Báo cáo 458/BC-CP tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 do Chính phủ ban hành

Số hiệu 458/BC-CP
Ngày ban hành 18/10/2016
Ngày có hiệu lực 18/10/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Chí Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 458/BC-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2016

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016 VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2017

Kính gửi: Quốc hội khóa XIV

Căn cứ chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ trình Quốc hội báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 như sau:

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2015 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2015 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 và Nghị quyết số 101/2015/QH13 ngày 14 tháng 11 năm 2015 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2016.

Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2016, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu thp hơn dự báo; giá dầu thô và giá nhiều hàng hóa cơ bản ở mức thấp; tình hình biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp; biến đổi khí hậu diễn biến bất thường, nhanh hơn dự báo;... đã tác động xấu đến phát triển kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai, bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm môi trường biển,... gây khó khăn rất lớn cho sản xuất và đời sống người dân. Năng suất lao động xã hội thấp và khả năng cạnh tranh yếu kém làm mất đi lợi thế của nước ta trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

Cũng trong những tháng đầu năm, sau thắng lợi của Đại hội Đảng toàn quốc, đã tập trung học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng, tổ chức bu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, kiện toàn các chức danh lãnh đạo Nhà nước nhằm củng cố, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp. Tuy nhiên, việc bố trí, điều chuyển cán bộ lãnh đạo các cấp với số lượng nhân sự mới khá lớn cũng phần nào ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

Khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế là rất lớn. Nhưng với sự lãnh đạo và chỉ đạo đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị với lập trường kiên định, bản lĩnh; sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, tương đối đồng đều trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tư pháp, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí,... được nhân dân và dư luận hoan nghênh, đồng tình, tạo ra không khí mới, động lực mới, niềm tin và kỳ vọng mới vào công cuộc đi mới của đất nước. Với mục tiêu xây dựng Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, trong sạch và liêm chính, Chính phủ đã tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhất về kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển du lịch; bảo vệ môi trường; giải quyết những khó khăn về đời sống người lao động, đặc biệt là ở các khu công nghiệp. Chỉ đạo sát sao và xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp mới phát sinh, như: bão lũ, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm môi trường biển, chặt, phá rừng trái phép,... Tập trung nhiều hơn vào xây dựng th chế, quản lý điều hành bằng luật pháp, cơ chế chính sách, công cụ kinh tế. Hạn chế tối đa can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động kinh tế. Nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm thực thi. Phấn đấu tiến tới xóa bỏ cơ chế xin - cho, chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách và trong hành động. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu... Trong 9 tháng đầu năm, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 07 dự án Luật, đã thảo luận cho ý kiến 19 dự án Luật; đã ban hành 90 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Lần đầu tiên không còn nợ đọng văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các Nghị quyết để chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, giải quyết những vấn đề cấp bách.

Với những đổi mới mạnh mẽ và quyết liệt đó và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn dân, chúng ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức và đã thu được nhiều kết quả tích cực trong mọi mặt của đời sng kinh tế, xã hội.

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 9 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM 2016

1. Nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước

Trong bối cảnh khó khăn, để thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, Chính phủ đã ban hành và thực hiện quyết liệt hàng loạt các Nghị quyết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh1, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, tăng cường phân cấp, phân quyền, xử lý nhanh chóng, kịp thời các kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, có chính sách đặc thù để tạo đột phá cho phát triển,...

Nhờ đó, nền kinh tế nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tiếp tục đà phục hồi, tốc độ tăng GDP Quý III đạt 6,4%, cao hơn Quý I (5,48%) và Quý II (5,78%).

Trong 9 tháng đầu năm, GDP ước tăng 5,93%, tuy thấp hơn cùng kỳ năm trước (6,53%), nhưng cao hơn nhiều hơn so với tốc độ tăng 6 tháng đầu năm (5,52%)2. Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản từ chỗ tăng trưởng âm (- 0,18%) trong 6 tháng đầu năm đã tăng trở lại, đạt 0,65% trong 9 tháng đầu năm (cùng kỳ tăng 2,08%). Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, đáng chú ý là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành xây dựng đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, lần lượt là 11,2% và 9,1% (cùng kỳ tăng 10,1% và 9%). Khu vực dịch vụ tăng 6,66%, cao hơn cùng kỳ (tăng 6,17%).

Dự báo trong các tháng cuối năm, với việc tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện sức mua và tổng cầu của thị trường trong nước, huy động nhiều nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, công nghiệp chế biến tiếp tục phục hồi, ngành xây dựng và khu vực dịch vụ tăng trưởng cao. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; phát triển mạnh mẽ ngành du lịch; triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác Á - Âu và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác; sự tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu không có các yếu tố bất thường, tác động tiêu cực tới nền kinh tế, tăng trưởng GDP phấn đấu cả năm khoảng 6,3-6,5%3 (kế hoạch đề ra là 6,7%), trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,18%-2,04%, công nghiệp và xây dựng tăng 8,06-8,13%, dịch vụ tăng 6,79-6,87%.

Tốc độ tăng GDP thấp hơn kế hoạch đề ra chủ yếu do: (1) hậu quả của rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên, hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, sự cố ô nhiễm môi trường ở 4 tỉnh miền Trung,... trong 6 tháng đầu năm đã tác động đến phát triển nông nghiệp, thủy sản; (2) sự giảm sản lượng của công nghiệp khai khoáng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Nếu tăng trưởng của 2 ngành này 6 tháng đầu năm bằng tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm trước, thì tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2016 có thể đạt 6,84%, cao hơn 6,32% của 6 tháng đầu năm 2015 và tăng trưởng cả năm 2016 có thể đạt 6,74%, vượt mức kế hoạch đề ra.

Dưới đây là tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực cụ thể:

- Trong 9 tháng đầu năm, những biến động về thời tiết, khí hậu như rét hại, băng giá, hạn hán, xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm môi trường biển đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Nhờ sự nỗ lực cao của toàn ngành và các địa phương trong việc đẩy mạnh sản xuất, chuyển đi cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp đang tng bước phục hồi và đã có chuyển biến tích cực trong Quý III, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đầu năm 2016 đã tăng trở lại và đạt mức 0,7% (6 tháng giảm (-) 0,1%), trong đó: nông nghiệp tăng 0,1% (6 tháng giảm (-) 0,7%); lâm nghiệp tăng 6,3% (cùng kỳ tăng 2,8%); thủy sản tăng 1,9%, bằng cùng kỳ năm trước. Trong các tháng cuối năm, tình hình thời tiết có nhiều thuận li cho sản xuất nông nghiệp, các địa phương đang tiếp tục tăng cường các biện pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, mở rộng diện tích sản xuất, bù lại sụt giảm do thiên tai gây ra trong 6 tháng đầu năm. Ước cả năm, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,15-2,03%4.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng đầu năm tăng 7,4% so với cùng kỳ, cao hơn 6 tháng đầu năm (tăng 6,9%), nhưng vẫn thấp hơn nhiều mức tăng 9,9% cùng kỳ, chủ yếu do ngành khai khoáng giảm mạnh (9 tháng giảm (-) 4,1%, cùng kỳ tăng 8,6%). Tuy nhiên, các ngành công nghiệp khác vẫn phát triển tốt, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 10,4% (cùng kỳ tăng 10,2%) tiếp tục là trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng của nền kinh tế.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng trong 9 tháng đầu năm tăng 8,6% và đang có xu hướng phát triển khá tốt nhờ sự phục hồi của thị trường bất động sản và các chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội.

- Tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 9 tháng vượt mức kế hoạch đề ra và là khu vực duy nhất đạt mức tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,5%, thấp hơn 0,7% của cùng kỳ năm trước, nhưng cao hơn cùng kỳ các năm 2014 (tăng 6,3%), năm 2013 (tăng 5,3%). Ngành du lịch tiếp tục được quan tâm thúc đẩy phát triển. Chính phủ đã chỉ đạo hoàn thiện Đề án phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trình Bộ Chính trị. Đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Tổng lượng khách quốc tế 9 tháng ước đạt 7,27 triệu lượt khách, tăng 25,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 5,6%).

2. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bn được bảo đảm

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành, phối hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2016 tăng 3,14% so với tháng 12/2015 chủ yếu do tăng giá dịch vụ công, trong đó: dịch vụ y tế đóng góp 1,74 điểm phần trăm và dịch vụ giáo dục đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng trên. Lạm phát cơ bản5 bình quân 9 tháng tăng 1,81% so với cùng kỳ cho thấy sức ép từ tổng cầu đối với lạm phát không lớn. Vì vậy, trong bối cảnh giá dầu thế giới chưa có khả năng tăng đột biến sau khi OPEC thỏa thuận cắt, giảm sản lượng khai thác (nhưng chưa thực hiện), mặt bằng giá hàng hóa thế giới ít biến động, diễn biến lạm phát trong Quý IV chủ yếu phụ thuộc vào việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục và nhu cầu tiêu dùng tăng lên theo chu kỳ cuối năm, dự báo chỉ số CPI cả năm khoảng 4%.

Chính sách tiền tệ đã chủ động phối hợp với chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô để ổn định phát triển kinh tế - xã hội. Thanh khoản của hệ thống được bảo đảm, lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm trong 9 tháng. Đến ngày 20/9/2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 11,76%; huy động vốn tăng 12,02%; tín dụng đối với nền kinh tế tăng 10,46% so với cuối năm 2015. Mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ổn định; một số t chức tín dụng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay 0,5-1%6. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản thị trường được bảo đảm, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm. Dự trữ ngoại hối đạt trên 40 tỷ USD, cao nht từ trước đến nay.

Thị trường chứng khoán diễn biến tích cực, mức vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 55% GDP, cao nhất từ trước đến nay, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tăng mạnh, điều này phn ánh tình hình kinh tế phát triển ổn định và lòng tin của các nhà đầu tư vào sự ổn định kinh tế vĩ mô và những đi mới, cải thiện môi trường đầu tư của nưc ta.

Đã tăng cường các biện pháp thu đúng, thu đủ, chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá, trốn thuế và tăng cường kiểm soát, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Trong 9 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 70,8% dự toán, ưc cả năm vượt dự toán 2,4%; bội chi ngân sách nhà nước giữ bằng mức Quốc hội thông qua (theo số tuyệt đi). Tuy nhiên, do tốc độ tăng GDP không đạt kế hoạch, chỉ số giá GDP thấp, nên tỷ lệ bội chi và tỷ lệ nợ công so với GDP có thể vượt ngưỡng Quốc hội cho phép.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ