triển khai đồng bộ công tác phát triển du lịch thông minh trên cơ sở thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy - Ủy ban nhân dân Thành phố, vận dụng sáng tạo và tranh thủ tối đa các nguồn lực, chất xám xã hội, nhờ đó đã đạt những kết quả bước đầu:
Tiếp tục triển khai Chiến dịch quảng bá, xúc tiến truyền thông cho thương hiệu du lịch thành phố Vibrant Ho Chi Minh City nhằm giới thiệu hình ảnh Thành phố sống động, đổi mới từng ngày với những giá trị cốt lõi và độc đáo của du lịch Thành phố24 với sự tham gia của các nhân vật nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng25 cùng bộ thiết kế nhận diện của chiến dịch tạo sự gần gũi, thân thiện của điểm đến thành phố đối với du khách26; xây dựng Kế hoạch truyền thông thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 trên các kênh truyền thông trong nước, quốc tế và các kênh trực tuyến, mạng xã hội gắn kết chặt chẽ với công tác truyền thông "Ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chung tay phòng, chống dịch Covid-19"27. Thực hiện các bài viết truyền thông, chia sẻ những câu chuyện về Thành phố, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở và hệ thống các trang mạng xã hội thuộc Sở, lan tỏa sự hưởng ứng của các cá nhân, đơn vị, đặc biệt là người dân Thành phố; Truyền thông việc tái khởi động ngành du lịch Thành phố với thông điệp: “Du lịch an toàn”, “An toàn trong từng trải nghiệm”, “Người Thành phố đi du lịch Thành phố” trên các kênh thông tin của Sở Du lịch và các đối tác trong và ngoài nước, các kênh truyền thông của doanh nghiệp, các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí và các kênh truyền thông của các tỉnh, thành phố trong các cụm liên kết phát triển du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời triển khai thực hiện Bản tin Du lịch Thành phố (mỗi tháng 1 kỳ), với nội dung truyền thông tập trung theo chủ đề hàng tháng, giới thiệu quảng bá hình ảnh điểm đến Thành phố, những nỗ lực vượt khó, đồng hành của các doanh nghiệp, chung tay cùng Thành phố phòng chống đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội trong đó có khôi phục hoạt động ngành du lịch Thành phố, thích ứng an toàn với dịch Covid-19.
Nhân sự kiện 5 năm Ngày của Phở 12/12, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cùng Google Việt Nam và Báo Tuổi trẻ phối hợp truyền thông du lịch ẩm thực và tổ chức chuỗi hoạt động hướng đến Ngày của Phở 12/12/202128, đặc biệt là sự xuất hiện của Doodle Phở trên trang chủ của công cụ tìm kiếm Google mang mục tiêu và ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm hiện nay - giai đoạn Thành phố tập trung khôi phục kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Các hoạt động vào ngày của Phở năm 2021 đa dạng và nhiều ý nghĩa trong đó Sở Du lịch chủ trì 02 nội dung : (1) Livestream Mạn đàm về phở Việt (2) Phát động cuộc thi ảnh Dậy sớm cùng Thành phố ăn phở từ 12/12 đến 24/12/2021 trao giải thành 2 đợt.
Phối hợp các sở, ngành liên quan, các đối tác truyền thông tập trung khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá trực tuyến để quảng bá điểm đến an toàn-hấp dẫn thân thiện, trong đó trọng tâm triển khai: Kế hoạch Vật phẩm phục vụ xúc tiến du lịch29; Kế hoạch xây dựng bản đô du lịch tương tác thông minh 3D/360 Thành phố Hồ Chí Minh; Kế hoạch in lịch sự kiện ngành du lịch Thành phố; Kế hoạch quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Thành phố trên các màn hình LED tại các cửa ngõ Thành phố, sân bay Tân Sơn Nhất và các điểm tập trung đông du khách30; Chương trình du lịch biệt động Sài Gòn.
5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngôn ngữ tiếng hiếm trong đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, trong đó có tiếng Hàn, Sở Du lịch phối hợp với Lãnh sự quán Hàn Quốc,Trung tâm ngôn ngữ tiếng Hàn tại Thành phố, trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài gòn, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Hiệp hội Du lịch Thành phố tổ chức lớp đào tạo tiếng Hàn miễn phí cho hướng dẫn viên du lịch (25 học viên- dự kiến kết thúc tháng 12/2021) và lớp tiếng Hàn dành cho cơ sở lưu trú du lịch, viên chức Sở Du lịch (15 học viên)31. Đồng thời, Sở Du lịch xây dựng Kế hoạch tổ chức các khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch năm 2021: đã triển khai tổ chức khóa 1 khóa Cập nhật kiến thức theo hình thức trực tuyến cho hướng dẫn viên du lịch vào tháng 5/2021 với 23 học viên (không có học viên tỉnh/ thành) và khóa 2 vào cuối tháng 9 năm 2021 với 30 học viên.
Sở Du lịch xây dựng Kế hoạch thực hiện đề tài ứng dụng “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh- Trung tâm thu hút và đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực ASEAN” trên cơ sở góp ý của các Sở ngành, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt chủ trương và kinh phí thực hiện32; Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên Sở đã đề xuất chuyển sang năm 2022 Đồng thời, phối hợp với trường Đại học Văn Hiến xây dựng Kế hoạch phối hợp tổ chức Hội thảo quốc gia về “Liên kết vùng trong phát triển nhân lực du lịch Việt Nam chất lượng cao sau đại dịch covid-19”, đã được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương thực hiện33.
Thực hiện nội dung Thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh/thành Đông Nam bộ về đào tạo nguồn nhân lực, Sở Du lịch phối hợp với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn tổ chức 01 lớp bồi dưỡng chuyên đê về du lịch34 tại tỉnh Tây Ninh; riêng 02 lớp còn lại theo kế hoạch 35 tạm hoãn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Triển khai kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn trong công tác quản lý, hoạt động du lịch nhằm thích ứng an toàn với dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long theo hình thức trực tuyến, với nội dung “Quản trị rủi ro trong du lịch”36.
6. Công tác hợp tác phát triển du lịch
Sở Du lịch bám sát chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, có vận dụng sáng tạo theo hướng hợp tác đa phương, khai thác lợi thế cạnh tranh của mỗi địa phương để tạo những sản phẩm du lịch liên kết, có sức hấp dẫn, góp phần kéo dài thời gian lưu trú, nâng cao mức chi tiêu của khách du lịch, thúc đẩy sự hồi phục của du lịch thành phố nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long và các sở, ngành, đơn vị liên quan của 14 địa phương triển khai các nội dung của Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long37 với các nội dung chính: (i) tổ chức thành công Hội nghị tổng kết Kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 tại tỉnh Đồng Tháp vào ngày 22 tháng 01 năm 2021(ii) tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Kế hoạch triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 202538 (iii) phối hợp triển khai quảng bá và ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu du lịch vùng Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long39.
Ngay sau khi dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát, từ đầu tháng 10 năm 2021, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Du lịch đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xúc tiến kết nối với một số địa phương, theo đó:
Về hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Nam bộ: Sở Du lịch đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh tham mưu nội dung làm việc giữa lãnh đạo Thành phố và lãnh đạo tỉnh Tây Ninh40 về chương trình liên kết du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch Covid-19, qua đó thống nhất từng bước triển khai việc đưa khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Tây Ninh Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mời tỉnh Tây Ninh tham dự hội chợ trực tuyến và sàn thương mại du lịch trực tuyến tại ngày hội Du lịch Thành phố năm 2021 và cùng phối hợp xây dựng hoàn thiện bản đồ tương tác du lịch thông minh 3D/360o vùng Đông Nam bộ và trang điện tử quảng bá liên kết vùng. Việc tái khởi động du lịch được thực hiện chặt chẽ giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Tây Ninh nói riêng và các địa phương nói chung với thông điệp “Du lịch an toàn, sống động từng trải nghiệm”.
Về hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Trung: Sở Du lịch tham mưu chương trình làm việc của Đoàn công tác Thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố làm Trưởng đoàn khảo sát các điểm đến đặc trưng, những dịch vụ cung ứng du lịch dự kiến mở đón khách từ giai đoạn tháng 10-11/2021 và tham dự Hội nghị liên kết du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định trong điều kiện an toàn thích ứng với dịch Covid-19.
Về hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với một số tỉnh miền Tây Nam bộ: Sở Du lịch tham mưu chương trình làm việc của Đoàn công tác Thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố làm Trưởng đoàn khảo sát các điểm đến đặc trưng, những dịch vụ cung ứng du lịch mở đón khách từ tháng 10-11/2021và tham dự Hội nghị liên kết du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bến Tre, Long An, Đồng Tháp trong điều kiện an toàn thích ứng với dịch Covid-19.
Về hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng: Sở Du lịch đã tham mưu đoàn công tác do Ủy ban nhân dân Thành phố làm trưởng đoàn cùng một số Sở, ngành và doanh nghiệp du lịch tham dự Hội nghị tổng kết chương trình Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng vào ngày 11 tháng 12 năm 2021 tại tỉnh Hà Giang. Qua hội nghị, Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho ngành du lịch các địa phương khai thác nguồn khách hai chiều theo hình thức khép kín trong thời gian sớm nhất. Từ đó có thể góp phần phát triển du lịch nội địa, đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Bên cạnh đó, các tỉnh cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch mở rộng với các tỉnh bạn; giải pháp triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến và truyền thông điểm đến giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Tây Bắc. Đồng thời, làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang vào ngày 10 tháng 12 năm 2021, cùng bàn bạc, nghiên cứu, thảo luận và đề ra các giải pháp triển khai hợp tác, liên kết xây dựng sản phẩm du lịch chung để quảng bá du lịch, trong đó ưu tiên xây dựng các sản phẩm có tính đặc trưng văn hóa, dễ kết nối, có khả năng thu hút được cả khách trong và ngoài nước.
7.1. Hoạt động xúc tiến trong nước
Công tác tổ chức các sự kiện du lịch kết nối với văn hóa tại thành phố tạo được điểm nhấn, thu hút sự chú ý của khách trong và ngoài nước khi dịch bệnh được kiểm soát theo đó: (1) Sở Du lịch đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức lễ đón đoàn khách đầu tiên đến thành phố vào ngày đầu năm (2) Phối hợp với Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, Sở Công thương tổ chức Lễ hội Tết Việt Nam 2021, đã thu hút 80 ngàn lượt khách tham dự với sự tham gia của 20 tỉnh thành trên cả nước, 215 gian hàng, tổng doanh thu của hoạt động thương mại tại các gian hàng ẩm thực, mua sắm lên đến 12 tỷ đồng. Ngoài ra, Lễ hội cũng thu hút hơn 02 triệu lượt tiếp cận của người dùng trên mạng xã hội với hơn 30 ngàn lượt tương tác và gần 300 tin bài trên báo mạng, báo giấy và truyền hình (3) tổ chức thành công giải Marathon quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV,thu hút 13.117 vận động viên đến từ 44 tỉnh thành trên toàn quốc tham gia, tăng hơn 200% so với lần đầu tổ chức; sự kiện đã chính thức đưa vào hệ thống thi đấu giải quốc gia từ đầu năm 2020 và đang hướng đến đưa giải đấu đạt quy chuẩn nhãn đồng của Liên đoàn Điền kinh thế giới nhằm đưa giải vào hệ thống giải Marathon thế giới
Điểm nhấn trong năm 2021 là Ngày hội Du lịch Thành phố lần thứ 17 năm 2021 với chủ đề Điểm đến an toàn- Hành trình sống động do Sở Du lịch phối hợp Hiệp hội Du lịch Thành phố tổ chức, thu hút gần 120 đơn vị tham gia trong đó có gần 40 tỉnh, thành và 80 doanh nghiệp du lịch, khách sạn, điểm tham quan, vui chơi, giải trí... không gian hội chợ được tổ chức trên nền tảng trực tuyến ứng dụng 2D và 3D có quy mô lên đến 100 gian hàng ảo của các doanh nghiệp du lịch uy tín và ngành du lịch các tỉnh, thành phố. Bên cạnh Lễ khai mạc vào ngày 04 tháng 12 năm 202141, là các hoạt động chính của sự kiện: Lễ phát động Cuộc vận động Hiến kế khôi phục du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo với chủ đề “Chung tay phục hồi du lịch”42; Hội thảo trực tuyến về giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch43; Chương trình gặp gỡ, giao lưu trực tuyến với các travel blogger tổ chức44. Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 được tổ chức liên tục trên các nền tảng trực tuyến đến ngày 25/12/2021 để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, mua sắm của du khách. Cũng trong thời gian này, trên các nền tảng trực tuyến cũng diễn ra các hoạt động của Tháng khuyến mãi tập trung năm 2021 do Sở Công Thương phối hợp Sở Du lịch và Sở Y tế Thành phố tổ chức. Sở Du lịch cũng đã làm việc với ứng dụng Shopee tổ chức chiến dịch “Travel Now. Buy Later” trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch nhằm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng gian hàng Online, với 0% phí hoa hồng và phí dịch vụ trên mỗi giao dịch; tổ chức những buổi hội thảo về tập huấn nhân lực dành cho các doanh nghiệp tham gia.
Sở Du lịch triển khai Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Du lịch “Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố tôi yêu”- từ ngày 24 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021- nhằm tạo sự kiện về du lịch và văn hóa gắn với các hoạt động chào đón năm mới 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời kích cầu du lịch nội địa, góp phần phục hồi ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thành phố giới thiệu các sản phẩm du lịch và hoạt động khuyến mãi đến với người dân địa phương và khách du lịch trong nước với các hoạt động sôi nổi, nhiều ý nghĩa như: Lễ phát động Tuần lễ Du lịch; Chương trình truyền cảm hứng của các đại sứ Tuần lễ Du lịch; Tổ chức không gian giới thiệu hình ảnh và thông tin chi tiết về các điểm đến nổi bật của Thành phố Thủ Đức và các quận/huyện cùng các tuyến du lịch đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 đến năm 2022 và các chương trình nghệ thuật đường phố (Street Show) kết hợp giữa nghệ thuật đương đại thế giới với âm nhạc truyền thống45; Cuộc thi Ảnh đẹp online khám phá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh46 dành cho người Việt Nam và người nước ngoài tham gia với chủ đề “Thành phố tôi yêu qua những ô cửa” cùng với các hoạt động hưởng ứng khác tại các doanh nghiệp du lịch, Thành phố Thủ Đức và 21 quận/huyện47.
7.2. Hoạt động xúc tiến nước ngoài
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các hoạt động xúc tiến nước ngoài tạm thời không tổ chức; theo đó, để chủ động trong công tác thông tin và quảng bá về ngành du lịch Thành phố, Sở Du lịch đã chủ động và tích cực tham gia các chương trình hội thảo/diễn đàn trực tuyến do các đơn vị đối tác nước ngoài tổ chức48; xúc tiến việc tham gia các Hội chợ du lịch quốc tế trực tuyến mà điểm nhấn là Ngành du lịch Thành phố49 đã tham gia gian hàng triển lãm trực tuyến tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Busan năm 2021 (Busan International Travel Mart - BSITM 2021) trong 02 ngày 7 và 8 tháng 10 năm 2021, một trong những hội chợ về du lịch lớn nhất tại Hàn Quốc do Chính quyền thành phố Busan, Hiệp hội Du lịch Busan và Tổ chức Xúc tiến Du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO) tổ chức với sự tham gia của hơn 250 doanh nghiệp đến từ 40 quốc gia trên thế giới. Đây có thể coi là một kênh quảng bá hiệu quả, tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong thời điểm hiện tại và là điểm đến tuyệt vời nhằm kết nối các doanh nghiệp du lịch trên khắp thế giới về tham dự, trực tiếp trao đổi làm việc với nhau, xây dựng phát triển các chiến lược kinh doanh du lịch lâu dài. Bên cạnh đó, kết hợp giới thiệu về sự kiện Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 16 (ITE-HCMC) dự kiến tổ chức vào tháng 9 năm 2022, đã được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ của các doanh nghiệp tham gia triển lãm và được Ban Tổ chức BSITM hỗ trợ chia sẻ dữ liệu Người mua và Người bán.
8. Công tác quản lý nhà nước về thẩm định, cấp phép hoạt động du lịch
8.1. Công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch
Tiếp nhận và thẩm định đạt 07 hồ sơ đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 1 - 3 sao. Sở Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận/huyện kiểm tra, công nhận đạt điều kiện tối thiểu đối với 21 cơ sở lưu trú du lịch.Trong năm 2021, công suất bình quân của các khách sạn 1 -5 sao trên địa bàn Thành phố rất thấp đạt trong khoảng 5-10% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, đối với các khách sạn tự nguyện tham gia làm điểm cách ly có trả phí thì công suất phòng tương đối ổn định đạt trên 75% công suất phòng, đây là cách để các khách sạn duy trì hoạt động kinh doanh khi thị trường khách quốc tế chưa được mở rộng do dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt, từ khi Thành phố thực hiện giãn cách xã hội và tổ chức đón, phục vụ các đoàn y bác sĩ tham gia công tác phòng, chống dịch Covid - 19 cũng như tổ chức đón các đoàn công nhân lưu trú theo phương án “3 tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” từ cuối tháng 7 đến tháng 9, công suất phòng của các khách sạn từ 1 - 5 sao tham gia chương trình nói trên đạt trên 90%.
Sở Du lịch đã tiếp nhận thông báo và xác nhận các cơ sở hoạt động lưu trú du lịch để triển khai việc hỗ trợ giảm giá tiền điện cho các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, qua đó đề xuất Tổng công ty Điện lực Thành phố xem xét giảm giá tiền điện cho 1.750 cơ sở lưu trú du lịch.
Sở Du lịch đã có văn bản báo cáo trình Ủy ban nhân dân Thành phố cho chủ trương triển khai Chương trình quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên hệ thống GIS nhằm cung cấp nền tảng quản lý các cơ sở lưu trú đã được công nhận hạng sao trên địa bàn Thành phố, tạo nền tảng tích hợp kết nối chia sẻ khai thác, sử dụng các dữ liệu GIS một cách có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Hoàn chỉnh văn bản gửi Ủy ban nhân dân Thành phố về xin chủ trương thực hiện “Chương trình Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (MICE) cho Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030”. Sở đã làm việc với các đơn vị tư vấn về phần mềm quản lý thông tin cơ sở lưu trú du lịch phục vụ Kế hoạch “Xây dựng giải pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch theo mô hình kinh tế chia sẻ”. Nghiên cứu các chính sách quản lý mô hình kinh tế chia sẻ của 1 số nước trên thế giới và một số giải pháp nghiên cứu mô hình kinh tế chia sẻ của một số bộ ban ngành hiện nay (Tổng Cục Du lịch - Vụ Khách sạn). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh tại Thành phố, các cơ sở lưu trú du lịch hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ tạm ngưng hoạt động, do đó, việc nghiên cứu và triển khai thực hiện các giải pháp được đề xuất triển khai thực hiện vào năm 2022.
8.2. Quản lý Nhà nước về hoạt động lữ hành
Tiếp tục theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố; chủ động phối hợp các doanh nghiệp lữ hành khảo sát tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhằm kiến nghị các giải pháp nhằm phục hồi lại ngành du lịch Thành phố; thực hiện việc theo dõi các doanh nghiệp báo cáo trực tuyến nhằm cải tiến hình thức quản lý doanh nghiệp đồng thời làm cơ sở cập nhật dữ liệu thống kê, đến thời điểm hiện đã có 548 doanh nghiệp du lịch đăng ký thành công tài khoản báo cáo du lịch trực tuyến. Tổng hợp thông tin và báo cáo kết quả rà soát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận/huyện với kết quả: hiện có 552/ 1.049 doanh nghiệp đang hoạt động (47,7%), 427/ 1.049 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động 36,9%), 152/ 1.049 doanh nghiệp rút Giấy phép (13,1%), 27 doanh nghiệp thay đổi trụ sở sang nơi khác (2,3%).
Đã tiếp nhận và thụ lý 48 hồ sơ đúng thời hạn, trong đó có 29 hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, 04 hồ sơ cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và 10 hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động lữ hành nội địa và 05 hồ sơ Văn phòng đại diện (gồm 02 điều chỉnh, 02 gia hạn và 01 chấm dứt hoạt động). Hiện nay, tổng số doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động lữ hành trên địa bàn thành phố là 1.027 doanh nghiệp (trong đó: 749 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; 182 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa; 76 đại lý lữ hành; 20 Văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam).
Đã tiếp nhận và thụ lý 478 hồ sơ cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch (218 quốc tế và 197 nội địa) giảm 30% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ đến thời điểm hiện nay trên địa bàn thành phố là 6.227 (bao gồm 3.784 quốc tế và 2.443 nội địa).
8.3. Công tác quản lý Điểm du lịch
Tiếp tục vận động các điểm tham quan gửi hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch. Trong năm 2021, Sở Du lịch đã thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quyết định công nhận điểm du lịch cho: Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Khu ẩm thực sinh thái Tháp Ngà (Bình Xuyên 2); Khu di tích địa đạo Củ Chi, Khu du lịch Một Thoáng Việt Nam, Bưu Điện Thành phố, Khu du lịch sinh thái về Quê……. Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn Thành phố có 21 điểm du lịch đã có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân Thành phố.
9. Về công tác kiểm tra, thanh tra; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo
Năm 2021, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát, diễn biến phức tạp, công tác thanh kiểm tra của Sở Du lịch thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân Thành phố, nhằm chia sẻ và đồng hành cùng các doanh nghiệp tập trung phòng, chống dịch bệnh và tìm cách khắc phục tháo gỡ khó khăn; hạn chế, giảm bớt các cuộc kiểm tra chưa thật sự cần thiết trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh; không thanh tra ngoài kế hoạch, trừ trường hợp đặc biệt cấp có thẩm quyền giao hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng.
Sở Du lịch ban hành Quyết định số 43/QĐ-SDL ngày 05 tháng 03 năm 2021, Quyết định số 156/QĐ-SDL ngày 09 tháng 7 năm 2021, Quyết định số 223/QĐ - SDL ngày 01 tháng 11 năm 2021 về việc thành lập Đoàn kiểm tra chuyên ngành hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố trong đó tập trung thực hiện kiểm tra nhắc nhở các doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh của cơ quan y tế như bố trí bình rửa tay sát khuẩn, khẩu trang y tế... và chấp hành các quy định pháp luật về lĩnh vực du lịch; Quyết định số 90/QĐ-SDL ngày 29 tháng 4 năm 2021 về việc thành lập Đoàn kiểm tra chuyên đề đối với khách lưu trú và công tác phòng chống dịch Covid - 19 tại các cơ sở lưu trú du lịch, các khu, tuyến điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với kết quả
Sở Du lịch đã tiến hành kiểm tra 377 doanh nghiệp du lịch trong đó có 270 doanh nghiệp lưu trú du lịch, 99 doanh nghiệp lữ hành và 08 điểm du lịch, chủ yếu nhắc nhở việc thực hiện các quy định về kinh doanh theo Luật Du lịch, việc tuân thủ các biện pháp phòng chống Covid-19. Sở Du lịch đã tiến hành lập 02 Biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với 01 tổ chức và 01 cá nhân; ban hành 01 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 10.000.000 (mười triệu) đồng về hành vi kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch; Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành 01 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt 95.000.000 (chín mươi lăm triệu) đồng về hành vi hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Thu và nộp ngân sách nhà nước số tiền 105.000.000 (một trăm lẻ năm triệu) đồng, đạt tỷ lệ 100%.
Công tác tiếp công dân thực hiện theo quy định: tổng số lượt tiếp công dân trong kỳ là 06 lượt; không phát sinh người dân khiếu kiện tập trung đông người.
Việc tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn: tổng số đơn tiếp nhận trong năm 2021 là 06 đơn, trong đó đơn tố cáo: 02 đơn, đơn phản ánh, kiến nghị: 04 đơn. Qua kiểm tra, phân loại 06 trường hợp đơn trên nội dung chủ yếu tranh chấp hợp đồng dân sự, hành vi gian dối có dấu hiệu lừa đảo... không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Du lịch do đó Sở Du lịch đã tham mưu hướng dẫn người dân liên hệ cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực Du lịch, Sở Du lịch tiến hành mời cá nhân, tổ chức có liên quan để làm việc và kiểm tra theo quy định về lĩnh vực hoạt động du lịch .
10. Tình hình an ninh trật tự du lịch
Trong năm 2021, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định, chưa phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Lực lượng an ninh trật tự duy trì thường xuyên công tác kiểm tra nhằm đảm bảo an ninh trật tự, nhất là các khu vực tập trung đông khách du lịch. Lực lượng trật tự viên bảo vệ du khách thuộc Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong đã phát huy vai trò và trách nhiệm trong công tác bảo vệ an toàn trật tự du lịch, duy trì thường xuyên quân số chốt trực, tuần tra tại 30 tuyến, điểm du lịch trọng điểm; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại tài sản và tính mạng của du khách góp phần tích cực giữ gìn an ninh trật tự du lịch, an toàn cho du khách50
(1) Sở Du lịch đã có nhiều nỗ lực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với ngành du lịch. Từ đầu năm 2021 cho đến nay, Sở Du lịch quan tâm triển khai Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố và tự đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động. Quá trình triển khai Bộ tiêu chí, Sở Du lịch thường xuyên cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của công tác phòng chống dịch Covid-19; Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UB ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch đã tổng hợp, điều chỉnh và trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động du lịch tại các địa bàn có mức độ an toàn cao51. Đồng thời, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố nội dung hướng dẫn tạm thời các biện pháp thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố trong hoạt động du lịch tương ứng với từng lĩnh vực và cấp độ dịch52 Tiếp tục triển khai tự đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động53. Theo thống kê tại địa chỉ http://safe.tourism.com.vn. có 1.211 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố đã đăng ký thành công và tự đánh giá an toàn Covid-1954. Đồng thời đã triển khai quy trình mẫu xử lý các tình huống phát sinh tại cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành và khu, điểm du lịch cùng với việc hướng dẫn doanh nghiệp du lịch thực hiện thông qua các hình thức trực quan sinh động (Infographic, clip...) đạt kết quả tốt trong phòng chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực du lịch.
(2) Sở Du lịch đã chủ động đề xuất và được Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Thành phố chỉ đạo triển khai55 tổ chức các khu cách ly tập trung dân sự trong hoạt động phòng chống dịch Covid-19 thông qua cơ chế phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân 21 quận, huyện triển khai, vận động các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Thành phố tham gia làm điểm cách ly cho đối tượng F156. Sở Du lịch cũng đã ban hành Hướng dẫn khung tiêu chí và quy trình thẩm định cơ sở lưu trú du lịch làm điểm cách ly tập trung có trả phí cho những người có nguy cơ mắc Covid-19 cao (F1)57. Đồng thời, để tạo thuận lợi cho khách có nhu cầu cách ly, Sở Du lịch đã phối hợp với Traveloka thực hiện hệ thống đặt khách sạn và phương tiện vận chuyển cách ly trực tuyến trên trang web và ứng dụng di động của Traveloka, theo đó, từ ngày 01 tháng 8 năm 2021, người dân Thành phố Hồ Chí Minh có thể tìm kiếm thông tin và đặt thanh toán trực tuyến khách sạn cách ly, loại phòng, giá phòng cũng như phương tiện vận chuyển cách ly trên trang web và ứng dụng của hệ thống đặt phòng trực tuyến Traveloka. Sở Du lịch cũng đã chủ động hướng dẫn quy trình vận hành khách sạn cách ly y tế thông qua các công cụ, phương tiện công nghệ như infographic, clip, tạo hiệu quả khá tốt. Trong thời gian ngắn triển khai vận động khách sạn cách ly y tế phục vụ cao điểm phòng chống dịch Covid-19 với nỗ lực và quyết tâm của Sở Du lịch, vai trò của Thành phố Thủ Đức và 21 quận/huyện cùng với sự hưởng ứng của các cơ sở lưu trú du lịch, đã đạt được kết quả tích cực: 139 khách sạn, tương ứng 5.966 phòng được công nhận là khu cách ly tập trung cho đối tượng F1 tại Thành phố Thủ Đức và 21 quận/huyện,Thành phố hiện có 79 khách sạn đăng ký làm điểm cách ly có trả phí, tương ứng 5.933 buồng/phòng dành cho đối tượng là chuyên gia người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài nhập cảnh về nước.
Sở Du lịch phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân 21 quận/huyện triển khai công tác phục vụ lưu trú cho đội ngũ y tế, đặc biệt là việc đón tiếp các đoàn từ các bệnh viện Trung ương, các tỉnh (thành) đến hỗ trợ cho Thành phố Hồ Chí Minh. Đã có 288 khách sạn với 10.512 phòng đăng ký phục vụ, trong đó có 113 khách sạn với 6.278 phòng phục vụ đội ngũ y bác sỹ58 với tinh thần trọng thị, chu đáo và ân cần. Việc tham gia các hoạt động chung tay phòng chống dịch bệnh của khối lưu trú trong thời gian qua đã giúp các cơ sở lưu trú du lịch duy trì được một phần nguồn nhân sự cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành.
(3) Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động trực tiếp và nặng nề đến ngành du lịch, Sở Du lịch tăng cường nắm bắt tình hình, kịp thời đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhầm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch liên quan đến thẩm quyền Thành phố hoặc Trung ương59. Đây có thể xem là một trong những kênh thông tin, báo cáo của ngành du lịch Thành phố, đóng góp một phần nhỏ vào các đề xuất, kiến nghị của Thành phố, góp phần về cơ sở thực tiễn cho sự ra đời của Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020, Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về các biện pháp, chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố về một số chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19. Sở Du lịch quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết nói trên thông qua nhiều hình thức, giải pháp sinh động: cập nhật thông tin thường xuyên trên cổng thông tin điện tử của Sở Du lịch; thông tin kịp thời các văn bản nói chung về hỗ trợ doanh nghiệp và các Nghị quyết nói trên các công cụ, phương tiện xã hội (nhóm viber, zalo...) tạo sự tương tác cao giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch; đặc biệt Sở Du lịch đã biên soạn dưới hình thức như là một cẩm nang pháp lý dành cho doanh nghiệp du lịch, hệ thống đầy đủ các quy định, hướng dẫn về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với ngành du lịch do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-1960.
Công tác triển khai các Nghị quyết nói trên, đặc biệt là gói hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch theo tinh thần Nghị quyết số 68 của Chính phủ được thực hiện đồng bộ. Về tổng thể, Sở Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 1056/KH-SDL ngày 16 tháng 8 năm 2021 về triển khai chính sách hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, Sở Du lịch ban hành một số công văn nhằm cụ thể hóa việc triển khai gói hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch61 và gửi thư điện tử đến từng hướng dẫn viên để nhanh chóng hoàn thiện các hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí theo tinh thần Nghị quyết 68 của Chính phủ được nhanh nhất. Sở Du lịch tạo nhiều kênh thông tin tuyên truyền qua trang điện tử của Sở Du lịch, mạng fanpage, group zalo để hướng dẫn viên tiếp cận thông tin nhanh nhất. Sở Du lịch đã ban hành 51 quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng số hướng dẫn viên du lịch được hỗ trợ là 3.441 người với kinh phí là 12.748.110.000 đ62. Các nội dung khác, liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ghi nhận kết quả tích cực, từng bước giúp) doanh nghiệp du lịch vượt khó63. Sở Du lịch chủ động trong phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin Truyền thông, Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và 21 quận/huyện trong việc lập danh sách tiêm vắc xin phòng Covid-19 đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố, tạo điều kiện cho nhân lực ngành du lịch Thành phố được tiêm vắc xin, ưu tiên cho các doanh nghiệp du lịch tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19.
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Du lịch đã xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp du lịch năm 202164 với sự tham dự của 50 doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, điểm, khu du lịch, hãng hàng không trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Kế hoạch phục hồi hoạt động của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến cuối năm 2021 và năm 2022. Kết quả hội nghị là cơ sở quan trọng để Sở Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức Chương trình triển khai Kế hoạch phục hồi du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch Covid-1965 với các nội dung quan trọng (1) triển khai Kế hoạch phục hồi hoạt động ngành du lịch Thành phố trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch Covid-1966 (2) Công bố Bộ tài nguyên du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (3) Công bố trang web xúc tiến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (4) Phát động chương trình 100.000 voucher du lịch Thành phố Hồ Chí Minh dành cho lực lượng tuyến đầu chống dịch (5) Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch và các điểm đến.Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp du lịch, Sở Du lịch đã có Công văn số 1203/SDL-VP ngày 06 tháng 10 năm 2021 gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trước bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19.
(4) Ngành du lịch Thành phố tuy gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 nhưng có nhiều nỗ lực vươn lên, vượt khó, chung tay và đồng hành với tinh thần trách nhiệm cao nhất để cùng Thành phố phòng, chống dịch Covid - 19, thông qua các hoạt động “Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chung tay phòng, chống dịch Covid - 19” do Sở Du lịch khởi xướng và kết nối, tập trung cho hoạt động hỗ trợ tuyến đầu chống dịch. Điểm nhấn của chương trình là Sở Du lịch đã chủ động phối hợp, kết nối Tập đoàn Masan, Công ty Cổ phần Truyền thông News Việt Nam, Nhóm “Sài gòn thương nhau”, Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh... thực hiện nhiêu đợt hỗ trợ nhu yếu phẩm và trang thiết bị y tế (máy thở, khẩu trang, nước sát khuẩn, đồ bảo hộ...) gửi đến các Bệnh viện dã chiến, các Trung tâm y tế, Thành phố Thủ Đức và 21 quận/huyện người có hoàn cảnh khó khăn trong khu phong toả, hướng dẫn viên du lịch gặp khó khăn do dịch bệnh với tổng kinh phí huy động hơn 41 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch tại Thành phố thông qua sự vận động của Sở Du lịch và xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện đã có nhiều đóng góp hết sức thiết thực cho công tác phòng, chống dịch Covid-1967.
1. Mặt tích cực
Chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với ngành du lịch; theo đó đã huy động nguồn lực của ngành du lịch Thành phố tham gia vào phục vụ cách ly y tế, phù hợp với tiêu chí của giai đoạn chống dịch cao điểm của Thành phố đồng thời kêu gọi, tạo sự lan tỏa trong các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cùng chung sức, chung lòng, chung tay đóng góp vào nỗ lực phòng chống dịch Covid-19; tham mưu đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch trong bối cảnh ngành du lịch thành phố chịu tác động do dịch Covid-19. Đã huy động sự tham gia tích cực của các sở, ngành, quận, huyện và đặc biệt là sự vào cuộc đồng hành chủ động của các doanh nghiệp, các chuyên gia, các tầng lớp xã hội trong việc hiến kế, góp phần từng bước khôi phục du lịch thành phố trong trạng thái bình thường mới.
Trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, Sở Du lịch vẫn duy trì năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc với việc vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 vừa chuẩn bị tích cực cho sự phục hồi hoạt động ngành du lịch trong đó đã công bố bộ tài nguyên du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh tại các kênh thông tin, công cụ, phương tiện truyền thông trực tuyến (trang web, facebook, các nhóm thông tin Zalo, viber...), là nền tảng, cơ sở quan trọng để khai thác lợi thế, phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn phục hồi du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Công tác phát triển sản phẩm du lịch chuyển biến phù hợp theo hướng chủ động khảo sát nhằm phát triển các dòng sản phẩm chủ lực gắn với thương hiệu riêng của Thành phố và tập trung phát triển tại các quận, huyện trọng điểm đã kiểm soát được dịch bệnh.
Công tác hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh/thành bám sát chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, có vận dụng sáng tạo theo hướng hợp tác đa phương, khai thác lợi thế cạnh tranh của mỗi địa phương đề tạo những sản phẩm du lịch liên kết, có sức hấp dẫn,
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đưa các hoạt động du lịch lên nền tảng trực tuyến nhằm tạo hiệu ứng, tính tương tác, độ lan tỏa cao; phối hợp Câu lạc bộ phóng viên du lịch; xuất bản bản tin du lịch hàng tháng của ngành du lịch Thành phố trên trang web, Instagram, cũng như sự tham gia có hiệu quả của một số nhân vật có sức hút trong cộng đồng mạng (facebooker, travel blogger...) góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến với du khách nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận tổ chức các hoạt động, sự kiện nhằm thu hút, phục vụ khách du lịch trong trạng thái bình thường mới trong đó Ngày hội Du lịch Thành phố năm 2021 là hội chợ du lịch trực tuyến đầu tiên của cả nước cho đến thời điểm hiện nay.
Công tác cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên và chủ động đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực du lịch. Việc thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho người dân, doanh nghiệp có nhiều kết quả tích cực; mạnh dạn rút ngắn thời gian giải quyết tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Du lịch để hưởng ứng chủ đề năm 2021 của Thành phố. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong việc điều hành, quản lý, tra cứu, xử lý văn bản; tiếp tục vận hành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Du lịch.
2. Hạn chế
Tiến độ một số công việc còn chậm so với yêu cầu do đặc thù của du lịch mang tính liên ngành, liên vùng, liên cấp, liên cơ quan, nên nhiều hoạt động phụ thuộc lớn vào sự phối hợp của các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2022
1.1 Mục tiêu
Tập trung triển khai Kế hoạch phục hồi ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh thích ứng an toàn với dịch Covid-19 năm 2022 với mục tiêu chính là: Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi sau dịch Covid-19. Tập trung phát triển sản phẩm chủ lực, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch Thành phố. Thúc đẩy kích cầu du lịch và khai thác ứng dụng số trong du lịch.
1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu
Năm 2022, Sở Du lịch tập trung triển khai thực hiện các giải pháp, chú trọng nâng cao chất lượng trong công tác chỉ đạo, điều hành, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố đã được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; đồng thời, xác định các nhóm các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện hoàn thành và vượt mức như sau:
- Khách quốc tế : khi dịch Covid-19 được khống chế, du lịch sẽ khởi động lại và khách quốc tế ước đạt: 3.500.000 lượt(năm 2020 là 1.303.750 lượt).
Khách du lịch nội địa:
+ Kịch bản 1: tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt, các hoạt động du lịch trở lại trong trạng thái bình thường mới, khách du lịch nội địa đến cuối năm 2022 ước đạt: 25 triệu lượt, tăng 167 % so với cùng kỳ (năm 2021 đạt 9.350.000 lượt).
+ Kịch bản 2: tình hình dịch bệnh trong nước diễn biến phức tạp, khách du lịch nội địa đến cuối năm 2022 ước đạt: 18 triệu lượt, tăng 92 % so với cùng kỳ (năm 2021 đạt 9.350.000 lượt).
- Tổng thu du lịch:
+ Kịch bản 1: ước đạt 97.700 tỷ đồng.
+ Kịch bản 2: ước đạt 67.600 tỷ đồng.
Do tác động của dịch bệnh Covid-19, Sở Du lịch sẽ phấn đấu đạt các chỉ tiêu trên với hiệu suất cao nhất trong từng điều kiện cụ thể.
2. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
2.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy tối đa lợi thế, tạo điều kiện môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Thành phố đến năm 2030: Nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý phục vụ người dân và doanh nghiệp: Đảm bảo 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Du lịch được giải quyết đúng hạn. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính, giải quyết hồ sơ hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Tổ chức đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt 95% ý kiến hài lòng khu thực hiện khảo sát sự hài lòng của người dân qua hệ thống đánh giá sự hài lòng của tổ chức và người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, màn hình chạm đặt tại trụ sở.
Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch và lữ hành. Xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, các giải pháp quản lý nhà nước đối với kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch theo mô hình kinh tế chia sẻ và chương trình quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên hệ thống GIS. Tiếp tục thực hiện “Chương trình Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (MICE) cho Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030”. Thực hiện xây dựng tiêu chuẩn đánh giá ẩm thực nội địa áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyên truyền và vận động các cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch và các đơn vị được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tham gia Giải thưởng Khách sạn xanh ASEAN, các tiêu chí Nhãn xanh, phát triển du lịch bền vững và khuyến khích các hoạt động có trách nhiệm.
Triển khai Kế hoạch đón khách quốc tế vào Thành phố Hồ Chí Minh khi được Chính phủ cho phép. Triển khai chương trình kích cầu du lịch năm 2022 theo hướng đánh giá và chọn lọc các tour mới và chất lượng nhằm phục hồi du lịch
2.2. Xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng của Thành phố
Tập trung hoàn thiện, nâng chất các điểm đến theo lộ trình kiểm soát dịch bệnh; rà soát, nâng chất sản phẩm du lịch hiện có đồng thời vận động doanh nghiệp du lịch đồng hành với cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các sản phẩm mới cho du lịch Thành phố, vừa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch trong tình hình mới vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19; tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn Thành phố nám 2022 tập trung vào 03 nhóm sản phẩm: sản phẩm du lịch trọng tâm, sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch tiềm năng, gắn với Chiến lược phát triển du lịch Thành phố đến năm 203068. Thúc đẩy du lịch gắn với văn hóa lịch sử, du lịch đường thủy gắn kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành; du lịch nông nghiệp sinh thái cộng đồng theo hướng hỗ trợ, quảng bá, xúc tiến điểm đến, sản phẩm cho người dân làm du lịch69, gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố; phát triển sản phẩm du lịch y tế, thể thao, chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh-100 điều thú vị”. Đồng thời phối hợp các đơn vị xây dựng những sản phẩm du lịch liên kết với các tỉnh, thành chưa có dịch bệnh hoặc đã kiểm soát được dịch bệnh theo hình thức khép kín
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác chỉ đạo, điều hành của Sở Du lịch: Triển khai thực hiện thủ tục các Dự án đầu tư công trong Đề án du lịch thông minh năm 2022 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. Tham mưu và thực hiện dự án Tích hợp thông tin dịch vụ du lịch Thành phố. Nâng cao chất lượng và tính phong phú của thông tin và nội dung trên Cổng thông tin điện tử của Sở Du lịch nhằm phục vụ tốt hơn doanh nghiệp, người dân và du khách. - Tiếp tục vận hành ứng dụng công nghệ và số hóa trong công tác tổ chức hội nghị, hội thảo du lịch.
Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ trong công tác thông tin, quảng bá du lịch Thành phố; tập trung triển khai dự án ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số du lịch, tham quan thực tại ảo và lên lịch trình du lịch trực tiếp. Tiếp tục vận hành và nâng cấp app du lịch thông minh Vibrant Ho Chi Minh City, đồng thời tích hợp bản đồ số du lịch, tham quan thực tại ảo và lên lịch trình du lịch trực tiếp; Tăng cường tính năng tương tác với người sử dụng app.
Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030; triển khai chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch thành phố với chủ đề Thành phố Hồ Chí Minh - Sống động từng trải nghiệm trên kênh thông tin chính thống của ngành, trong nước và quốc tế; đa dạng hóa loại hình, công cụ, phương tiện tuyên truyền quảng bá, khai thác, tận dụng lợi thế của mạng xã hội nhằm gia tăng độ tương tác với khách du lịch, nâng cao tính lan tỏa.
4. Liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong nước
Triển khai những liên kết đã tổ chức trong năm 2020-2021 và tổ chức những liên kết mà năm 2021 chưa thực hiện được. Tổ chức khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch mới giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong liên kết; các gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch tại các sự kiện của các tỉnh, thành tổ chức; các đoàn công tác tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành trong công tác quản lý nhà nước.
Phối hợp với 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ tổ chức các buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ du lịch. Tổ chức và tham dự các Hội thảo, Tọa đàm, sự kiện... phát sinh trong quá trình triển khai các công việc thực tế cũng như trong việc liên kết hợp tác với các đơn vị và tổ chức khảo sát kết nối du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành trong cả nước theo chỉ đạo chung của Thành phố trong thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương.
Phát huy vai trò then chốt của các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, các hiệp hội du lịch trong việc xây dựng các sản phẩm, chương trình du lịch theo hướng an toàn, hấp dẫn, độc đáo, khác biệt của mỗi địa phương và của cả vùng để khai thác thị trường khách nội địa và chuẩn bị cho việc trở lại của thị trường quốc tế.
5. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Phối hợp Sở Nội vụ tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng ngành du lịch: lớp nghiệp vụ quản lý dành cho cán bộ sở ngành liên quan; lớp chuyên đề về du lịch dành cho cán bộ công chức phòng Văn hóa Thông tin, phòng Kinh tế Ủy ban nhân dân 21 quận/huyện và Thành phố Thủ Đức. Tổ chức các lớp chuyên đề quản trị rủi ro dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phối hợp Chi hội Hướng dẫn viên du lịch - Hiệp hội Du lịch Thành phố tổ chức các lớp chuyên đề, lớp nghiệp vụ ngắn hạn nhằm bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa. Tiếp tục tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Hàn và một số tiếng hiếm khác (Tây Ban Nha, Nga, Malaysia...) cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng năm 2022; Tổ chức 10 lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ dành cho hướng dẫn viên du lịch.
Tham mưu triển khai đề tài ứng dụng “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh- Trung tâm thu hút và đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực ASEAN”
Chủ trì tổ chức các sự kiện thường niên như: (1) Lễ đón đoàn khách du lịch nội địa đầu tiên đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; (2) Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần 8 năm 2022; (3) Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2022; (4) Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 (ITE HCMC 2022); (7) Liên hoan Ẩm thực Món ngon các nước lần thứ 16; (5) Giải Marathon Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 6 năm 2022. Phối hợp tổ chức sự kiện du lịch để quảng bá, giới thiệu điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh như Lễ hội Tết Việt, Liên hoan Lân Sư Rồng, Lễ hội Trái cây Nam bộ, Festival Hoa lan với mục đích quảng bá, giới thiệu điểm đến du lịch Thành phố, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và du khách đến tham quan.
Tham dự các Hội chợ du lịch quốc tế trực tuyến (ITB Berlin/ITB India/ ITB Asia/ WTM và các địa phương quốc tế khác...): Tham gia và xây dựng gian hàng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ảo; Thiết kế các ấn phẩm (banner, tờ rơi, tài liệu, clip...) quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; Tham dự các Hội nghị, Hội thảo trong khuôn khổ Hội chợ bằng hình thức trực tuyến; Kết nối doanh nghiệp trực tuyến. Tham gia các hoạt động khác của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO). Quảng bá xúc tiến du lịch nước ngoài kết hợp với các đoàn đối ngoại của lãnh đạo Thành phố hoặc phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến du lịch của Tổng cục du lịch/địa phương Việt Nam và các đơn vị khác năm 2022 như: Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch trong khuôn khổ các chuyến công tác của đoàn đại biểu cấp cao TPHCM; Phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến du lịch của Tổng cục du lịch/địa phương Việt Nam và các đơn vị khác năm 2022.
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đảm bảo môi trường du lịch
Tổ chức 01 Đoàn thanh tra hành chính trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch về những nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ tại một đơn vị thuộc Sở. Thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với 200 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch về hoạt động kinh doanh lưu trú và kinh doanh dịch vụ lữ hành trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế; cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trong đó chú trọng kiểm tra các hoạt động kinh doanh trái pháp luật (không giấy phép, sai giấy phép...)
Giải quyết dứt điểm 100% đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh thuộc thẩm quyền đảm bảo đúng quy trình thủ tục do pháp luật quy định.Tiếp tục thực hiện nghiêm túc trách nhiệm tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu gắn với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của người dân theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục phối hợp triển khai Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ du khách nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 của Chính phủ về công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Tăng cường kiểm tra tuyến điểm để phát hiện những vụ việc lợi dụng du lịch để gây rối trật tự xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện Quy chế về công tác phối hợp giữa Sở Du lịch và Công an Thành phố về đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao chất lượng quản lý du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên đây là Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh./.
|
GIÁM ĐỐC |
1 Kết luận số 775-KL/TU ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành ủy về dự thảo Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 và dự thảo Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030..
2 Công văn số 7691/VP-KT ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về dự thảo Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và dự thảo Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3 Công văn số 568/SDL-QHPTTNDL ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Sở Du lịch về kiện toàn Hội đồng thẩm định Dự án xây dựng Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 và Công văn số 762/SDL-QHPTTNDL ngày 11 tháng 6 năm 2021 về thành lập Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 gửi các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, đơn vị có liên quan đề xuất nhân sự tham gia Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định.
4 Công văn số 1520/SDL-CNTTDL ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Sở Du lịch.
5 Công văn số 708/SDL-CNTTDL ngày 28 tháng 5 năm 2021 của Sở Du lịch về phê duyệt kế hoạch Đề án du lịch thông minh năm 2021.
6 Xây dựng hệ thống dữ liệu cơ sở dịch vụ du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khách du lịch; Xây dựng hệ thống ứng dụng quản lý du lịch; xây dựng Trung tâm điều hành du lịch thông minh
7 Cổng thông tin tích hợp dịch vụ du lịch Thành phố; Xây dựng ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số du lịch, tham quan thực tại ảo; tiếp tục triển khai hệ thống mã QR trong thông tin, giới thiệu tại các điểm tham quan; xây dựng kế hoạch triển khai hệ thống wifi công cộng; triển khai hệ thống cung cấp thông tin du lịch kết hợp các chương trình giải trí trực quan truyền thông với công nghệ kỹ thuật số tại Thành phố.
8 Báo cáo số 162/BC-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kết quả thực hiện Luật Du lịch.
9 Công văn số 573/SDL-QHPTTNDL ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Sở Du lịch.
10 Chương trình “Hành trình xanh về Vùng Đất Thép” tại Huyện Củ Chi được sự quan tâm tham dự của đồng chí Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố; đồng chí Nguyễn Văn Nam - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố; đồng chí Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và 108 đại diện tuyến đầu phòng chống dịch tại các phường, xã, thị trấn của Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện..Chương trình “Cần Giờ - Thiên nhiên tươi đẹp” tại Huyện Cần Giờ được sự quan tâm tham dự của đồng chí Nguyễn Hồ Hải - Phó Bí thư Thành ủy; đồng chí Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và 119 y bác sĩ đại diện các đoàn bệnh viện Trung ương, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các Viện, Học viện và trường Đại học, Cao đẳng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh tại Thành phố.
11 Kế hoạch số 1142/KH-SDL ngày 23 tháng 9 năm 2021 tổ chức các chương trình tham quan Thành phố Hồ Chí Minh cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19, thu hút khoảng 2.000 khách mời với kinh phí là 2.250.000.000 đồng từ nguồn xã hội hóa,
12 Kế hoạch số 356/KH-SDL ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Sở Du lịch.
13 Đợt 1 chương trình khảo sát tại các Quận 1, 3, 4, 5, 7, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, đợt 2 chương trình khảo sát tại các quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò vấp, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và Quận 12; đợt 3 chương trình khảo sát tại các Quận 10, 11, 6, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh.
14 Tọa đàm diễn ra ngày 20 tháng 5 năm 2021 với sự chủ trì của Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Giám đốc Sở Du lịch, Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch; Bà Nguyễn Thị Khánh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố và 15 Chuyên gia du lịch là đại diện của các Doanh nghiệp lữ hành hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh.
15 6 chương trình đặc trưng: Sài Gòn - Củ Chi: kết hợp các phương tiện ô tô, xe đạp, đường sông để trải nghiệm thiên nhiên xanh, không gian gần gũi với đời sống nông thôn; Sài Gòn - Thành phố Thủ Đức: kết hợp các phương tiện buýt sông, ô tô, xe đạp... để tìm hiểu văn hóa lịch sử và không gian miệt vườn ven sông Sài Gòn của Thành phố Thủ Đức; Sài Gòn - Hóc Môn: kết hợp các phương tiện ô tô, xe đạp, đường sông để tìm hiểu văn hóa - lịch sử và không gian sống gắn với đời sống nông thôn, nông nghiệp, làng nghề; City tour khám phá nhịp sống Sài Gòn: Quận 1 - Quận 3 - Quận 4 để khám phá nét đẹp Sài Gòn với các công trình lịch sử bằng phương tiện Hop on - Hop off; Sài Gòn - Quận 7 - Nhà bè - Cần Giờ; Sài Gòn - Bình Chánh.
16 13 điểm đến gắn với giá trị tài nguyên tự nhiên, sinh thái; 225 điểm đến gắn với giá trị tài nguyên văn hóa vật thể; 8 hoạt động gắn với du lịch (tài nguyên du lịch phi vật thể) được hình thành từ các lễ hội dân gian, lễ hội hiện đại, tập tục truyền thống và 120 điểm đến gắn với giá trị công trình nhân tạo
17 Phục vụ gần 200 y, bác sỹ tuyến đầu chống dịch vào các ngày 28.30 và 31 tháng 10 năm 2021.
18 Chương trình 1: Biệt động Sài Gòn Mậu thân 1968; Chương trình 2: Con đường tình báo - Biệt động nội đô Sài Gòn.
19 Không gian chung với mô hình nông thôn thu nhỏ giữa lòng Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
20 Chương trình 1 với chủ đề “Màu xanh trên vùng đất thép”: Sài Gòn - Củ Chi, với các điểm đến như: Khu di tích lịch sử địa đạo Bến Dược/ Bến Đình - Khu du lịch Một thoáng Việt Nam - Vườn trái cây Trung An - Nông trường cao su Phạm Văn Cội - Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông - Khu du lịch sinh thái Tam Tân...); Chương trình 2 với chủ đề “Lộng lẫy thành phố xanh bên sông Sài Gòn”: Sài Gòn - Thành phố Thủ Đức với các điểm đến như: Tuyến bus sông Bạch Đằng - Thủ Đức - Công viên văn hóa lịch sử các Vua Hùng - Chùa Bửu Long - Cù lao Long Phước - Bảo tàng Áo dài...) Chương trình 3 với chủ đề “Sức sống mới vùng ngoại thành”: Sài Gòn - Hóc Môn, với các điểm đến như: Công viên cá Koi Rin Rin Park - Khu di tích lịch sử Ngã ba Giồng - Cánh đồng hoa Nhị Bình - Làng rau Đồng Thạnh - Khu du lịch sinh thái H20...); Chương trình 4 với chủ đề “về Chốn linh thiêng: Sài Gòn - Bình Chánh”, với các điểm đến như: Khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu cò - Khu tưởng niệm liệt sỹ Tết Mậu thân 1968 - Làng nghề se nhang - Học viện Phật Giáo Việt Nam - Bát Bửu Phật Đài..).
21 Kế hoạch số 432/KH-SDL ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Sở Du lịch về Chương trình kích cầu du lịch năm 2021.
22 In ấn và phân phối 5.000 cẩm nang kích cầu du lịch TP.HCM giới thiệu các chương trình trải nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh, và các dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh đến các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, điểm tham quan, Quận/Huyện và Trung tâm hỗ trợ du khách.
23 Có trên 160 doanh nghiệp du lịch, đa dạng ở các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, ẩm thực, mua sắm, vận tải DL, DL đường thủy, điểm tham quan & vui chơi-giải trí tham gia.. Chương trình nhận được nhiều lời cảm ơn và phản hồi tích cực về chương trình, cũng như đã tương tác gửi 51 câu hỏi cho Ban tổ chức và Shopee đã cam kết miễn phí các chi phí dịch vụ và chi phí hoa hồng trong 03 tháng dành cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình; cùng 10.000 phiếu giảm giá với tổng trị giá 500 triệu đồng dành cho người dùng tham gia mua sắm.
24 05 giá trị cốt lỗi của du lịch TPHCM : Hướng về tương lai; Cởi mở; Trẻ trung; Sống động và Hứng khởi
25 Hoa hậu H’Hen Nie, hoa hậu Khánh Vân, MC Quỳnh Hoa, ca sĩ Kio York, blogger Quỷ Cốc Tử, Youtuber Akari, nghệ sĩ Quế Trân...
26 Bộ ảnh đẹp du lịch thành phố, bài hát “Hello Ho Chi Minh City”, viral clip quảng bá du lịch và clip trailer kêu gọi hưởng ứng chiến dịch “Hello Ho Chi Minh City”, travel guide du lịch TPHCM. Fan page và web site của chiến dịch...
27 Thực hiện các bài viết truyền thông, chia sẻ những câu chuyện về các điểm đến mới: Cần Giờ - Có 1 Sài Gòn rất khác, Bình Chánh - Về chốn linh thiêng, Biệt động Sài Gòn, những câu chuyện về Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Chương trình ca nhạc “Thành phố tôi yêu”, Sài Gòn - mau khỏe lại, Saco và những chuyến xe 0 đồng trao tặng người dân Tây Ninh về quê, những doanh nhân trẻ điển hình trong phòng, chống dịch đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở và các trang mạng xã hội thuộc Sở.
28 Phở - một trong những món ăn mang tính biểu tượng văn hóa ẩm thực của Việt Nam được quảng bá trên trang chủ Google của gần 20 quốc gia bao gồm: Mỹ, Đảo Virgin Islands (Mỹ), Anh, Pháp, Canada, Đức, Áo, Phần Lan, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Iceland, Israel, Hungary, Ba Lan, Bulgaria, CH Czech, Lithuania, Singapore và Thái Lan.
29 Đã triển khai sản xuất và cung cấp vật phẩm du lịch cho các phòng, đơn vị của Sở Du lịch.
30 Sở Du lịch nhận được phiếu chuyển số 61827/PC-KT ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan có ý kiến đối với đề xuất của Sở Du lịch tại Công văn số 1158/SDL-TTXTDL ngày 24 tháng 9 năm 2021 về thực hiện Kế hoạch quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Thành phố trên các màn hình LED tại các cửa ngõ Thành phố, sân bay Tân Sơn Nhất và các điểm tập trung đông du khách.
31 Học trực tuyến từ tháng 6/2021 để phù hợp công tác phòng, chống dịch Covid-19
32 Công văn số 738/SDL-QLLH ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Sở Du lịch.
33 Công văn số 1934/VP-KT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về liên kết vùng trong phát triển nhân lực du lịch Việt Nam chất lượng cao sau đại dịch Covid-19.
34 Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
35 Lớp chuyên đề “Quản lý điểm và phát triển sản phẩm địa phương” và lớp “Nghiệp vụ quản lý khách sạn nhỏ và homestay”
36 Diễn ra trong 02 ngày 18 và 19/12/2021 với khoảng 500 học viên tham gia, tương tác trực tiếp cùng 4 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch thông qua 04 chuyên đề
37 Ký kết ngày 14 tháng 12 năm 2019 tại tỉnh Bạc Liêu.
38 Trên cơ sở Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030.
39 Công văn số 468/TGV-SDLTP.HCM ngày 16 tháng 4 năm 2021.
40 Ngày 12/10/2021 Ủy ban nhân dân Thành phố và tỉnh Tây Ninh tổ chức chương trình “Liên kết du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19” diễn ra tại tỉnh Tây Ninh. Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Võ Đức Trong.
41 Có hơn 125 ngàn lượt người tiếp cận, tương tác, gần 73 ngàn người xem (tính đến ngày 06 tháng 12 năm 2021)
42 Lúc 10g00 ngày 05/12/2021 tại Trung tâm Hội nghị White Palace Phạm Văn Đồng - Thành phố Thủ Đức và trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi Trẻ
43 Lúc 14g00 ngày 05/12/2021 tại Trung tâm Hội nghị White Palace Phạm Văn Đồng - Thành phố Thủ Đức và trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi Trẻ.
44 lúc 19g30 ngày 5/12/2021 tại Trung tâm Hội nghị White Palace Phạm Văn Đồng - Thành phố Thủ Đức và trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, tạo hiệu ứng tích cực trong truyền cảm hứng, chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch đến cộng đồng khách du lịch, góp phần quảng bá điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong mối liên kết hợp tác phát triển du lịch
45 tại Bưu điện Trung tâm Thành phố từ ngày 24 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021
46 diễn ra từ ngày 24 tháng 12 năm 2021 đến ngày 20 tháng 01 năm 2022
47 Các sở, ngành, đoàn thể, Thành phố Thủ Đức và 21 quận huyện đã và đang tích cực triển khai, hưởng ứng Tuần lễ Du lịch bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, sinh động như truyền thông trên cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, treo banner, đặt standy tại các hội nghị, hội thảo của đơn vị, vận động doanh nghiệp du lịch trên địa bàn miễn giảm vé tham quan, vào cổng...
48 Làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) về Kế hoạch xúc tiến du lịch năm 2021 nhằm cập nhật tình hình tác động của dịch Covid-19 đến ngành du lịch của vùng, các biện pháp để bảo đảm an toàn cho du khách trong thời đại bình thường mới, các xu hướng du lịch mới, quảng bá hình ảnh điểm đến Thành phố; phối hợp với các đơn vị truyền thông quốc tế như Klook, Tiktok và Trip.com về việc hỗ trợ truyền thông chiến dịch Hello Ho Chi Minh city và kế hoạch xúc tiến du lịch năm 2021. Họp trực tuyến giữa Bạn điều hành mới và Ban Tư vấn tổ chức AFECA, Họp trực tuyến Ban điều hành lần thứ 35 của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO) và thảo luận triển khai chương trình xúc tiến V-Clips vào tháng 11 năm 2021.
49 11 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố cùng tham dự chương trình (Khách sạn Caravelle Saigon, Rex Hotel, Royal Saigon, Continental Sài Gòn, Grand Saigon, Majestic Saigon, New World Saigon, Oscar Sài Gòn, Saigon Tourist Group, Saigon Travel Service, Hop-on Hop-off Tour).
50 Lực lượng trật tự viên du lịch của Thanh niên Xung phong đã phối hợp nhắc nhở ngăn chặn 1.992 trường hợp chèo kéo, làm phiền du khách (giảm 2.157 vụ so với năm 2020); hướng dẫn 03 khách du lịch bị xâm hại tài sản đến trình báo với cơ quan Công an; hỗ trợ bắt 01 đối tượng có dấu hiệu khả nghi về Công an Phường điều tra làm rõ; trả lại tài sản cho người bị mất 02 vụ; tổ chức thực hiện việc đo thân nhiệt, phát khẩu trang, nhắc nhở việc thực hiện các tiêu chí phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho khách du lịch... góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn và tạo sự yên tâm khi du khách đến tham quan thành phố Hồ Chí Minh (trong thời gian chưa thực hiện giãn cách xã hội).
51 Quyết định số 3587/QĐ-BCĐ ngày 15 tháng 10 năm 2021 của Ban Chỉ đạo Phòng, Chống dịch Covid-19 Thành phố về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống Covid-19 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
52 Công văn số 1342/SDL-QLCSLTDL ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Sở Du lịch.
53 Công văn số 134/SDL-QLCSLTDL ngày 30/01/2021 đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận/huyện phối hợp rà soát du khách lưu trú trên địa bàn và nhắc nhở, vận động doanh nghiệp tự đánh giá an toàn Covid-19 tại địa chỉ http://safe.tourism.com.vn: Công văn số 180/SDL-QLLH ngày 09/02/2021 gửi các doanh nghiệp lữ hành, điểm tham quan về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Công văn 518/SDL-QLCSLTDL ngày 26 tháng 4 năm 2021 về việc nhắc nhở cơ sở lưu trú du lịch đăng ký và tự đánh giá an toàn Covid - 19 tại địa chỉ http://safe.tourism.com.vn: Công văn số 618/SDL-QLLH ngày 13 tháng 5 năm 2021 về hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
54 Bao gồm 1132 cơ sở lưu trú du lịch, 46 doanh nghiệp lữ hành, 33 khu-điểm du lịch. (tính đến ngày 23/12/2021).
55 Công văn số 1834/CV-BCĐ ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố
56 Công văn số 918/SDL-QLCSLTDL ngày 07 tháng 7 năm 2021.
57 Công văn số 927/SDL-QLCSLTDL ngày 09 tháng 7 năm 2021.
58 Tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2021.
59 Công văn số 743/SDL-VP ngày 04 tháng 6 năm 2021 về góp ý dự thảo Tờ trình, Nghị quyết, Kế hoạch và đề xuất kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021; Công văn số 744/SDL-VP ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Sở Du lịch đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố trước bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19; Công văn số 761/SDL-VP ngày 10 tháng 6 năm 2021 về hỗ trợ doanh nghiệp và công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch Thành phố; Công văn số 771/SDL-VP ngày 14 tháng 6 năm 2021 đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố trước bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 và Công văn số 772/SDL-VP ngày 14 tháng 6 năm 2021 về hỗ trợ doanh nghiệp và công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch Thành phố.
60 Công văn số 541/SDL-VP ngày 29 tháng 4 năm 2020 về tổng hợp các quy định, hướng dẫn về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với ngành du lịch do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Công văn số 1029/SDL-QLLH ngày 05 tháng 8 năm 2021 giới thiệu và triển khai các quy định mới nhất về hỗ trợ doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp du lịch theo Công văn số 2512/UBND-VX ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
61 Công văn số 1029/SDL-QLLH ngày 05/8/2021 về việc triển khai Công văn số 2512/UBND-VX ngày 28/7/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Công văn số 1038/SDL-QLLH ngày 11 tháng 8 năm 2021 về tổng hợp danh sách và nhu cầu kinh phí chi hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 1039/SDL-QLLH ngày 11 tháng 8 năm 2021 về việc triển khai hỗ trợ hướng dẫn viên tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 1040/SDL-QLLH ngày 11 tháng 8 năm 2021 về việc triển khai hỗ trợ hướng dẫn viên tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
62 Tính đến ngày 24/12/2021.
63 Có 75 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch với 1.832 người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; có 199 người lao động tự do trong lĩnh vực du lịch được hỗ trợ (Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ).
* Có 72 công ty lữ hành và 1.635 hướng dẫn viên được hưởng chính sách giảm phí, lệ phí theo Thông tư 35/2020/TT-BTC ngày 05 tháng 5 năm 2020 và Thông tư số 112/2020/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài chính (giảm 50% so với trước dịch Covid-19).
* Có 10/50 doanh nghiệp (lữ hành, cơ sở lưu trú) được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay theo Công văn số 434/HCM-TH-KSNB ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; 10 doanh nghiệp (lữ hành, cơ sở lưu trú) đang được xem xét cơ cấu lại nợ gốc, ân hạn nợ gốc, hoãn thanh toán lãi, giảm lãi và tái cấp hạn mức (chờ doanh nghiệp bổ sung phương án trả nợ).
* 1.250/ gần 5.000 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được hỗ trợ giảm giá bán điện đợt 1 và đợt 2 theo Nghị quyết số 180/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ và 1.690 cơ sở lưu trú du lịch được hỗ trợ giảm giá bán điện đợt 3 theo Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện
64 Kế hoạch số 1164/KH-SDL ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Sở Du lịch
65 Tổ chức vào 14g ngày 16 tháng 10 năm 2021 tại khách sạn Sofitel Sài Gòn, trực tiếp trên nền tảng trực tuyến của fanpage Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi trẻ online.
66 Kế hoạch số 3404/KH-UB ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
67 Các doanh nghiệp du lịch đã hỗ trợ hàng trăm lượt phương tiện vận chuyển tham gia công tác phòng chống dịch tại các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) để chuyên chở đội ngũ y bác sĩ và vận chuyển vaccin cho chiến dịch tiêm chủng và hỗ trợ xe vận chuyển F0, F1 đến cốc địa điểm cách ly67; hơn 20 khách sạn đã miễn phí 100% chỗ lưu trú và ăn uống với khoảng 50.000 đêm phòng và gần 100 khách sạn giảm giá (từ 30-70%) với hơn 100.000 đêm phòng cho lực lượng của tuyến đầu chống dịch và y bác sĩ67. Ngoài ra, nhiều khách sạn đang vận hành mô hình “khách sạn cộng đồng”, “khách sạn 0 đồng” cho người khó khăn, có hoàn cảnh cơ nhỡ, không về quê được. Các khách sạn và Chi hội đầu bếp đã nấu và cung cấp hàng ngàn suất cơm, suất bánh,… cho người nghèo trong các khu vực bị phong tỏa, cho lực lượng phòng chống dịch. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch còn hỗ trợ tình nguyện viên tham gia công tác tiêm chủng và lấy mẫu diện rộng trên địa bàn Thành phố.
68 Hoàn thiện bộ sản phẩm du lịch với các chương trình du lịch đặc trưng của Thành phố theo các chủ đề "Sài Gòn xưa và nay", "Cảm xúc Sài Gòn" và "Năng động Sài Gòn".
69 Thúc đẩy kế hoạch phát triển điểm đến Thiềng Liềng, Thạnh An, Cần Giờ thành sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng, giá trị tự nhiên và văn hóa đặc trưng của Cần Giờ